Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Bài dành cho K17 văn: Hai đứa viết về hai người

Lời NXB Cào:
Một là của thằng Nguyễn Bá Tân viết về bạn Ninh; một của cái Trần Thị Sánh viết về anh Năng. Riêng bài thằng Tân có tí ti này: dạo kỷ niệm 27.7 Thương binh liệt sĩ, nó gửi Thông cào một bài, trong đó vừa viết về thương liệt, vừa về cái Ninh. Mình thấy không gộp thế được, bèn cắt phần đầu đăng riêng (gần 4.000 lượt người xem, khen thằng Tân quá trời), chưa kịp đăng phần viết về bạn Ninh thì nó gửi lại bài mới trên nền cũ, nói theo phong cách biên tập của các lão gia xuất bản như thị Hà, thị Bé, thị Nga thì có sửa chữa, bổ sung.

Cả đời thương tật
BÁ TÂN

     K17 có bao nhiêu người thì bấy nhiêu cảnh ngộ. Éo le nhất, đáng thương nhất không ai bằng Ninh (Lê Thị Ninh).

    Cuộc đời như biển cả. Giông tố luôn rập rình ập mọi lúc, mọi nơi. Mỗi thành viên K17 khác chi con thuyền lắc lư giữa biển khơi. Mấy thuyền gặp được trời yên biển lặng. Số đông nhiều phen chao đảo. Sóng to gió lớn chờ chực nuốt chửng thuyền. Không bị đánh chìm nhưng tơi tả, một mình lầm lũi ở góc trời xa tít là con thuyền mang tên Ninh.

     Không tham gia binh nghiệp. Chưa một ngày ra chiến trường. Không phân biệt được khói bom đạn với khói rơm rạ. Thế mà, thương xót đến tận cùng, cả đời Ninh phải ôm thương tật. Là cựu sinh viên K17, sau khi ra trường, làm việc được hơn 5 năm, từ đó đến nay Ninh chung sống với thương tật. Thực ra Ninh tồn tại chứ không phải sống. Gặp bạn mà không nhận ra bạn. Ngồi cạnh nhau mà không biết nói gì. Vui cũng như buồn. Ăn rồi cũng như chưa. Xã hội đang như vỡ chợ nhưng Ninh coi đó là con số không. Đã gần 40 năm, căn bệnh tâm thần ôm riết lấy Ninh. Cả một khoảng đời hàng chục năm Ninh thường trú tại bệnh viện tâm thần. Căn bệnh tai ác ấy đã cướp đi cái phần người về mặt tinh thần của Ninh.


      Ninh là con gái Hà Nội xịn. Phong thái và gương mặt của Ninh có những nét đặc trưng rất Hà Nội. Bây giờ Ninh đã là người già, suốt ngày lẩn thẩn, vất vưởng trong bệnh viện tâm thần.

       Trời không cho ai tất cả. Bên cạnh cái được có cái mất. Niềm vui trộn lẫn nỗi buồn. Riêng Ninh, cựu sinh viên K17 lớp chúng tôi, chỉ có mất mà không được. Chí ít từ khi ra trường đến nay, gần 40 năm trôi qua, cuộc đời Ninh là một trường ca u buồn tê tái.

         Mỗi người là một số phận. Không ai chống được số phận. Trời cao đất dày ơi, sao lại đùn đẩy cho Ninh một số phận đắng cay như thế.

         Cùng lứa với nhau, cựu sinh viên K17, các bạn của Ninh giờ đây đã là ông là bà sum vầy cùng con cháu. Còn Ninh, trắng tay. Không chồng, không con. Sự sống bình thường cũng đã tuột khỏi tay Ninh. Duy có một thứ cả đời đeo bám Ninh, đó là chứng bệnh tâm thần.

          Cựu sinh viên K17 đã có những việc làm đầy tình nghĩa, hỗ trợ Ninh về mặt vật chất. Văn là người. Cựu sinh viên K17 đã từng và sẽ còn chứng tỏ mình là Văn trong cuộc sống thường ngày, trong quan hệ bạn bè, nhất là với trường hợp đặc biệt như Ninh.

         K17 là một đại gia đình. Mỗi gia đình như một bàn tay, có ngón dài ngón ngắn. Phần lớn các gia đình đều có người gánh chịu rủi ro cho các thành viên. Thế cho nên, ngay trong một gia đình, có người thành đạt, có người lận đận, người khỏe mạnh cả đời, người quanh năm ốm yếu. Đại gia đình K17 cũng như vậy. Ninh là người nhận phần rủi ro lớn nhất cho cả lớp. K17 thoát được nhiều tai ương và bất hạnh, không chỉ có phúc đức ông cha để lại và trời đất phù hộ, một phần không nhỏ đã có Ninh gánh hộ. Những ai đang sung sức và hạnh phúc. Những người thành đạt và giàu sang. Xin đừng quên người gánh chịu rủi ro nhất cho cả lớp chính là Ninh. Không có tác phẩm nào đạt tới đỉnh cao nhân văn như là đạo làm người của Ninh.

      Ninh ơi. Bạn bè K17 giờ đã thành ông thành bà. Mọi người đều có một góc buồn mang tên Ninh. Bạn bè là để nhân lên niềm vui, chia bớt nỗi buồn. Ninh không có niềm vui. Ninh chỉ có chồng chất nỗi buồn. Bạn bè sẻ chia nỗi buồn với Ninh nhưng nỗi buồn trĩu nặng ấy không chịu lìa xa Ninh.

       Ninh ơi. Đã hàng chục năm, Ninh chỉ tồn tại mà không được sống như người bình thường. Các loại thuốc đều bất lực. Lạy trời khấn phật. K17 cầu xin thánh thần cho bạn chúng tôi có được sự sống như người bình thường trong những năm còn lại.
Một ngày nóng bức cuối hạ
Bá Tân

Anh Vũ Lệnh Năng
TRẦN THỊ SÁNH
Chưa 6 giờ sáng, Lê Thanh Nga đã nhắn tin: “Mưa rét thế này, có đi không?”. Tôi nhắn lại ngay: “Vẫn đi chứ, chắc chỉ mưa chút rồi tạnh thôi. Nhà Thông đang nấu xôi, thịt gà rồi. Nhà anh Năng đã mua hoa quả chờ bọn mình đến”. Nhắn tin cho Nga như vậy, song tôi vẫn nghĩ trời mưa rét, chắc nhiều người ngại không đi.

Trái với suy nghĩ, 7 giờ tôi đến báo Tiền Phong đã thấy anh Cường, Bá Tân, Vương, Bé, Mét, Nga, Hoa (những người nhận lời đi) lù xù áo dạ, áo bông đứng chờ. 5 phút sau, anh Nguyễn Doãn Tấn trùm áo mưa phóng xe máy đến và chúng tôi lên đường xuống Hải Phòng.

Mùng 5 tết Nhâm Thìn, tôi và Bé đến chúc tết cô Chất (vợ thầy Phan Cự Đệ), thầy Hà Minh Đức rồi qua nhà Nga, nhà Kim Phương, nhà Tân. Bá Tân bảo: Mấy hôm nữa Thông về thăm mẹ, chúng mình xuống Hải Phòng thăm mẹ Thông rồi đón nó cùng lên Hà Nội chơi”. Ý kiến của Tân trùng với suy nghĩ của tôi và Bé. Tôi bảo không chỉ thăm mẹ Thông mà chúng mình còn đến thăm nhà anh Năng và Thúy nữa (các bạn đồng môn đồng khóa đang sống ở Hải Phòng). Bá Tân bảo “trên cả tuyệt vời”. Ngay hôm sau tôi điện cho Thông cào. Nó nói cảm ơn các bạn, nhất trí trăm phần trăm.
Từ trái sang: Trần Ngọc Vương, anh Vũ Lệnh Năng, còn lại là đờn bà và trẻ con
 Anh Năng và Nguyễn Bá Tân tại nhà tớ ở Hải Phòng

