Ví dụ 2:
Tiếng Anh: And insofar as all human “knowledge”
is developed, transmitted and maintained in social situations, the sociology of
knowledge must seek to understand the processes by which this is done in such a
way that a taken-for-granted “reality” congeals
for the man in the street. (p. 3)
Tiếng Việt: Và trong chừng mực mà toàn bộ “kiến thức”
của con người được phát triển, chuyển giao và bảo tồn trong các hoàn cảnh xã hội,
thì môn xã hội học nhận thức phải tìm cách hiểu được các tiến trình diễn ra điều
này như thế nào khiến cho một “thực tại” được-coi-là-đương-nhiên trở nên lắng đọng chắc nịch dưới mắt
người bình thường. (tr. 10)
Nhận xét: - Ông Quang chuyển ngữ “sociology of knowledge” là “xã hội học nhận thức”, nhưng cách dịch này dễ gây tranh cãi. Vì đây là tên gọi của cả một bộ môn, một chuyên ngành, nên tôi sẽ dành một bài riêng để chỉ ra sai lầm trong cách dịch của ông. Tôi tạm thời giữ nguyên cách dịch của ông trong lúc này, nhưng đặt trong ngoặc kép.
-
Động từ “congeal” không hề mang nghĩa “trở nên lắng đọng chắc nịch” như đã dịch,
mà là “đông lại, đóng băng” (Viện ngôn ngữ học, 1992: 330).
Gợi ý đọc: Và
trong chừng mực mà toàn bộ “kiến thức” của con người được phát triển, chuyển
giao và bảo tồn trong các hoàn cảnh xã hội, thì môn “xã hội học nhận thức” phải
tìm cách hiểu được các quá trình diễn ra điều này như thế nào khiến cho một “thực
tại” được-coi-là-đương-nhiên trở nên
đông cứng đối với người bình dân.
Ví dụ 3:
Tiếng Anh: While the new discipline was
subsequently introduced into the sociological context proper, particularly in the English-speaking world, it continued to
be marked by the problems of the particular intellectual situation from which
it arose. (p. 4)
Tiếng Việt: Khi mà bộ môn mới mẻ này sau đó được
du nhập vào trong chính bối cảnh xã
hội học, đặc biệt là trong nền xã hội học
của thế giới nói tiếng Anh, nó tiếp tục mang dấu ấn của những vấn đề thuộc
về hoàn cảnh tư tưởng đặc thù mà từ đó nó ra đời. (tr. 11)
Nhận xét: - Từ
điển Anh – Việt giải nghĩa liên từ “while” là “trong lúc, trong khi, đang
khi, đang lúc” (Viện ngôn ngữ học, 1992: 1922). Nhưng theo Từ điển Oxford
(Thompson, 1995: 1596) “while” có nhiều nghĩa khác nữa: không chỉ “trong khi”,
mà còn hàm ý “in spite of the fact that; although” (mặc dù). Vấn đề là nên chọn
nghĩa nào. Chọn dịch thành “khi mà” như đã làm thì không nói lên quan hệ giữa
hai vế, do đó không đáng lưu tâm. Nên dịch là “tuy” hay “mặc dù” mới lột tả đúng
ý tác giả, vì đây là câu có kết cấu hai vế nhằm nhấn mạnh sự khác biệt, thậm
chí tương phản giữa hai vế đó (“tuy… nhưng…”; “mặc dù … nhưng…”).
-“proper” trong câu này không nghĩa là
“chính” như đã dịch, mà là “đích thực”. Lý do vì đoạn văn này nói tới hai bối cảnh
ra đời của bộ môn (lúc đầu từ triết học, sau được nhập vào xã hội học), và như
vậy nếu chọn dịch “đích thực” thì đúng và thích hợp hơn.
-
Trong nguyên ngữ không hề có cụm từ “nền
xã hội học của”, nhưng người dịch đã tự tiện thêm vào.
Gợi ý đọc: Mặc
dù bộ môn mới mẻ
này sau đó được du nhập vào trong bối cảnh xã hội học đích thực, đặc biệt trong thế giới nói tiếng Anh, nó vẫn tiếp tục mang dấu ấn của những vấn
đề thuộc về hoàn cảnh tư tưởng đặc thù mà từ đó nó ra đời.
