Cứ phải nói hẳn thế này: Nỗi đau bị mất Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa là nỗi đau mất nước. Cứ kiểu "đấu tranh" như này, có khi mất vĩnh viễn.
Thời nào cũng vậy, tổ quốc là quê hương, "nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc" là nỗi đau của người tử tế. Không được cầm thanh gươm nghìn cân ra trận để đòi vùng đất vùng biển bị mất về thì chí ít cũng bày tỏ niềm đau ấy, tỏ thái độ rõ ràng.
Nhưng người dân chỉ làm được thế thôi, chứ có muốn đòi, quyết đòi, quyết giành lại hay không thì phải do nhà cầm quyền. Những văn mẫu phát ngôn hết sức chung chung mơ hồ của người phát ngôn, nói thẳng ra, đối với kẻ xâm lược, không có giá trị gì cả.
Người cần nói, cần tuyên bố, cần tỏ thái độ rõ ràng mà vẫn im lặng, tức là họ đã nói rồi, tỏ rồi. Kẻ xâm lược, kẻ chiếm Hoàng Sa chỉ cần như vậy.
"Ôi thương thay thế kỷ vắng anh hùng". Lý luận chả có giá trị gì khi đau mất nước. Gươm chẳng có, tre thì ăn thua gì. Tre, thực chất là đùn đẩy trách nhiệm cho con cháu.
Tình cảm dân chúng, nói cho cùng, quý mấy thì quý, đáng trọng mấy thì trọng, chỉ thuộc về dân chúng mà thôi, chứ không mảy may làm kẻ cướp đất quan tâm, e ngại.
Thông buồn
"Thời nào cũng vậy, tổ quốc là quê hương"
Trả lờiXóaRất đúng . Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa cũng là quê hương, nhà & quê hương cũng là quê hương .
Théc méc nho nhỏ . Chủ tịch Hồ Chí Minh có phê phán tư tưởng dân tộc cực đoan, nhỏ mọn . Sao những người kính trọng Bác Hồ toàn nói & làm ngược lại không à
Hoàng Sa không mất đi đâu hết, họ chỉ giữ & xây dựng cho mình tốt hơn chính mình nữa . Đang lùm xùm vụ bán con, các trí thức đang trích những gương sáng sống với cha mẹ nuôi được chăm sóc chu đáo hơn cha mẹ ruột, vì có khả năng hơn . Cứ coi Hoàng-Trường Sa là như vậy đi
Trả lờiXóaCông lớn nhất để Hoàng sa về với cha mẹ nuôi là của phạm văn đồng.
Xóa