Mới 26 tháng Chạp, anh bạn từ Hoà Bình đem xuống cho đôi gà sống ăn Tết. Đôi gà béo, khoẻ mạnh. Tự nhiên thấy thích, đem nuôi mà quên luôn nhiệm vụ chính của chúng là dùng vào những bữa cỗ Tết.
Nửa đêm, đang ngồi làm việc chơt nghe tiếng gà gáy. Đầu tiên là một giọng đùng đục, trầm trầm, đúng là giọng thổ rồi tiếp theo là những tiếng trong và thanh hơn của giọng kim từ chính nhà mình. Rồi dồn dập hai ba giọng khác ở những nhà khác hoà theo. Như một làng quê vậy. Lại thấy bồi hồi nhớ những ngày xa lắc xa lơ về một làng quê nghèo khó mà thanh bình. Những kỉ niệm cũ từ ngày xưa sống lại, lúc rõ rệt, lúc mơ hồ nhưng cứ cồn cào.
Tiếng gà gáy quá quen thuộc với những người có những năm tháng gắn bó
với nông thôn như tôi. Tiếng gà mùa hè nghe như thấy cái oi bức của
không gian còn tiếng gà mùa đông dường như có cái rét ngọt, rét đậm
trong ấy. Đang năm trên ổ rơm dưới bếp, hưởng mùi ấm nồng của khói trấu
chợt nghe tiếng gà gáy dồn là biết phải dậy đi học rồi. Chao ơi ngại vì
cái rét ngọt. " Tháng "Giêng rét đài, tháng hai rét lộc" là đây. Rét,
chân trần dẵm lên cỏ ướt sương đêm, ửng đỏ vì cước, dẵm lên đường xuyên
qua những cánh đồng mới cày vỡ...tê cứng để đến trường. Sương mù mùa
Đông trắng đục dâng lên trên cánh đồng vắng và lũ học trò chúng tôi đi
như bơi trong sương. Có hôm mù nhiều, đến nơi áo sống ẩm hơi sương còn
người thì tê cóng. Nhìn những ánh lửa của các gia đình bên đường chỉ
muốn sà vào ngồi nhờ một lát cho đỡ rét.
Hai hôm nay chỉ còn gà nhà tôi gáy. Lũ bạn nó đã bị giết cả rồi. Hai con gà nhà tôi vẫn gáy vào những giấc nửa đêm, tảng sáng nhưng không còn hô ứng như mấy hôm trước. Vợ tôi bảo: " Anh nuôi đến bao giờ?". Tôi bảo " Anh nuôi cho nó đẻ". Vợ trố mắt: " Gà trống mà đẻ được?". Tôi phì cười: " Tự nó không đẻ ra trứng mà cần máy đẻ. Phải cưới vợ vợ nó nữa". Thế là vợ sốt sắng bàn chuyện mua chuồng, nuôi gà sạch.
Tôi chỉ muốn nghe tiếng gà gáy thôi. Nghe nó gáy như thấy vui hơn, thấy một cái gì đó gần gũi, bâng khuâng của một thời đã xa đang trở lại. Có lẽ do nhàn rỗi mà dở chứng chăng? Nhưng, tiếng gà gáy giữa phố thị sao nghe yên bình và thương mến thế?
Phạm Quang Long
(Theo Facebook Phạm Quang Long, https://www.facebook.com/long.phamquang.35?fref=nf)
*Ghi chú: Anh Phạm Quang Long là giáo sư, từng là Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Hà Nội, từng học khóa 15 khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội
Hai hôm nay chỉ còn gà nhà tôi gáy. Lũ bạn nó đã bị giết cả rồi. Hai con gà nhà tôi vẫn gáy vào những giấc nửa đêm, tảng sáng nhưng không còn hô ứng như mấy hôm trước. Vợ tôi bảo: " Anh nuôi đến bao giờ?". Tôi bảo " Anh nuôi cho nó đẻ". Vợ trố mắt: " Gà trống mà đẻ được?". Tôi phì cười: " Tự nó không đẻ ra trứng mà cần máy đẻ. Phải cưới vợ vợ nó nữa". Thế là vợ sốt sắng bàn chuyện mua chuồng, nuôi gà sạch.
Tôi chỉ muốn nghe tiếng gà gáy thôi. Nghe nó gáy như thấy vui hơn, thấy một cái gì đó gần gũi, bâng khuâng của một thời đã xa đang trở lại. Có lẽ do nhàn rỗi mà dở chứng chăng? Nhưng, tiếng gà gáy giữa phố thị sao nghe yên bình và thương mến thế?
Phạm Quang Long
(Theo Facebook Phạm Quang Long, https://www.facebook.com/long.phamquang.35?fref=nf)
*Ghi chú: Anh Phạm Quang Long là giáo sư, từng là Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Hà Nội, từng học khóa 15 khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaỞ thành phố, tiếng gà gáy có làm phiền hàng xóm không ?
Trả lờiXóaNuôi gia súc, gia cầm trong thành phố ? Chắc chỉ có ở Việt Nam.
Không chỉ chuyện nuôi gà trong thành phố mà ở VN còn có bao nhiêu chuyện chả giống nước nào trên thế giới ví dụ như chuyện"lợn nuôi GS"hồi trước ấy
Trả lờiXóaNuôi gà trong buồng tắm như ngày xưa yêu dấu í .
Trả lờiXóaÔi, bao giờ mới trở lại ngày xưa mông muội nhưng (vì thế mới nghĩ) hào hùng nhỉ!
Bây giờ hợp với ngày xưa, trong mới có cũ, trong cũ có mới . Nông thôn hóa thành thị song song với thành thị hóa nông thôn . Chừng chục năm cả nông thôn lẫn thành thị đều biến mất . Tới đó là chúng ta mấp mé chủ nghĩa xã hội rồi, không cần chờ tới cuối thế kỷ như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận xét (rất chính xác) đâu .