Sang đến Bần (quê Nga béo) trời hết mưa và hửng nắng. Dọc hai bên đường, gần như nhà nào cũng bán tương đặc sản. Nga bảo nếu không vội, mời các bạn vào nhà chơi và thăm mẹ Nga… Tôi còn nhớ, hồi học với nhau, tôi đã về quê Nga dự dám cưới chị Mỹ (chị gái thứ 3 của Nga và cũng to béo nhất nhà). Nhà Nga có 4 chị em gái, ai cũng trắng trẻo, xinh xắn, bụ bẫm dễ thương. Mong cho thế giới đại đồng và hòa bình nên khi sinh các con, bố mẹ Nga đặt tên con đủ các nước: Đức, Xiêm, Mỹ, Nga. Nga là con út nên được chiều từ bé, thỉnh thoảng có những cử chỉ nũng nịu, làm duyên bằng cách nhấp nháy đôi mắt bồ câu rất đáng yêu. Không làm lãnh đạo, song về mặt chuyên môn Nga được xếp vào hàng đầu của Nhà xuất bản Kim Đồng. Tôi không nhớ nổi đã bao nhiêu lần Nga cho các con tôi truyện tranh và sách thiếu nhi. Mỗi lần mang sách về, các cháu lại hỏi sách của cô Nga cho hả mẹ. Không chỉ làm sách, giới thiệu sách, Nga còn viết nhiều truyện ngắn cho thiếu nhi, cho người lớn, đã được nhiều giải thưởng và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nga cũng có năng khiếu về ngoại ngữ. Hồi đi học Nga đứng vào top đầu tiếng Nga của lớp. Lần họp lớp gần đây, khi cô Ngô Anh Thơ (cô giáo dạy tiếng Nga) lên phát biểu, Nga đã chạy lên cảm ơn cô Thơ bằng tiếng Nga với chất giọng trong trẻo, đầy truyền cảm, lên bổng xuống trầm trước sự ngạc nhiên của cô Thơ và chúng tôi. Đi Hải Phòng lần này, Nga rất cố gắng bởi sau hội lớp nó bị sụn lưng, đau chân không đi được cả tháng. Đến nhà thăm, Nga khó nhọc chống gậy gỗ lộc cộc ra mở cổng trông rất thương…Vì sợ xuống Hải Phòng muộn, chúng tôi hẹn Nga khi quay về sẽ vào thăm nhà bạn.
   
 Càng xuống Hải Phòng đường càng khô ráo, thời tiết ấm dần. Chốc chốc anh Vũ Lệnh Năng và Thông cào lại điện hỏi xem đoàn đi đến đâu rồi. Qua trường Đại học Hàng hải đã nhìn thấy anh Năng diện com lê, ca vát ra tận đầu ngõ 384 Lạch Tray đón. Học cùng lớp, nhưng anh hơn chúng tôi gần chục tuổi bởi đi bộ đội rồi mới trở về học lại. Ngoài anh Năng, lớp tôi còn nhiều người từng khoác áo lính, đi qua chiến tranh và thương tích đầy mình rồi mới trở thành sinh viên như các anh: Đặng Quốc Khánh, Lê Xuân Sang, Lê Văn Sơn, Lê Quốc Lập, Hoàng Sĩ Chiến, Ngô Đức Nguyên, Trần Nam Việt, Phạm Văn Sĩ, Bùi Trọng Cường, Nguyễn Huy Cờ, Trần Triều Nguyệt, Nguyễn Doãn Tấn, Đỗ Xuân Thanh… Hồi đó, kinh tế khó khăn, áo quần hiếm hoi nên các anh thường mặc quần áo bộ đội trông đẹp và chững chạc khiến bọn con gái rất ngưỡng mộ. Tôi cũng có một người bạn thân là Cao Đình Thành đang chiến đấu ở chiến trường B và thường tự hào về điều đó.
 Từ phải sang: anh Năng, Trịnh Xuân Ba, Nguyễn Bá Tân, Lê Ngọc Tân
 Bá Tân, Xuân Ba, anh Năng

Quay trở lại chuyện của anh Năng. Là lính trinh sát rađa (quân chủng Phòng không Không quân), anh Năng đã cùng đồng đội rong ruổi khắp chiến trường miền bắc, tham gia biết bao trận đánh trả máy bay Mỹ. Về học tiếp, ra trường, anh nhận công tác tại Thành ủy Hải Phòng, chuyên nghiên cứu lịch sử - văn hóa địa phương, cùng cộng sự đã xuất bản nhiều đầu sách như Địa chí Hải Phòng, Lược khảo đường phố Hải Phòng, Di tích, danh lam thắng cảnh Hải Phòng và các quận huyện, Diễn ca sự tích bà Lê Chân, Tướng quân Phạm Tử Nghi… Anh còn là hội viên Hội Văn nghệ dân gian VN, hội viên Hội Khoa học Lịch sử VN. Vừa qua Hải Phòng hoàn thành khu di tích Vương triều Mạc (cố đô nhà Mạc), trong đó có công sức của anh Năng.

Tính đến xuân này, anh Năng nghỉ hưu đã gần 10 năm và cũng chừng ấy năm anh nhiệt tình, năng nổ với các hoạt động xã hội; nhiều năm làm tổ trưởng dân phố. Mặc dù lớn tuổi nhưng anh rất sốt sắng, nhiệt tình với công việc của lớp cũ, luôn nhắc nhở, động viên chúng tôi. Dịp tết vừa rồi, mới 9 giờ tối anh đã gọi điện cho tôi chúc mừng năm mới, bảo rằng lúc 12 giờ đêm phải tổ chức đón giao thừa cho bà con dân phố.

Đường vào nhà anh nhỏ, nhưng càng đi càng rộng. Xuống xe, vừa dẹp đường cho ô tô vào nhà, anh vừa đọc bài thơ vui về ngõ 384: “Ngõ em ngõ 384, mới vào tưởng hẹp từ từ rộng ra. Ngõ em có hồ cây na, bình minh chim véo von ca quanh hồ” làm mọi người cười nắc nẻ. Quả thật, càng đi vào nhà anh Năng đường càng rộng càng đẹp hơn. Trước nhà anh có hồ nước khá thơ mộng, trên bờ đầy cây xanh. Xung quanh hồ là nhà hàng, khách sạn, tiệm mát xa, trong đó có nhà hàng Hai Lúa nổi tiếng Hải Phòng. Biết anh Năng làm tổ trưởng dân phố lại to cao nên các em phục vụ nhà hàng và các quán mát xa liên tục chèo kéo, mời mọc. Anh bảo nhiều khi cũng thích đấy nhưng làm... tổ trưởng dân phố phải giữ tư cách, nên đành thôi, đành chịu.

Nhà anh Năng không rộng nhưng gọn gàng, ngắn nắp và ấm cúng. Chị Bi, vợ anh cùng hai bạn Thúy, Cúc đã chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả và cả rượu để đón chúng tôi. Dù đã lớn tuổi nhưng chị Bi vẫn còn giữ được những nét đẹp của thời con gái và có vẻ bẽn lẽn, thẹn thùng khi gặp bạn của chồng. Anh giới thiệu từng người rồi tự hào khoe với vợ con: Anh em chúng tôi ra trường 35 năm rồi, tóc bạc răng rụng mà vẫn thương yêu, gắn bó với nhau thế này thật quý. Đây chính là gương sáng về tình bạn cho con cái học tập, noi theo.

Sống ở thành phố, song hằng tuần anh vẫn về thăm bố và chị gái đang ở làng quê thanh bình thôn Cốc Liễn, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy. Cách đây 5 năm, chúng tôi theo anh về quê. Ngồi quây quần bên chiếc chõng tre bên bờ ao, dưới bóng mát của lũy tre xanh, anh mang tập thơ “Tâm sự người cao tuổi” ra đọc cho chúng tôi nghe. Thơ anh khuyên người có tuổi hãy quên những bực bội, ham muốn tầm thường để sống vui, sống khỏe, sống có ích, làm nhiều việc thiện. “Rồi một ngày quy tiên là hết, giàu với sang cũng chết mà thôi". Với phương châm sống và làm việc đầy chất nhân văn và lạc quan như thế nên anh Năng vẫn trẻ, khỏe, nhanh nhẹn, yêu đời. Mai ngày bằng tuổi anh, chúng tôi cũng chỉ mong ước được như vậy.
Trần Thị Sánh

13 nhận xét:

