Tình trạng cán bộ, công chức bỏ bê công việc la cà quán xá trong giờ hành chính ở Quảng Bình khiến dư luận bức xúc. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Lương Ngọc Bính đã đích thân đi kiểm tra đột xuất tại... các quán cà phê.
Chẳng ai biết họ đi đâu, làm gì…
Rất nhiều người, đặc biệt là người lao động, doanh nghiệp… ngán ngẩm kêu ca mỗi khi có việc gì liên quan phải đến các cơ quan hành chính. Nhiều người có việc gấp nhưng cũng phải đợi đến giữa buổi làm việc mới gặp được cán bộ phụ trách, nhiều lúc phải đợi sang buổi khác.
Một người (đề nghị giấu tên) nói đầu giờ sáng, họ (các cán bộ, công chức) thường ăn sáng, cà phê quá giờ rồi mới đến cơ quan làm việc hoặc đến cơ quan để đồ đó như điểm danh rồi đi ăn sáng, cà phê. Gần cuối buổi sáng thì về sớm đi chợ búa, nhậu nhẹt… Thế nên chỉ mong gặp được trong khoảng trên dưới 9 giờ. Tất nhiên, khi đến trụ sở thường sẽ gặp ai đó nhưng người cần gặp lại không có, hỏi thì được đồng nghiệp trả lời với đủ lý do như vừa mới đi ra ngoài, đi họp, đám tang, đám cưới… Sự thật chẳng ai biết họ đi đâu, làm gì.
Ngay bản thân những người làm báo như chúng tôi cũng thường xuyên lo lắng, “canh me” giờ giấc mỗi khi có việc phải tìm đến cơ quan chức năng, trụ sở hành chính.
Mới đây, khi tìm hiểu về một vụ tố cáo cán bộ xã đánh người, chúng tôi đến UBND xã Đức Trạch (H.Bố Trạch) lúc 10 giờ nhưng trụ sở vắng hoe, chỉ có 3 nhân viên; trong khi phía trên tường trước cửa phòng công an xã vẫn có dán tờ giấy ghi lịch làm việc đến 11 giờ 30.
Bắt quả tang
|
Sáng 14.3, sau khi bắt đầu giờ làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lương Ngọc Bính cùng Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Sơn và một cán bộ thanh tra tiến hành kiểm tra đột xuất tại 7 quán cà phê ở TP.Đồng Hới. Chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ đã phát hiện khoảng 15 cán bộ, công chức đang uống cà phê; trong đó có cán bộ của Sở Công thương, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Công ty điện lực Quảng Bình…
Chúng tôi cũng đã tìm gặp Giám đốc Sở Công thương Phan Văn Thường, ông cho biết: “Sau khi xảy ra sự việc, cán bộ đó đã đến gặp tôi trình bày lý do là tiếp bạn ở Kon Tum ra. Trước Tết Nguyên đán, tôi đã phổ biến chỉ thị của Ban Thường vụ rồi và sau đợt này sẽ tiếp tục quán triệt trong toàn thể cơ quan”.
Trao đổi với Thanh Niên, Bí thư Tỉnh ủy Lương Ngọc Bính cho biết: “Vừa qua trên địa bàn tỉnh vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên thực hiện công việc chưa nghiêm, ví như lạm dụng việc sử dụng xe công; trong giờ hành chính, nhất là buổi trưa hay sử dụng rượu bia; rồi đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ làm việc, không tập trung công tác chuyên môn; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp chưa được tận tụy… Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành một lúc 3 chỉ thị về tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính và đổi mới trong nếp sống, sinh hoạt nhằm chấn chỉnh, nâng cao thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên”.
Theo ông Bính, các chỉ thị được ban hành đã đi vào cuộc sống rất nhanh, rất tốt, có hiệu quả ngay lập tức. “Thế nhưng vẫn có một bộ phận cán bộ công chức đi muộn về sớm, rồi chưa tập trung trong giờ làm việc, la cà quán cà phê, kể cả các cán bộ có chức vụ. Nói để trao đổi công việc là không đúng, vì trao đổi công việc thì anh phải ngồi ở trụ sở, không thể ra ngoài quán cà phê, như vậy tác phong làm việc không đúng quy định. Để nâng cao hiệu quả của chỉ thị, tôi là người đứng đầu nên phải kiểm tra đột xuất”, ông Bính chia sẻ.
“Xin lỗi anh công tác cơ quan nào ?”
|
Trả lời câu hỏi "khi vào quán thì bí thư xử lý thế nào?", ông Bính kể: “Nhìn tác phong, tôi đoán là cán bộ thì hỏi: Xin lỗi anh công tác cơ quan nào? Mà họ biết tôi nên phải trả lời thật, Bí thư Tỉnh ủy không lẽ cán bộ không biết, nên phải đứng dậy trả lời ngay. Nếu không trả lời thật thì tôi sẽ có biện pháp, nhưng trước Bí thư Tỉnh ủy thì không thể nói dối được”.
“Khi bị phát hiện như thế, thái độ họ thế nào ạ?”, “Lúng túng và sợ, có người thanh minh đang chờ bạn, chờ đối tác hay đi làm rồi tranh thủ vào uống ly cà phê, về cơ bản là sợ và biết mình có lỗi. Với những trường hợp này, do là lần đầu nên chỉ cảnh báo, nhắc nhở, răn đe, giáo dục là chính; lần sau mà bắt gặp nữa thì sẽ đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, gửi văn bản về cơ quan hoặc yêu cầu xử lý kỷ luật hành chính, xem lại biên chế của cơ quan đó, xem trách nhiệm quản lý cán bộ công chức của cơ quan đó như thế nào...”.
Ông Bính còn cho biết thêm: “Rồi đây tôi sẽ về các huyện nữa, ở những nơi tập trung quán xá nhiều, sẽ kiểm tra đột xuất. Mình lãnh đạo phải đi trực tiếp mới biết người thật việc thật, thiết thực, đi vào cuộc sống chứ chỉ nghe nói lại nhiều khi không chính xác. Đợt thứ hai mà phát hiện ai là kiên quyết xử lý nghiêm, thậm chí gọi cơ quan đến nhận người. Không thể chấp nhận cán bộ ăn lương nhà nước, ăn lương của dân mà đi la cà như thế được. Việc nhỏ nhất không làm được thì việc gì làm được, trong khi cứ kêu là thiếu cán bộ, thiếu biên chế. Nhưng tôi tin rằng sau chuyến này anh em sẽ chấn chỉnh tốt hơn”.
Trương Quang Nam
Tôi ủng hộ cấm casino, vì có cấm như thế tiền VN và ngoại tệ mới chảy ra nước ngoài, giúp nước ta sớm lên "thiên đường".
Trả lờiXóaTôi ủng hộ công an được quyền dùng súng bắn vào dân, vì có như thế thì công an mới dể lạm quyền giúp nước ta sớm có "mùa xuân Việt Nam".
Đi "vi hành" rồi răng nửa ?
Trả lờiXóaÈng Bính giỏi, dân Bình - Tịnh nói chung giỏi răng tỉnh vẫn cứ ... "đèo ngang" hoài ?
Chuyện lương y như tù mẫu và như ri
Èng Bính tính răng rồi ?
Rồi chuyện luân chuyển giáo viên ...?
...
"Vi hành" rồi răng nửa ?
Nói cho bui chơ Việt Nam lộ mô nỏ rứa mấy bác Quảng Bình quê ta ơi hè !
Xin đưa ra trường hợp nhức nhối mới đây: Chủ tịch xã nhảy lầu… bỏ trốn vì bị phát hiện vào nhà nghỉ với nữ thủ quỹ – vốn là chị họ của mình...
Trả lờiXóaXem tin nguồn: http://ttxva.org/chu-tich-xa-nhay-lau-bo-tron-vi-bi-phat-hien-vao-nha-nghi-voi-nu-thu-quy-von-la-chi-ho-cua-minh/#ixzz2NjesJc75
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
Kẻ Chức Quyền Khốn Kiếp! Bao giờ mới bị trừng phạt đích đáng?!
bac ay phai la dang vien cong san khong? neu la dang vien thi cung mot ruot voi dong chi x thoi??? haaaaaa
Trả lờiXóaTrước đây TQ đã "Đánh Mỹ tới người VN cuối cùng", vậy mà bây giờ, họ vẫn chưa hiểu bọn Nga sẽ "Đánh Trung quốc tới người VN cuối cùng".
Trả lờiXóaTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư trả lời GS Tương Lai
Trả lờiXóahttp://diendancongnhan.blogspot.com/2013/03/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-gui-thu.html
Dẹp giùm mấy trò khỉ đi mấy cha nội.
Trả lờiXóaChưa thấy ở đâu kỳ cục, kỳ khôi và quái đản như ở cái xứ của Việt gian Cộng Sản. Kêu gọi người ta góp ý để sửa đổi hiến pháp, khi người người nhà nhà hăng hái góp ý thì lại chặn...họng người ta
http://phivu2.blogspot.com/2013/03/dep-gium-may-tro-khi-i-may-cha-noi.html
Tôi xin nói gọn thế này: cán bộ các cơ quan dân chính, Đảng ở tỉnh nào cũng la cà như thế là có mấy lý do:
Trả lờiXóa1/ Một phòng lẽ ra chỉ cần biên chế 10 cán bộ nhưng do nể con ông cháu cha, các quan hệ ràng buộc nên Sở ấy xin Sở Nội vụ thêm 2-3 biên chế nữa. Việc thì ít, 10 người là đã tính dôi dư người nghỉ phép năm, ốm, nghỉ việc riêng... Nếu làm đủ 8 giờ theo luật công chức thì chỉ cần 5-6 người là xong. Đằng này phình ra đến 12-13 thì họ có thể rỗi rãi chơi bời thoải mái, việc một tháng làm gọn trong 1 tuần đã xong.
2/ Các sếp phòng ban không quản lý. giao việc cụ thể cho cán bộ dưới quyền. Không có quy chế "đi báo công, về báo việc", bản thân trưởng, phó phòng cũng liên miên đi cơ sở, thậm chí đi công tác hàng tuần, không đến cơ quan giao ban, giao việc đàu giờ, đầu tuần. Vậy ai là người quản lý cán bộ trong phòng?
3/ Đám "con cháu các cụ" chỉ có mặt đầu giờ rồi biến. Họ nằm trong biên chế nhưng không coi trọng đồng lương hoặc coi trọng sếp. Cơ quan ấy chỉ là chỗ trú chân để chờ được cha mẹ (sếp cao hơn sếp phòng) cho cất cánh làm lãnh đạo chỗ khác, thậm chí làm sếp ngay phòng ban đó. Vậy cỡ lãnh đạo phòng có bực bội khi họ đi la cà nhưng cũng không dám ho he.
4/ Ông Nguyễn Xuân Phúc, phó TT đã phải kêu trời vì tình trạng công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về. Vậy có họ hay không có họ - những công bộc mẫn cán ấy cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nền hành chính quốc gia sao?
Liệu ông quan đầu tỉnh có đi vi hành mãi được không?
Nếu tôi là ông Bính, tôi chỉ gõ đầu cấp dưới trực tiếp: Ông Chủ tịch, các ông trưởng ban, giám đốc sở. Đấy là đối tượng chịu sự quản lý trực tiếp của bí thư. Nếu cán bộ thuộc phòng ban, sở nào cứ gọi giám đốc sở ấy lên gõ vào đầu. Ông trưởng gõ đầu các ông phó (rất nhiều phó phụ trách các mảng). Các ông phó sở gõ ông trưởng phòng. Cứ như thế, kiểu dùi đánh đục, đục đánh chạm, cần gì phải ôm đồm theo kiểu sĩ quan cấp tá có chức sắc ở các cơ quan CSGT thường thích tham gia đứng đường trực tiếp giải quyết việc "giúp" quân. Ông Bính làm thế là ôm rơm cho rặm bụng, làm hết phần việc người cấp dưới, mang tiếng. Đấy không phải là phong cách của người lãnh đạo giỏi. Cách đó chưa là hạ sách nhưng chỉ tầm trung sách mà thôi. Cách đó thấp, chỉ tổ phơi bày cái kém cỏi và sự bất lực trong điều hành, chỉ đạo của một người lãnh đạo cỡ đầu tỉnh. Nhìn vào các hành vi đó, cấp trên dù có yêu quý mấy cũng khó có sự cất nhắc rước ông bí thư lên một tầm cao nữa. Các đối thủ chính trị, đồng liêu đang ngấm ngầm ganh đua thì cười khẩy mà rằng: "Những tưởng ông thế nào. Thường thôi!". Nhưng làm gì thì làm khéo không có lại trở nên hài hước như câu chuyện: lính sợ quan, quan sợ vua, vua sợ trời, trời sợ mây, mây sợ gió, gió sợ bờ tường, bờ tường sợ chuột cống, chuột cống sợ mèo già, mèo già sợ mẹ đĩ, mẹ đĩ sợ lính, lính sợ quan, quan sợ vua...và thành cái sợ vòng tròn tít mù. Hóa ra chả thằng nào sợ thằng nào hết, hê hê.
Bức xúc lắm
Trả lờiXóaBức xúc lắm
Bức xúc lắm
Mỗi khi vào cửa cơ quan công quyền, phát bực mình! Phải giữ bình tĩnh lắm mới không chửi tục chửi thề...
Tại sao họ lại có thái độ ghẻ lạnh ngay với đồng bào mình? Vì cái gì? Tại sao lại hành xử như vậy?
Cả xã hội cư xử với nhau như vậy vì mối quan hệ vòng quanh của xã hội: Anh chơi tôi, tôi sẽ chơi lại người khác, người khác lại chơi lại người khác nữa,.. rồi người khác nữa lại chơi lại anh. Một cái vòng luẩn quẩn. Nếu cái vòng này có văn hóa thì tất cả chúng ta được hưởng cái văn hóa đó, còn cái vòng vô văn hóa thì tất cả chúng ta, cả xã hội chịu cái cảnh vô văn hóa đó.
Hãy khởi đầu làm tốt về văn hóa nơi công quyền để nó lan tỏa ra toàn xã hội. Âu cũng phải từ chính sách Nhà nước về sử dụng và quản lý con người?
hiện tượng này chỉ là một số ít trong số bộ phận cán bộ nhà nước thôi, tôi thấy hình như các bác có cái nhìn hơi khắt khe thì phải
Trả lờiXóabức xúc với mấy ông cán bộ mà làm ăn như thế này, một con sâu làm rầu nồi canh!
Trả lờiXóaỞ một cơ quan nọ tôi biết, phòng có 4 người gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, chỉ có 1 nhân viên. việc thì nhân viên làm còn các sếp thay nhau "đi cà phê"...
Trả lờiXóaKhông phải cơ quan nào cũng vậy đâu. Cơ quan tớ ko ở Quảng Bình và hơi bị nghiêm túc trong giờ giấc. Tầm Bí thư TU thì có lẽ nên nghiên cứu đường lối, chiến lược sao cho tỉnh giàu hơn. Ba cái dzụ này chỉ cần 1 tổ gì đó giao cho Giám đốc Sở Nội vụ làm.
Trả lờiXóaSai toét.Nếu không mục sở thị và giao cho cấp dưới thì chỉ được nghe báo cáo láo mà thôi.Việc làm của Quan đầu tỉnh như ông Bính là rất đáng hoan nghênh vì ở nước ta đã có ai làm được như ông Bính.
XóaTôi thấy đang sống ở thời Lý Toét, Xã Xệ! Không biết ông Obama, bà Meckel..có dư cơm và lạm dụng giờ công vụ để đi rượt bọn cấp dướinhư thế không! Ôi, nền hành chính tụt hậu hàng thế kỷ và thối nát hàng thiên niên kỷ! Vậy mà hở miệng ra là cứ ưu việt với đỉnh cao!
Xóa