Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Được tiếng khen ho hen cả đời

Suốt cả tuần qua, dư luận bức xúc về chuyện người dân làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây cũ), nơi nổi tiếng là đất hai vua (Phùng Hưng và Ngô Quyền) đồng loạt ký vào đơn xin trả lại danh hiệu làng cổ quốc gia. Có người bảo chắc chịu hết xiết rồi nên mới đành dứt tình thế chứ thực lòng bà con nào có muốn. Thực ra nỗi thống khổ của họ không có gì mới bởi nhiều chục năm trở lại đây người dân sinh sống ở phố cổ Hà Nội đã khổ sở vất vả trong tình trạng “nhà mình mà mình không có quyền” như vậy, thậm chí còn tệ hơn, triền miên năm này tháng khác. Chả cần khảo sát tìm hiểu đâu xa, chỉ dạo vài vòng Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Bạc, Hàng Buồm… là tỏ ngay. Thiếu gì trường hợp những căn nhà phố dạng ống đã quá ngưỡng “cổ lai hy”, thậm chí cả trăm tuổi, dựng lên từ hồi đầu thế kỷ trước, nay xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn phải y lệnh án binh bất động. Chỉ bởi “tội” nằm trong khu phố cổ cần bảo tồn. Không ít căn rộng có vài chục mét vuông mà chứa đến cả mấy thế hệ, tứ đại ngũ đại đồng đường, tầng tầng lớp lớp chồng xếp lên nhau như cá hộp nhưng chẳng được phép xây mới, sửa sang. Người dân Đường Lâm giờ cũng vậy, sức chịu đựng có hạn, danh thơm đâu chả thấy, chỉ thấy hứng đủ mọi khổ sở trong cuộc sống hằng ngày. Thế mà trên báo có vị quan chức thủ đô còn dọa "nếu trả lại danh hiệu, người dân làng cổ lợi đâu không biết, chỉ thấy thiệt thôi".


Chẳng biết ai đúng ai sai, nhưng nghe người dân làng cổ kêu than như thế này (do phóng viên báo Lao Động biên ghi lại trong cuộc họp giữa bà con với quan chức Sở VH-TT-DL ngày 15.5) thì tôi nghĩ họ nói thật, nêu lên sự thật: “Đất của cha ông chúng tôi để lại, tiền chúng tôi kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tại sao chúng tôi không được cái quyền xây nhà, được quyền sống thoải mái trên mảnh đất cha ông của mình? Tại sao chúng tôi sửa nhà, xây lại nhà vệ sinh, lắp thêm cái tum chống nóng cũng bị ra lệnh phá dỡ, không phá thì cán bộ đến cưỡng chế? Thử hỏi, chúng tôi giữ cái danh hiệu làng cổ để làm gì khi không được cái lợi gì mà chỉ toàn thấy cái khổ thôi?” thì thông cảm với họ lắm lắm.

Cứ thử đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh mà bà con đang gánh đang chịu thì mới dễ cảm thông. Đành rằng để giải quyết được bài toán đầy mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển chẳng dễ dàng gì nhưng khi chưa tìm ra đáp số hợp lý không lẽ cứ bắt người dân chịu tất. Vẫn biết “đã mang tiếng ở trong trời đất/phải có danh gì với núi sông”, con người và đất đai, cá nhân và làng xã huyện tỉnh đều cần danh, nhưng cõng cái danh như bà con làng cổ Đường Lâm nào có khác chi “được tiếng khen ho hen cả đời”.

Trộm nghĩ, chả riêng gì cái danh hiệu làng cổ, ở xứ mình thiếu gì những cái đang tồn tại nhưng "không được lợi cái gì mà chỉ toàn thấy khổ thôi".

17.5.2013
Nguyễn Thông

10 nhận xét:

  1. Bác Thông ơi thế ở phố cổ Hội An bác Nguyễn Sự giải quyết các vấn đề đó như thế nào?Sao lại không lấy Hội an làm điểm để nhân rộng ra bác Thông nhỉ?Cũng như các thành phố sao không lấy Đà Nẵng làm điểm trong nước cả chứ xa xôi gì đâu?
    Cái hay không học, toàn học những cái dở,Nạn cướp giật ở Sài gòn lan ra đến Hà nội rồi bác ạ.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Chỗ nào cũng gặp T.L.D
    Trang chủ...ai cũng đuổi rần rần...
    Mặt dầy,mặt rạn và ngang ngược
    Nên bị đồng bào chửi nên thân!!!

    Lão này mắc chứng tâm thần
    Kèm theo bệnh hủi...muôn phần tởm ơi!
    "Đi ngoài ra nước" rỗi hơi
    Sắp sửa cạp đất...cuối đời còn ngu!
    Hằn học,cay cú

    Trả lờiXóa
  4. Bác Thông ạ,suy cho cùng vấn đề ở làng Đường Lâm là vấn đề cần giải quyết sự minh bạch của hai từ:Nhân dân và Quần chúng.
    Khi cần người dân phải hi sinh, cần có sự ủng hộ của họ,cần mượn danh họ làm những gì chính đáng hoặc không được chính đáng lắm .v.v.lúc đó người dân sẽ chở thành nhân dân:nhân dân là quyền lực tối thượng, trí tuệ của nhân dân thật vĩ đại, sức mạnh của nhân dân vô địch...Đến cả niềm tin tất thắng của chúng ta là Đảng cũng từ nhân dân mà ra, là con em của nhân dân, là công bộc của nhân dân , không có mục đích gì hơn là phục vụ nhân dân.Quả là:
    Dễ trăm lần không dân cũng chịu
    Khó vạn lần dân liệu cũng xong
    Làm gì sức chịu đựng người dân Đường lâm lại có hạn?Bác Thông thế là không hiểu nhân dân rồi.Bác có muốn nhân dân bức xúc với bác không?
    Đấy là lúc ban quản lý làng cổ Đường Lâm bán vé du lịch thu tiền bác ạ.Nhưng nói đi phải nói lại, mỗi năm ban quản lý chi cho nhân dân hơn 20 triệu , gần 30 triệu còn gì nữa?
    Nhưng khi người Đường Lâm cần cơi thổ , nới diện tích, tăng tiện ích trong gia đình thì lại thành quần chúng mất rồi.
    Mà quần chúng lại là rất nhiều con số 0 cần phải đứng sau con số1.Tức là một lực lượng mù quáng cần phải lãnh đạo, giáo dục .Bác Thông không được theo đuôi quần chúng nhé,Ấy đấy bác sợ chưa?Đó là cái gì hỗn tạp, vô kỷ luật , hay đòi hỏi , mè nheo, dốt nát...
    Bác ủng hộ bà con Đường Lâm thành nhân dân hay quần chúng nào?

    Trả lờiXóa
  5. Các cụ nhà ta hay dùng câu này:
    ĐƯỢC TIẾNG KHEN,HO HEN CHẲNG CÒN!
    Quê ta vẫn truyền khẩu nhau vậy đấy đồng hương ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hải phòng là đất ăn chơilúc 23:50 18 tháng 5, 2013

      Bác Dân Núi Đối thuộc thành ngữ phết:
      MỌT MIẾNG GIỮA ĐÀNG BẰNG MỘT SÀNG XÓ BẾP.
      Truyền khẩu của dân Hải phòng thời@:
      ĂN CHƠI THÌ PHẢI NGHIẾN RĂNG.
      Bác này cổ bỏ mẹ.
      :

      Xóa
    2. Nhà em biết chứ, nhưng đổi đi tí chút cho nó mạnh ý, bác Dân Núi Đối ạ.

      Xóa
  6. TRONG BỤNG MỔI NGƯỜI VN CÓ MỘT ÔNG QUAN

    thưa các bác ,
    Thời VN còn là thuộc địa cũa Pháp , họ đã nói một câu rất chí lý : "TRONG BỤNG MỔI NGƯỜI VN ĐỀU CÓ MỘT ÔNG QUAN" .
    Quan niệm này hình như đã ăn sâu vào tư tưởng con người VN từ xưa tới nay (ngay cã dưới chế độ CS) . Từ đó dẩn đến việc "MỘT NGƯỜI LÀM QUAN CÃ HỌ ĐƯỢC NHỜ" và "CON VUA RỒI LẠI LÀM VUA" .
    Ta có thấy điều này nhan nhãn trong xả hội hiện nay trong đó rỏ nhứt là CON CHÁU CÁC CỤ giử các chức vụ quan trọng trong chính quyền là nhờ SỰ GIÚP ĐỞ , GỞI GẤM CŨA BỐ MẸ hay SỰ ĐỞ ĐẦU CŨA BẠN THÂN CŨA BỐ MẸ .
    Cũng có một số ít con cháu các cụ đi lên bằng tài năng cũa họ .
    Ở các xả hội theo NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , tình trạng này rất khó xảy ra vì BA QUYỀN PHÂN LẬP và BÁO CHÍ RẤT MẠNH . Ông Bộ trưỡng ngoại giao Hàn quốc PHẢI TỪ CHỨC vì báo chí tố cáo con gái ông đã có việc làm tại bộ là dựa hơi ông . Thật sự cô này đã được cứu xét tuyển dụng như bao công dân bình thường khác . Lỗi lầm duy nhứt cũa cô là vì cô là CON CŨA ÔNG BT .

    Trả lờiXóa
  7. TRÁCH NHIỆM ĐÃM BÃO SỰ CÔNG BẰNG .

    thưa các bác ,
    Ở các nước theo NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN , tỉnh trưởng , bộ trưởng , thủ tướng ,và kể cả tổng thống nếu sai trái thì sẻ NHANH CHÓNG bị cất chức/truất phế và sau đó sẻ chịu sự điều tra của một cơ quan tư pháp ĐỘC LẬP . Đó là chưa kể sự soi rọi LIÊN TỤC của quyền thứ tư : BÁO CHÍ .
    Ông tổng thống Đức đã phải từ chức vì lợi dụng chức vụ để mượn tiền mua nhà . Đó là nhờ sự phanh phui của vài tờ báo Đức ; vì báo chí , theo như truyền thống , luôn luôn là TAI MẮT của nhân dân . Tuy nhiên ở một số nước - không chịu hội nhập trào lưu cùng thế giới - báo chí vẩn còn phải làm theo sự CHỈ ĐẠO của chính quyền !!!
    Trong vụ Tiên Lãng , ông Nguyễn văn Thành , bí thư TP Hãi phòng và một số lãnh đạo khác đã coi thường dư luận và chà đạp lên pháp luật , chẳng qua các ông ấy nghĩ rằng mình vẩn còn một HẬU THUẨN rất lớn mạnh ở sau lưng mình !!!
    Đất nước mình nó như vậy rồi !
    TRONG KHI ĐÓ :
    Ngày 17/2/12, Tổng thống Đức Christian Wulff đã chính thức tuyên bố từ chức, sau vụ bê bối vay nợ cá nhân xảy ra từ năm 2008, thời ông còn là Thống đốc cũa bang Hạ Saxony. Phát biểu tại lâu đài Bellevue, ông Wulff đã nhắc tới “sự tin tưởng” của dân chúng đối với ông “đã giảm sút”. Và vì lý do đó, ông “không thể tiếp tục cương vị này”, dù thề rằng mình vô tội, dù khẳng định đây chỉ là “vấn đề cá nhân”.
    “Trách nhiệm đảm bảo công bằng” cho dân chúng là một trong những nội dung quan trọng nhất của lời tuyên thệ đối với bất kỳ Tổng thống Đức nào. Và lẽ công bằng nhất dành cho một Nguyên thủ Quốc gia, như ông Wulff, là TỪ CHỨC khi niềm tin của dân chúng đối với ông bị tổn hại.
    Giới hạn niềm tin, là thứ không được quy định trong Luật, nhưng lại rất rõ ràng và là một ràng buộc đối với mọi chính quyền, mọi quan chức.

    Trả lờiXóa
  8. Cu Tài thính chuyện Á,Âu ra phết!
    Nhưng lại đếch kể chuyện thủ tướng ITALI
    Trùm trốn thuế,thợ chơi gái BERLOTCOLI
    Đã từng 4,5 lần làm thủ tướng của đất nước hình chiếc ủng
    Tài ngu!hãy nghe cho thủng:
    Ở đâu cũng có người tốt,người hay
    Đừng hận thù,cay cú đặt bày
    Moi móc,dựng chuyện hòng gây bạo loạn...
    Cái loại như Tài chúng tớ đâu có ngán
    Cứ thử xem...sẽ biết tay ngay!

    Trả lờiXóa