Trưa. Ông bạn đồng nghiệp Nam Phong lấy ngựa sắt 2 bánh chở tôi đi. Tôi rụt rè bảo trời hơi lạnh mưa phùn thế này, hay để anh diện taxi, Phong nói khéo vẽ, vèo cái là tới nơi ngay đấy mà, vả lại để hai anh em tranh thủ tán thêm vài ba câu càng khoái.
Cu Phong chở mình theo lối đường Thanh Niên. Qua đền Quán Thánh, hương
trầm ngạt ngào giăng đầy phố, có cảm giác quờ tay là vơ được từng vốc
hương đậm đặc. Hồ Trúc Bạch, hồ Tây, chùa Trấn Quốc mờ ảo trong mưa xuân
li ti và sương muộn, quyến rũ lạ thường. Thầm nghĩ, hầu như ai về thủ
đô cũng hăm hở thăm lăng cụ Hồ, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chợ
Đồng Xuân, phố cổ…, nhưng nếu không lững thững ra đường Thanh Niên lặng
ngắm phong cảnh nhị hồ thì kể ra cũng như chưa biết thế nào là Hà Nội.
Tôi lần đầu biết đường Thanh Niên vào năm 1975. Một người bạn tôi có bạn nhà ở gần khu Ngọc Hà rủ tôi cùng đến đó chơi. Lúc về chỉ tò mò đạp xe vào đường Thanh Niên thôi. Tôi gò lưng đạp, gió thổi lồng lộng, tóc bạn bay ngược cuốn cả vào mặt phi công cầm lái. Cái mùi bồ kết dìu dịu ấy làm tôi say suýt đâm cả xe đạp vào gốc cây. Hồi đó tai nạn giao thông hiếm lắm. Tí nữa thì tên mình được khắc vào ven hồ Tây.
Ngồi sau xe Phong, lẩn thẩn nghĩ có lẽ đây là con đường đẹp nhất, duyên dáng phong tình nhất Hà Nội. Huyền ảo, như thực như mơ. Chỉ riêng cái phần bảng lảng sương sớm sương chiều đã khiến nó đứng riêng một cõi mà không phố không đường nào trên cả nước này dám nghĩ đến chuyện cạnh tranh.
Người Hà Nội có lý khi phân biệt khá rành mạch đường và phố. Những con đường nào chủ yếu để lưu thông, đi lại thì là đường, còn nếu vừa đi lại, vừa có nhà cửa san sát, buôn bán nhộn nhịp thì là phố. Phố Hàng Đào, phố Hàng Khay, phố Tràng Tiền… Nhưng đường thì đường Thanh Niên (tôi vẫn thích cái tên cũ của nó là Cổ Ngư), đường Hùng Vương (chạy qua lăng cụ Hồ), đường Nam Bộ (bởi một bên chỉ có đường tàu lửa). Chả ai gọi là đường Bà Triệu, đường Lò Sũ bao giờ, mà cũng chả ai gọi là phố Thanh Niên, phố Nam Bộ (bây giờ tên là Lê Duẩn). Nhắc chuyện này, lại thấy ở Sài Gòn, đường và phố cứ tùm lum tà la, chả biết đâu mà lần.
Đi trên đường Thanh Niên, bất chợt nhớ bài thơ của thi sĩ quá cố Đinh Vũ Hoàng Nguyên “Có một phố vừa đi qua phố”. Mình lẩm bẩm, đấy là Nguyên viết về phố, còn đây là đường, hôm nào mình sẽ bắt chước Nguyên viết “Có một người vừa đi qua đường”, người xưa chuyện cũ. Chưa có thời gian viết thì đành biên tạm mấy dòng này cho đỡ quên vậy.