Ví dụ 4:
Tiếng Anh: If this interpretation is correct, the
sociology of knowledge takes up a problem originally posited by historical
scholarship – in a narrower focus, to be sure, but with
an interest in essentially the same questions. (p. 5)
Tiếng Việt: Nếu cách lý giải này là đúng, thì môn
xã hội học nhận thức quả là đã tiếp nhận một vấn đề vốn lúc đầu từng được giới
nghiên cứu sử học đặt ra – dĩ nhiên với một chủ điểm hẹp
hơn, nhưng về cơ bản là quan tâm đến cùng những câu hỏi như nhau. (tr. 12)
Nhận xét: “Focus” không hề mang nghĩa “chủ điểm”
như đã dịch sai, mà là “tiêu điểm”, “trung tâm”, “điểm trọng tâm” (Viện ngôn ngữ
học, 1992: 640).
Gợi ý đọc: Nếu cách lý giải này là đúng, thì môn “xã
hội học nhận thức” quả là đã tiếp nhận một vấn đề vốn lúc đầu từng được giới
nghiên cứu sử học đặt ra – dĩ nhiên với một tiêu điểm hẹp hơn, nhưng về cơ bản là quan tâm đến cùng những
câu hỏi như nhau.
Ví dụ 5:
Tiếng Anh: Nietzschean ideas were less explicitly
continued in the sociology of knowledge, but they belong very
much to its general intellectual background and to the “mood” within which it
arose. (p. 7)
Tiếng Việt: Các ý tưởng của Nietzsche đã không tiếp tục dòng suy nghĩ xã hội học nhận thức một cách rõ ràng, nhưng
chúng vẫn chủ yếu nằm trong bối cảnh tư tưởng chung của dòng suy nghĩ này và vào “tâm trạng”
mà trong đó nó
nảy sinh. (tr. 15)
Nhận xét: Ví dụ này mắc những lỗi sai cơ bản, nhưng sau
nhiều lần trao đổi ý kiến, cho tới nay ông Trần Hữu Quang vẫn nhất định không
nhận sai, mà tìm cách bào chữa. Bởi thế tôi thấy cần vạch rõ tỉ mỉ các lỗi như
sau.
Câu
này gồm hai mệnh đề, và chỉ trong mệnh đề đầu tiên - từ đầu câu đến hết dấu phảy
(Nietzschean …sociology of knowledge) - đã có bốn chỗ dịch sai.
Thứ
nhất, trong nguyên ngữ, mệnh đề này và cả câu đều mang tính khẳng định, chứ
không phải phủ định. Cụm từ “less explicitly” về mặt ngữ pháp là hình thức so
sánh của trạng từ, và nó nghĩa là “ít rõ ràng (rõ rệt, rõ nét) hơn”. Xin nhắc lại:
nghĩa của nó là “một cách có rõ ràng (có rõ rệt, có rõ nét), nhưng ít
hơn, kém hơn”, chứ hoàn toàn
không phải “không … một cách rõ ràng” như ông Quang đã hiểu
sai. Câu trên không mang bất cứ yếu tố nào làm căn cứ để dịch là “không”. Ông
đã hiểu ngược ý nguyên ngữ và tự đưa từ “không” vào câu này một cách vô căn cứ,
biến nó thành câu phủ định: các ý tưởng (…) đã không tiếp tục (…) một cách rõ ràng (…). Đây là ví dụ đầu tiên về dịch
phản nghĩa.
Thứ
hai, các tác giả dùng dạng câu thụ động “các ý tưởng (….) được tiếp tục (…)”.
Nhưng nó đã bị ông Quang chuyển thành dạng chủ động, song làm sai hẳn nghĩa (chứ
không phải để ý nghĩa trở nên dể hiểu hơn), và dẫn tới sai ngữ pháp ở cụm từ tiếp
theo. Đó là lỗi sai thứ ba dưới đây.
Thứ
ba, cụm từ “in sociology of knowledge” vốn giữ vai trò trạng ngữ chỉ nơi chốn
trong tiếng Anh thì ông Quang lại ngộ nhận nó là đối tượng trực tiếp của “tiếp
tục”, và dịch sai nó thành bổ ngữ: “các ý tưởng … đã không tiếp tục dòng suy
nghĩ xã hội học nhận thức…”.
Thứ
tư, ông Quang còn tự tiện thêm vào cụm từ “dòng suy nghĩ” mà nguyên ngữ không
có.
Tóm
lại, mệnh đề đầu tiên của câu thứ nhất vừa bị dịch phản nghĩa vừa sai ngữ pháp.
Hậu quả là dịch trái hẳn ý tác giả. Lẽ ra cần dịch đúng nghĩa là “các ý tưởng…đã
được tiếp tục một cách ít rõ nét hơn trong xã hội học nhận thức”. Xin phân tích
như trên để phục vụ cho độc giả. Những lỗi sai trên là không thể chối cãi đối với
người nắm vững tiếng Anh. Ông Quang càng phủ nhận dịch sai ngữ pháp và dịch phản
nghĩa thì càng lộ rõ lỗ hổng kiến thức về văn phạm tiếng Anh trong trường hợp
này. Không những thế, sự khăng khăng phủ nhận còn cho thấy cả sự cố chấp của
ông.
Gợi ý đọc: Các ý tưởng của Nietzsche đã được tiếp tục một cách ít rõ nét hơn trong “xã hội học nhận
thức”, nhưng phần nhiều chúng vẫn nằm trong khung cảnh tư
tưởng chung của bộ môn này và trong “tâm trạng” nơi nảy
sinh nó.
TS Phạm Văn Bích
Nội cái Đầu đề thôi, không chỉ a, bờ cờ vì không phân biệt nổi giữa Xã hội học Tri thức (The Sociology of Knowledge) và Xã hội học Nhận thức (The Cognitive Sociology), mà các ôn[g] dịch (ôn[g] Quang, ôn[g] Phúc) lẫn ôn[g] Bích cũng không hiểu rằng không ai dám dịch "The social construction of reality" là "Sự kiến tạo xã hội về thực tại" cả, vì bổ ngữ của danh động từ construction là "reality" thực tại, chứ không phải là xã hội, dù là cái xã hội (the social) hay xã hội với tư cách tổng thể (society). Vì vậy cái [mẩu] đầu đề ấy nên/phải được dịch là "Sự kiến tạo thực tại về [phương diện] xã hội...", vì danh từ thực tại (reality/ies) gồm nhiều thực tại (kinh tế, xã hội, tinh thần, v.v...). Rõ ràng như vậy mà tất cả các ôn[g] cũng chẳng phân biệt được thì còn dịch, chấm giải, mấy chả phê phán cái nỗi gì??? Thật chán cho KHXH VN!!!
Trả lờiXóaÔng Phạm Văn Bích & ô Quang, 2 người nói đúng cũng được mà nói sai cũng chả sai . Nhưng nếu xét về mức độ thì ô Phạm Văn Bích chữa 1 con lợn chỉ cà thọt thành què hẳn .
Trả lờiXóaTrích Phạm Xuân Nguyên về Võ Hồng
Trả lờiXóa"trước 1975 khi chứng kiến cơn sốt học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, ở các đô thị miền Nam đến mức chà đạp lên tiếng mẹ đẻ ông đã phải lên tiếng báo động: “Là nhà văn, chúng tôi yêu mến tiếng Việt hơn ai hết, phụng sự cho tiếng Việt hơn ai hết. Nhưng khi dạy tiếng Việt cho học sinh thì thật là nản. Đến nỗi có lần tôi đã nửa đùa nửa thật mà nói với một lớp nữ sinh: "Đối với tiếng Việt, các cô là những bà mẹ chồng. Các cô hành hạ nó, giày xéo nó, vùi dập phũ phàng nó. Câu văn viết sao cũng được, bất chấp văn phạm, bất kể chánh tả. Trong khi với tiếng Anh tiếng Pháp, các cô chiu chít nâng niu, sai một giới từ nhỏ, thiếu một chữ s chữ e các cô xuýt xoa đấm đầu bứt tai như vừa phạm tội trọng.”