Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024

Phiến quân?

Mấy ngày qua, đầu tháng 12, lực lượng nổi dậy chống lại chế độ độc tài ở Syria - một sân sau, chư hầu của Nga, đã tu hút sự chú ý của dư luận, báo chí truyền thông quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Những nước khác xứ khác thông tin về vụ này thế nào, tôi chưa nắm được, chỉ thấy ở xứ ta, những người dịch bài từ nguồn nước ngoài, chủ yếu từ RT, Novosti của Nga, đã cắm đầu dịch, gọi lực lượng nổi dậy chống bộ máy độc tài phản dân chủ là "phiến quân", "quân phiến loạn".
 
Đọc rất nhiều báo Việt quốc doanh, cả báo giấy lẫn báo điện tử, trên chuyên trang quốc tế, tôi thường bắt gặp từ “phiến quân”.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

Hiếu chiến

Hôm 1.12, trên báo chí truyền thông xứ này có những thông tin, hình ảnh về một quỹ nhân đạo mang tên "Quỹ ngày mai tươi sáng" giúp trẻ em bị ung thư có hoàn cảnh khó khăn. Quỹ, tên đẹp, mục đích lại càng đẹp. Các vị lãnh đạo đoàn thể, tổ chức, chính quyền đều kêu gọi dân chúng chung tay đóng góp để giúp đỡ trẻ thơ bất hạnh. Quý hóa lắm.
 
Tôi chỉ lăn tăn mỗi điều, ấy là chương trình quyên góp thì cứ nói chương trình, phong trào, đợt, nhưng người ta lại gọi là "chiến dịch" quyên giúp đỡ trẻ em nghèo...

Có nhẽ phải cắt nghĩa cho họ thủng một chút. Chiến là đánh nhau, dịch là việc quân, chiến dịch có nghĩa việc đánh nhau, sự đánh nhau. Mở rộng hơn, thì chiến dịch để chỉ toàn bộ những hoạt động quân sự và phục vụ quân sự khi đánh nhau với kẻ thù, với đối phương trong thời gian nhất định. Cùng lắm là dùng nó (chiến dịch) để chỉ những hoạt động chống chọi (chả khác gì đánh nhau) như chiến dịch chống hạn (thiên tai), chiến dịch bài trừ ma túy, bởi hạn hán hoặc ma túy bị coi như giặc, kẻ thù. Chiến sĩ để chỉ người (sĩ) đi đánh nhau (chiến). Văn nghệ sĩ mà tham gia vào cuộc đánh nhau thì cũng là chiến sĩ. Chính cụ Hồ nói "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy", tức đánh nhau bằng bút, để chống Pháp.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024

Lời cũ còn mới

Tôi thành thật khuyên các ông bà trên thế giới cũng như ở VN có quan điểm Ukraine nên chấp nhận mất đất, nhượng bộ, chịu thua thiệt để ngồi vào bàn đàm phán đổi lấy hòa bình rằng:
 
Các ông bà có nhớ câu của ông Hồ Chí Minh thời VN chống Mỹ không? Cái câu mà các ông bà coi như chân lý, khen nức nở như giá trị thời đại.

Nếu quên, tôi biên ra đây cho mà đọc: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do".

Chỉ cần thay vài từ, Việt Nam thành Ukraine; Hà Nội, Hải Phòng thành Kiev, Kharkov, Odessa là đúng y boong.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2024

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là thứ ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, phạm vi toàn cầu. Về số người dùng, nếu so với tiếng Trung Quốc thì tiếng Anh chưa chắc đã nhiều hơn, nhưng sự phổ cập trên diện rộng và ứng dụng cụ thể thì tiếng Anh "treo giải nhất chi nhường cho ai".

Ở xứ An Nam ta, miền Bắc, hồi tôi học cấp 3 cuối thập niên 60 đầu 70, nói không ngoa, cả huyện chỉ có một người biết tiếng Anh, đó là thầy giáo dạy tiếng Anh của trường. Thầy giỏi tiếng Anh từ thời Pháp, sau 1954 đi dạy học, dạy cho trường Núi Đối, nhưng cũng ít học trò bởi chỉ có một hai lớp được học môn tiếng Anh, chứ hầu hết lớp khác học tiếng Nga, tiếng của Lenin, ông Sáu Nin (V.I.Lenin) đang là mốt. Năm 1968, thầy tiếng Anh bị điều đi phiên dịch cho hội nghị Paris, thế là chuyển hết bọn trò tiếng Anh sang học tiếng Nga, còn lại số ít học tiếng Trung. Cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, học xong quên tiệt.

Bây giờ thì khác, người ta, nam phụ lão ấu, vùng sâu vùng xa nói tiếng Anh nhoay nhoáy, líu lo như chim hót. Hôm trước tôi coi cái phóng sự về du lịch ở Sa Pa, ở mấy vùng biên viễn phía bắc, thấy các cháu bé dân tộc thiểu số nói tiếng Anh thạo hơn người Hà Nội, phục lăn.