Chiều xuân Bính Thân, tháng 3.2016 tây
Nguyễn Thông
Tôi lần đầu biết đường Thanh Niên vào năm 1975. Một người bạn tôi có bạn nhà ở gần khu Ngọc Hà rủ tôi cùng đến đó chơi. Lúc về chỉ tò mò đạp xe vào đường Thanh Niên thôi. Tôi gò lưng đạp, gió thổi lồng lộng, tóc bạn bay ngược cuốn cả vào mặt phi công cầm lái. Cái mùi bồ kết dìu dịu ấy làm tôi say suýt đâm cả xe đạp vào gốc cây. Hồi đó tai nạn giao thông hiếm lắm. Tí nữa thì tên mình được khắc vào ven hồ Tây.
Ngồi sau xe Phong, lẩn thẩn nghĩ có lẽ đây là con đường đẹp nhất, duyên dáng phong tình nhất Hà Nội. Huyền ảo, như thực như mơ. Chỉ riêng cái phần bảng lảng sương sớm sương chiều đã khiến nó đứng riêng một cõi mà không phố không đường nào trên cả nước này dám nghĩ đến chuyện cạnh tranh.
Người Hà Nội có lý khi phân biệt khá rành mạch đường và phố. Những con đường nào chủ yếu để lưu thông, đi lại thì là đường, còn nếu vừa đi lại, vừa có nhà cửa san sát, buôn bán nhộn nhịp thì là phố. Phố Hàng Đào, phố Hàng Khay, phố Tràng Tiền… Nhưng đường thì đường Thanh Niên (tôi vẫn thích cái tên cũ của nó là Cổ Ngư), đường Hùng Vương (chạy qua lăng cụ Hồ), đường Nam Bộ (bởi một bên chỉ có đường tàu lửa). Chả ai gọi là đường Bà Triệu, đường Lò Sũ bao giờ, mà cũng chả ai gọi là phố Thanh Niên, phố Nam Bộ (bây giờ tên là Lê Duẩn). Nhắc chuyện này, lại thấy ở Sài Gòn, đường và phố cứ tùm lum tà la, chả biết đâu mà lần.
Đi trên đường Thanh Niên, bất chợt nhớ bài thơ của thi sĩ quá cố Đinh Vũ Hoàng Nguyên “Có một phố vừa đi qua phố”. Mình lẩm bẩm, đấy là Nguyên viết về phố, còn đây là đường, hôm nào mình sẽ bắt chước Nguyên viết “Có một người vừa đi qua đường”, người xưa chuyện cũ. Chưa có thời gian viết thì đành biên tạm mấy dòng này cho đỡ quên vậy.
Chiều xuân Bính Thân, tháng 3.2016 tây
Nguyễn Thông
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaThế mà bảo miền Bắc nói chung đã xóa bỏ giai cấp, đặt nền móng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội .
Trả lờiXóaSạo Bà Cố luôn, phân biệt giai cấp ngay ở cách gọi tên đường!
Thấy miền Nam "đi tắt đón đầu" chưa ? Nội cách đặt tên đường cũng chứng tỏ cơ bản xóa xong giai cấp rồi đấy nhá!
xuyên tạc vừa thôi bố ơi, việc tên đường thì có gì đâu cơ chứ, cái tên thanh niên nó cũng hay cơ mà, nó thể hiện sức trẻ của thanh niên nước ta, tạo động lưc để thanh niên đóng góp vào công cuộc đi lên của đất nước đấy thôi. Cái tên bình thường thế chẳng ai nghĩ gì mà cũng xuyên tạc ra cho được, con lạy bố
XóaCó đường Thanh Niên thì phải có đường Bà Già có đường Ông Lảo mới hài hòa chứ
Xóa"Người Hà Nội có lý khi phân biệt khá rành mạch đường và phố. Những con đường nào chủ yếu để lưu thông, đi lại thì là đường, còn nếu vừa đi lại, vừa có nhà cửa san sát, buôn bán nhộn nhịp thì là phố"
XóaThế không phải phân biệt giai cấp thì là gì ?
Nói đến Hà nội là nói đến Hồ gươm,chùa một cột,bút tháp, hồ tây, gò đống đa. Còn lại bị thay đổi xoành xoạch ấy mà! đường với chả phố, Tháp với chả lăng!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa