Ngày mùng 9 tháng giêng, Chủ tịch nước đương nhiệm phát động Tết trồng cây Quý Tỵ trên cả nước.
Nhớ hồi còn bé, trong sách tập đọc có bài Cây tre Việt Nam
của nhà báo Thép Mới, mở đầu rằng “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác
nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý”. Một đất nước thanh bình luôn gắn với
màu xanh. Thiên nhiên đã ưu đãi cho xứ sở mình cỏ cây tươi tốt 4 mùa nhưng
không vì thế mà con người chỉ nên tận hưởng. Đã có thời người ta vô tư đốn hạ
cây cối, hủy diệt màu xanh, tàn hại môi trường sinh thái mà không nghĩ hành
động đó chả khác nào vác dao tự chặt chân mình.
Năm 1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức phát động Tết trồng
cây. Cụ có câu thơ thật giản dị: "Mùa
xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" mà cũng thật
sâu sắc, đẹp đẽ dễ thương. Mùa xuân đầu tiên Canh Tý 1960 cụ quần xắn cao quá
gối, tay xẻng tay bình tưới cùng người dân thủ đô mở đầu Tết trồng cây tại công
viên Thống Nhất. Rồi từ đó, xuân nào cũng vậy cho đến cuối đời, cụ Hồ đều cùng vài
nhân viên lặng lẽ đi về vùng nông thôn trồng cây mùa xuân với nông dân. Quả đồi
con ở xã Vật Lại, H.Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ) nay vẫn sừng sững cây đa cụ trồng
dạo xuân Kỷ Dậu 1969 trước khi qua đời. Những cái cây non, nhỏ mảnh, yếu ớt
được cụ trồng khắp nơi, sau đó bà con địa phương chăm bón, bảo vệ, nay đều đã
trở thành cổ thụ. Cứ mỗi lần tết đến xuân về, nhớ lại tết trồng cây của cụ Hồ, ngẫm đến phong cách giản dị lão thực của một tấm gương lãnh đạo.
Hồi sinh thời, thày (bố) tôi tham gia hội phụ lão xã, nhiệm
vụ chính là trồng cây. Những năm đánh Mỹ, bom đạn ồn ào cày xé dữ dội nhưng cả
xã lúc nào cũng phủ một màu xanh mượt mà. Cây mọc xanh ngắt che giấu các anh bộ
đội trận địa tên lửa, pháo cao xạ dưới sự săm soi của máy bay Mỹ, tỏa bóng che nắng lũ
học trò trên đường tới trường, chỗ râm mát cho người nông dân giữa đồng trưa nắng.
Thày tôi thường nhắc nhở, khuyên con cháu học tấm gương cụ Hồ. Bây giờ bói trên cả nước cũng khó tìm ra đội phụ lão trồng cây.
Tết trồng cây đã trở thành tập tục đẹp trong đời sống. Nhưng đừng nên
chỉ trồng khi tết đến xuân về. Nhà nhà, người người cần tham gia tạo màu xanh đất
nước. Nhiều vị lãnh đạo đã làm gương cho dân chúng noi theo. Chỉ tiếc rằng
nhiều khi ta bắt gặp hình ảnh những cái cây các vị ấy trồng đã quá to quá trưởng
thành, thậm chí chả khác gì “đại thụ”, những biển đề
danh vị người trồng như một sự háo danh lủng lẳng trên cành hoặc đóng vào thân khiến cây chịu gánh nặng nhọc nhằn. Nhiều vị chức sắc cầm cuốc xẻng, thùng tưới chả khác chi diễn kịch. Nhiều vị đi trồng cây làm gương cho dân chúng mà quần là áo lượt dài chấm gót, com lê ca vát giày đen như dự tiệc hoàng gia. Không ít vị trồng cây nhưng được hộ tống bởi cả tiểu đội cầm ô che nắng, trao khăn lau tay. Nhiều cuộc diễn trồng cây chỉ cốt cho đám nhà báo, phóng viên truyền hình quay chụp để phát lên báo đài om sòm rôm rả... Tất cả làm mất đi cái ý nghĩa của việc trồng
cây mà ngày xưa cụ Hồ từng dạy bảo.
24.2.2013
Nguyễn Thông
Thì đã bảo bây giờ là lũ kép tuồng bảo sao lại không là diễn nhỉ? Tất cả đều là sự giả dối mà lị!Bịp nhau là chính chứ có cái gì là thực tâm đâu
Trả lờiXóaTết đi diễn kịch thì đúng hơn.
Trả lờiXóaTrong lịch sử Việt Nam, các triều đại chỉ thịnh lúc đầu rồi sau đó mục rỗng và suy tàn. Các vua anh minh luôn trăn trở suy nghĩ và hành động để nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh. Các vị ấy luôn gần dân, để hiểu dân và phụng sự vì dân. Về tầm chiến lược, các vị vua anh minh và lãnh tụ cách mạng luôn tìm tòi ra các điều mới mẻ ( hay đường lối đúng đắn ) để dẫn dắt cả dân tộc đi theo.
Trả lờiXóaNhìn lại lịch sử cận đại và trông vào hiện tại thì nước ta lãnh đạo có đầy, nhưng lãnh tụ không có !
Những vị lãnh đạo ngày nay, nếu không tham nhũng, tranh quyền đoạt chức để làm giàu cho gia đình mình và củng cố địa vị thì cũng tỏ ra bất tài, nhu nhược. Họ chỉ học làm theo những điều giản đơn nhất như đi trồng 1 cây xanh mà cũng không nên hồn !
Hu hu
Trả lờiXóaCác bác chỉ được cái xả rác:http://www.truongduynhat.vn/co-mot-thu-rac-khac/
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa