Trong mỗi gia đình, dòng tộc đều có gia phả để ghi lại lịch
sử dòng họ mình. Cuốn gia phả ghi chép lưu truyền từ đời thượng
tổ đến các thế hệ tiếp theo, để con cháu biết về cội nguồn tổ tiên.
Một quốc gia dù to hay nhỏ, yếu hay mạnh, dù ở bất cứ vị trí
địa lý nào, song nước nào cũng có Quốc sử của nước đó. Quốc sử ghi
lại lịch sử hình thành, phát triển và quá trình đấu tranh chống thiên tai,
chống giặc ngoại xâm gìn giữ nền độc lập của đất nước. Có quốc
gia lịch sử hàng ngàn năm, cũng có quốc gia lịch sử chỉ vài trăm hoặc vài chục
năm. Nhưng không phải vì thời gian lâu dài hay ngắn ngủi đã trôi qua mà lịch sử
của quốc gia đó bị lãng quên hay bị làm cho mất đi tính chân thực.
Và để ghi lại lịch sử mỗi nước trong từng khoảng thời gian,
nhiệm vụ rất cao cả của các nhà viết sử đương đại là phải ghi chép lại đầy đủ,
chính xác, trung thực, khách quan mọi sự kiện trọng đại xảy ra với đất nước
mình.
***
Lịch sử Việt Nam
ta đã trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Lịch sử nước nhà đã ghi lại truyền thống anh hùng của dân
tộc luôn phải chống lại mọi cuộc xâm lăng của giặc phương bắc.
Nhưng trong cuốn lịch sử nước nhà không chỉ ghi lại những
trang hào hùng chiến thắng giặc ngoại xâm mà còn có những trang ghi lại những
bi thương của dân tộc khi bị mất nước, bị ngoại xâm đô hộ.
Trong khoảng thời gian không dài (khoảng 2 thế kỷ) khi đất
nước ta phải đương đầu với kẻ xâm lăng mới ở phương tây tới - thực dân Pháp, sử
Việt đã ghi lại nhiều cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Kết thúc vẻ vang là
chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”. Trang lịch sử tiếp theo của dân
tộc còn chói sáng hơn, đã đánh thắng tên đế quốc lớn nhất thời đại, đế quốc Mỹ.
Sau năm 1975, nước nhà độc lập và thống nhất chưa được bao
lâu thì dân tộc ta lại phải cầm súng để chống lại cuộc chiến xâm lược của
kẻ thù truyền kiếp bắc phương. Ròng rã 10 năm trời, 1979 - 1988, chúng
ta lại phải cầm súng chiến đấu với kẻ thù từng xưng là “đồng chí ”, “anh em”
nhưng không phút nào nguội âm mưu thôn tính, đè nén chúng ta.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà hiện nay người dân nước ta
không được rõ tại sao cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc chống quân xâm lược
Trung Quốc tại biên giới phía bắc, mà khởi đầu là ngày 17.2.1979 bị quên lãng cho
tới nay?
Lịch sử là sự thật đã xảy ra trong quá khứ, không một ai,
không một thế lực nào có thể làm thay đổi! Không một ai, một chính
thể nào được phép quên đi trang sử hào hùng và bi thương của dân tộc!
Phong Vũ
Được biết khi quân âm lược Trung quốc xả súng vào các chiến sỹ ta đang làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma, Lê Đức Anh đã ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng chống lại. Một mệnh lệnh đã tạo điều kiện cho kẻ thù tha hồ bắn giết và chiếm đảo.
Trả lờiXóaLịch sử phán quyết như thế nào đây đối với một người đã ra mệnh lệch ngu xuẩn như vậy?. Chính từ quyết định của Lê Đức Anh đã làm cho 67 chiến sỹ hy sinh, đã nhường đất cho Trung cộng. Tội này đáng bị lên án và phỉ nhổ.
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
Trả lờiXóaTIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ
NHƯ HÀ NGHỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM
NHỮ ĐẲNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ!
Phong Vũ!Từ 1858 đến 1975,cả 2 giai đoạn chiến tranh,tính ra 117 năm.Viết 2 thế kỷ là chưa chính xác.Ủng hộ hoàn toàn ý tưởng và tình cảm của Bạn về bọn-ăn thịt-người-phương-Bắc trong mấy bài viết gần đây!
Trả lờiXóaVâng ! 1858 thực dân Pháp nổ súng đánh ta ở Đà Nẵng. Cám ơn bác TMĐ !
Trả lờiXóaCám ơn bác TMĐ !
Trả lờiXóaVâng tính từ mốc 1858 khi thực dân Pháp nổ súng đánh ta tại Đà nẵng đến 1975 là hơn 1 thế kỉ .
Kẻ thù trực tiếp là nội xâm!
Trả lờiXóaKẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta là bọn lãnh đạo cầm quyền Bắc Kinh!
Lịch sử cuộc chiến chống quân xâm lược Trung quốc 1979 -1988 của dân tộc đang dần bị lãng quên.
Trả lờiXóaThay vì nói về cuộc chiến chính nghĩa này của dân tộc, giới LĐ Việt nam nêu cao khẩu hiệu: 4 tốt và 16 chữ vàng.
Thay dần vào đó là sách in cho các cháu tuổi thơ có in cờ 5 sao TQ để dần từng bước đồng hóa dân tộc Việt.
Từng tấc đất của cha ông truyền lại đã thấm máu của biết bao người dân nước Việt, nay bọn cầm quyền VN đang bán dần cho TQ.
Để không quên đi trang lịch sử hào hùng nhưng cũng rất bi thương của dân tộc ta chống quân xâm lược TQ 1979 -1988, tới đây ngày 18/3/ 2013, nhân dân cả nước hãy tổ chức kỉ niệm ngày:
QUÂN VÀ DÂN VIỆT NAM ĐÁNH BẠI CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TẠI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC!
Anh hùng liệt sỹ, thiếu úy Trần Văn Phương, quân nhân dũng cảm đã hy sinh khi đang quyết giữ lá Quốc kỳ trên bãi đá Gạc Ma ngày 14/3/1988. Anh đã bị bọn xâm lược Trung Quốc giết hại, được Quốc Hội phong danh hiệu AHLLVTN ngày 6/1/1989. Bia mộ của anh được khắc dòng danh hiệu: AHLLVTND khi còn ở Nghĩa trang Trường Sa. 5/1992 khi cất bốc hài cốt anh về Nghĩa trang quê nhà (xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), dòng chữ AHLLVTND vẫn còn nguyên trên bia mộ. Thế mà từ 2009, lệnh ở đâu đó và "ai đó" đã ra lệnh đục bỏ hàng chữ AHLLVTND đó trên bia mộ anh. Họ còn ngăn cấm bà con, đồng chí, đồng đội đến viếng mộ anh hàng năm trong các dịp lễ, giỗ, tết... Hỏi xã, huyện, tỉnh họ đổ cho trung ương. Hèn hạ, tráo trở như thế là cùng. Người con Tổ Quốc đã hy sinh vì nước lẫm liệt thế mà còn bị chà đạp lên danh dự. Nhưng do sự đấu tranh của gia đình, đồng đội và dư luận, ngày 19/4/2012, dòng chữ AHLLVTND, thiếu úy, liệt sỹ Trần Văn Phương lạ được tô đắp lại ngời sáng trên mộ anh. Chúng ta đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sỹ đã thấy danh hoặc chưa thấy danh đã hy sinh cho Tổ Quốc trường tồn
Trả lờiXóa(Theo TS Đặng Huy Văn - Thư gửi ba nhân ngày 14/3 - Blog quechoa 12/3/2013)
Những kẻ " cõng rắn cắn gà nhà ", những kẻ cúi đầu làm tay sai cho Trung nam hải không thể nào ngăn được lòng yêu nước của nhân dân ta !
Trả lờiXóaToàn dân ta hãy vạch bộ mặt xấu xa của chúng cho nhân dân cả nước phỉ nhổ vào mặt chúng.
Ngày mai 14/3 mong nhân dân cả nước hãy tưởng niệm những người con dân tộc đã hi sinh để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc !
Các nhà sử học Việt nam đâu cả rồi ? ông Dương Trung Quốc , ông Lê Văn Lan được mang danh là nhà sử học vì lẽ gì mà để lịch sử nước nhà bị quên lãng ?
Trả lờiXóaViện sử học VN có còn tồn tại hay không ? hay đang nghiên cứu về : 4 tốt và 16 chữ vàng ?
Dòng máu yêu nước, dòng máu Lạc hồng có còn chảy trong huyết quản các vị không ? hay các vị là hậu duệ của Trần ích Tắc , Lê Chiêu thống ?
Năm 79, thằng bạn tôi sau ba tháng nhập ngũ, hy sinh tại Lạng Sơn, Bố nó ngất lên ngất xuống vì nó là con trai một, trên còn chị gái. Nhà nó cùng nhà mình nơi sơ tán tới 4 năm, vậy mà... quên sao được!
Trả lờiXóaChia buồn với bác !
XóaBác không thể quên, nhưng nhiều người không biết. Bởi đám Việt gian không muốn cho biết.
Cơ quan ngôn lận của mặt trận tổ ... xẻng, thì đại mất đoàn kết đâu có sai.
Trả lờiXóaĐ/s X không từ chức thì sao lại ép người quá đáng vậy hi hi hi hu hu hu !