Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Trò chuyện với thiêu thân

Giới thiệu ngắn:
Nhà thơ Từ Ngàn Phố (bút danh của Nguyễn Tuấn) vốn là sinh viên khóa 20 khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, cái khóa khá sinh sắc về đường quan chức như Nguyễn Thế Kỷ (phó ban Tuyên giáo trung ương), Bùi Thế Nghĩa (Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng), Nguyễn Chí Dân (trưởng cơ sở phía nam Viện KSND tối cao), Văn Luyện (phó tổng biên tập báo An ninh Hải Phòng)... Riêng anh, cứ suốt đời làm nhà thơ, cũng có làm quan báo nhưng dường như anh không mặn mà lắm. Và tôi thấy anh đắc đạo hơn tất cả. Bạn bè tôi và anh cũng nghĩ như thế.
Từ Ngàn Phố làm thơ từ rất sớm, đầu những năm 70 đã có thơ đăng báo. Tôi vẫn nhớ năm 1996 ra Hà Nội, được anh tặng tập "Anh vẫn học cách yêu của cỏ" nhiều bài rất thích, theo tôi đó là tập hay nhất trong những tác phẩm của Tuấn.
Anh vừa gửi cho tôi bài thơ này, chất chứa trong đó bao điều về thế sự, nhân sinh. Anh mail cho tôi, bảo rằng để "tặng anh Đoàn Văn Vươn và nhà văn Nguyễn Quang Vinh - những anh hùng của nhân dân". Xin giới thiệu cùng các vị


TRÒ CHUYỆN VỚI THIÊU THÂN
TỪ NGÀN PHỐ
Tặng anh Đoàn Văn Vươn và nhà văn Nguyễn Quang Vinh

          
              “Thiêu thân! Thiêu thân! Ai đặt tên cho mày là thiêu thân? Người ta biểu dương mày, ca ngợi mày hay khinh bỉ mày: ngốc nghếch, ngu đần?

            Thiêu thân! Thiêu thân! Cuộc đời này buồn lắm sao, chán ngán lắm sao, dơ bẩn lắm sao khiến cho mày chẳng còn thiết sống? Hay rút cục mày cũng chỉ là một tên phẫn chí hèn hạ, một gã thất tình phút cùng đường phải tìm đến bóng đèn làm vực quyên sinh, một kẻ anh hùng rơm bịp bợm chuyên nghề diễn trò liều mạng để mong được lưu danh?

            Thiêu thân! Thiêu thân! Tại sao biết phải chết mày vẫn cứ lao vào? Ma lực nào đã thúc đẩy mày, cám dỗ mày, hút lấy mày? Cái chết hấp dẫn đến thế kia ư? Hay mày sinh ra suốt đời chỉ để tìm về cái chết? Số phận của mày chăng? Định mệnh của mày chăng? Có phải chết đi là tiếp tục cuộc sống của mày?”

***

            “Người anh em ơi, các người đã lầm rồi. Sinh ra ở đời ai không ham sống sợ chết. Ví như cái cây khô dẫu bị cầm tù, bị đày đọa, bị dập vùi trong sương giá vẫn góp từng mầm sống đợi xuân sang. Lại nữa, chú kiến bé li ti kia dám cõng trên lưng cả hạt cơm to như trái núi khổng lổ, kiên nhẫn bò đi hết ngày này sang tháng khác. Chú kiến nhỏ ơi, ai gọi chú trên từng đỉnh dốc, nếu không là tiếng sự sống đang khản hơi gọi chú trên cao?

            Hỡi anh em! Ta đâu muốn làm anh hùng, cũng chẳng thích đóng vĩ nhân. Suốt đời ta chỉ mong được làm kiếp con ong cái kiến, được bay lượn dưới bầu trời nắng chói mắt, được cắm ngập vòi vào chiếc đài hoa để hút nhụy. Chao ôi, cái đài hoa mà lúc nào ta cũng tưởng lầm đó là một chiếc hồ trong, bởi bao giờ nó cũng gợi cho ta cái ý nghĩ muốn vẫy vùng, ngụp lặn.       

            Nhưng hỡi người anh em, tại sao ta phải chết ư? Điều gì đã buộc ta phải chết? Ta có thể nói ngay rằng bởi ta quá yêu cái ánh sáng chói mắt kia, cái ánh sáng ta mang trên đôi cánh mỏng có lẽ còn trăm lần nặng hơn hạt cơm khổng lồ trên lưng chú kiến nọ: Ôi, cái ánh sáng ta khó bề phân tích, chỉ biết rằng  thiếu nó ta không thể sống nổi và vì nó ta sẵn sàng tận hiến cả mạng sống của mình”.

            (Và kìa các chàng trẻ cứ nối tiếp nhau lao vào vực lửa, toàn thân bốc cháy vẽ thành những vòng sáng rực rỡ…)
T.N.P 
 Cống Rộc (Tiên Lãng), từ đây gắn với tên tuổi Đoàn Văn Vươn (ảnh: Nguyễn Thông)

6 nhận xét:

  1. Con người ta, dù vì lẽ sinh tồn của mình, hay vì một lý do cao đẹp nào đó, cũng có lúc cần phải dấn thân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. và họ đã trở thành anh hùng.

      Xóa
    2. Vậy chính quyền trở thành gì bác Thông Nhỉ ?

      Trường Lưu

      Xóa
  2. Và thường khi, chẳng vì lý do gì, chẳng vì cái gì, người ta cũng vẫn phải dấn thân:

    "Con nhện rút hết gan ruột mình dệt những sợi tơ
    Tơ nhện dăng mắc qua những cành cây
    Ánh mặt trời vướng vào, phất phơ những cầu vồng ngũ sắc
    Những sợi tơ dần rơi vào sự lãng quên,
    bởi thời gian,
    bởi bụi bẩn
    bởi sự thừa thãi vô tích sự
    Con nhện chết đi, cái bụng rỗng không"

    Trả lờiXóa
  3. thưa các bác ,
    Các bác đã đưa nhiều lý do tại sao VN không có văn hóa từ chức . Có lẻ các quan cũa nước ta chưa bao giờ biết tới hay chưa hiểu điều sau đây ? Hay đã biết và hiểu rồi nhưng chưa có dũng khí để thực hiện .
    Mạnh Tữ đã nói : ” Việc lớn nhứt , quan trọng nhất của một người không gì hơn chử NHỤC ” . Vì sao ? Vì hiểu được chử nhục này , ta có thể sửa đổi được tất cả các lỗi lầm . Nếu không hiểu được chử nhục , ta sẽ phóng túng làm càn , đánh mất nhân cách , không khác gì cầm thú . Nhửng lời trên chính là bí quyết chân chánh để sửa lổi . (Trích từ sách Làm Chủ Vận Mệnh của Viên Liễu Phàm đời nhà Minh bên Trung Quốc ) .
    Nhận xét : VN muốn bắt kịp các nước láng giềng như Singapore hay Hàn quốc , nên đưa điều này vào chương trình giáo dục Trung và Đại học .

    Trả lờiXóa
  4. Ai bít bài thơ "Ngựa Gióng lại về" của Từ Ngàn Phố thí cho mình nhé . ..Bài thơ có câu đầu là: Nhong nhong cưỡi ngựa Bồ đè
    Bà ơi ngựa Gióng lại về bà ơi...
    Thanks các bạn truocs nha!

    Trả lờiXóa