  1. Ông Bá Tân viết rối rắm, tối nghĩa, khó hiểu. Đang nói về một người bạn bị tâm thần, không biết gì mà lại khát quát thành:"Không có tác phẩm nào đạt tới đỉnh cao nhân văn như là đạo làm người của Ninh".
    Tôi không hiểu ông định nói gì, đọc chán lắm. Ai khen, khen quá trời bao giờ? Các ông chỉ có khen nhau thôi.
    Nói Thẳng

    Trả lờiXóa
  2. Đúng đấy, giọng văn của ông này toàn xáo rỗng, triết lý vớ vẩn, viết không thật lòng, không có cảm xúc như bài dưới. Tôi đọc cũng thấy chán bỏ mẹ.
    Tuấn Phong - K27 Văn

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đã có dịp làm việc với bác Bá Tân. Có thể khẳng định giọng văn của Bá Tân không hề xáo rỗng, triết lý và rất thâm thúy, đúng chất của một nhà nho xứ Nghệ. Những người đã học và đang làm việc ở cơ quan của Bá Tân đều hiểu Bá Tân viết gì và độ thật lòng tới đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Bá Tân ở Báo Đại đoàn kết người ta có coi ra cái quái gì, suốt ngày chỉ moi móc, kiện cáo, chửi bới.
      Phóng viên ĐĐK

      Xóa
    2. Có phải nhà nho xứ Nghệ nào cũng giỏi, cũng thâm thúy đâu. Ông Bá Tân không phải nho Nghệ mà là nho xanh, nho chát, nho Trung Quốc nhập lậu các cụ ạ.

      Xóa
    3. Báo Đại đoàn kết bây giờ nát như tương, lãnh đạo mà bán cả trụ sở, cúng bái chập cheng ở nơi công sở thì chẳng kiện thì sao

      Xóa
    4. Báo Đại đoàn kết nát nên ông Bá Tân cũng thế. Cả tuần đến báo một hai lần, toàn viết vu vơ, chửi lung tung, ngồi nói xấu nhau rồi vẫn lĩnh lương. Đúng là toàn lũ ăn hại xã hội, sao không chết bớt cái loại đó đi cho êm ta.
      Phóng viên trẻ báo Mất Đoàn kết

      Xóa
  4. Ông Bá Tân viết về cá nhân mà không có chi tiết, không có hoàn cảnh cứ nói chung chung rồi triết lý, lập luận vớ vẩn. Ninh suốt ngày ngẩn ngơ, vất vưởng trong bệnh viện thâm thần mà lại không áng văn nào so được với đạo làm người của Ninh. Viết thế thì bố ông cũng không hiểu chứ đừng nói độc giả. Một người bị điện mà lại có đạo làm người cao quý. Làm gì có độ thật lòng, toàn xáo rỗng, triết lý vu vơ.
    Tôi đồng ý với nhận xét của ông Tuấn Phong
    Hải Bằng - Báo Đầu tư

    Trả lờiXóa
  5. Ông này chỉ quen chửi đổng chung chung thôi chứ không dám chửi ai đâu. Văn vẻ loanh quanh, rối rắm, chả ra gì thế mà cũng học văn tổng hợp thì chán quá?
    Phong Vũ K19 Văn

    Trả lờiXóa
  6. Càng đọc bài của ông Bá Tân càng thấy ông này lẩm cẩm, viết văn rối rắm. Học Tổng hợp văn sao lại có người kém thế nhỉ?
    Quang Thắng báo Sài Gòn Tiếp thị

    Trả lờiXóa
  7. Cái tội để bài của bác Bá Tân bị ném đá có tội không nhỏ của bác Nguyễn Thông đâu nhé. vì bác Thông cắt xén 1 bài thaành hai mà (đấy là nhà em đoán thế vì thấy bác Thông nói vậy). Vì em làm cùng bác Bá Tân nên rất hiểu con người của bác này

    Trả lờiXóa
  8. Lão Bá Tân xứng đáng phải ném đá cho chết.
    VB

    Trả lờiXóa
  9. Ninh sinh ra và lớn lên ở Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, làm ruộng mà ông Bá Tân bảo con gái Hà Nội xịn. Mẹ Ninh cũng bị tâm thân rồi di truyền sang cho cô ấy, ông Tân ạ, không phải như ông viết đâu...
    MĐ.

    Trả lờiXóa