Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Thơ nịnh

Chả giấu gì, tôi là một trong khá nhiều người từng thích nhà thơ Chế Lan Viên và thơ của ông. Cứ thấy có giọng điệu lạ thì thích thôi. Mà nói của đáng tội, ông Chế có khá nhiều câu đọc được.

Nhưng ông và ông Xuân Diệu là hai nhà thơ nịnh thượng hạng, siêu nịnh. Nhiều câu nhiều bài chối không chịu được. Bài "Ngói mới" của Xuân Diệu là một ví dụ. Chế cũng chả kém. Khi nông dân bị ép vào hợp tác xã làm ăn ba chập ba cháo, đói vàng cả mắt thì ông viết "Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cắt/Đêm no ấm giọng chèo khuya khoan nhặt/Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta/Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác/Chim cu gần, chim cu gáy xa xa"... Đại loại nịnh thối vậy.
Thời ấy, nịnh thì sống. Đến cá tính, thẳng thắn như cụ Nguyễn Tuân cũng có lúc phải chua chát thừa nhận "tôi sống được đến lúc này cũng bởi im mồm". Toàn đảng toàn dân đồng thanh nịnh thì thơ dở cũng thành thơ hay.

Hồi xưa, mấy anh em tôi khi đọc trong sách giáo khoa lớp 10 bài "Người đi tìm hình của nước" của đại thi sĩ nịnh Chế Lan Viên đã rất thắc mắc về câu mở đầu "Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi". Ai cũng tấm tắc khen câu thơ hay, khen thi sĩ tài hoa trổ bút thần, khen hình tượng con người bỏ nước đi tìm đường cứu nước, mà không hề thắc mắc tại sao đất nước đã đẹp đến thế, đẹp vô cùng, còn bỏ đi làm gì.

Hồi xưa có những trường hợp con nhà địa chủ, giàu có, gia thế, sống rất sung sướng nhưng quyết chí bỏ nhà ra đi làm cách mạng bởi nhiều nhà khác còn đói nghèo, bị áp bức (như ông Trường Chinh chẳng hạn). Bỏ nhà mình giàu có với mục đích mọi nhà cùng giàu có.

Nếu cụ bỏ nước đẹp vô cùng đi với mục đích cứu cả thế giới lầm than, làm cách mạng quốc tế toàn địa cầu thì bỏ nước còn có lý, nước mình đẹp nhưng nhiều nước khác vẫn đen tối, u ám, xấu xa, mình hy sinh, từ bỏ cái đẹp để đi cứu người ta, sẽ dễ chấp nhận. Đằng này nước mình đã đẹp rồi, lại còn bỏ đi. 

Nếu nước lầm than dưới ách cai trị của thực dân phong kiến mà khen là đẹp thì phải xem lại nhà thơ Chế Lan Viên. Nói theo kiểu cô Tạ Bích Loan, viết như thế nhằm mục đích gì.

Nguyễn Thông

4 nhận xét:

  1. Một người "không tên tuổi" nịnh, hót nghe đã thấy xấu hổ thay! còn người "có vị" mà nịnh hót thì nhiều người biết, dĩ nhiên họ rất thất vọng và chuyển sang nhê tởm! Ví dụ bà Tạ Bích loan, nay chỉ còn những người mf và điếc thì còn may ra là thần tượng của họ thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Không biết tôi may hay học dốt chứ nói đến thơ phú thì ngoài KIỀU của cụ Du ,chẳng mấy khi đọc hết một khổ thơ của ai,thú thực không riêng gì cụ CHẾ mà hầu như gần hết các cây bút được in thơ đều cho ra một loaị thơ như nhau ,đó là thơ viết vì gaọ ,nịnh bợ thể chế,do vậy không có thơ để lại như ông cha ta đã từng để cho hậu thế.NGƯỜI ĐỌC.

    Trả lờiXóa
  3. bac Thong bat dau lu lan-ngay xua di hoc bac hoc gioi van,nhu the toi the rang bac la con vet vi moi bai van ,bai tho bac deu ca ngoi dat nuoc ,dang cs ,doan tncshcm roi thi Doi thieu nien ,nhi dong---moi bai tho ,bai van co ;mo bai ,than bai va ket luan va phan ket luan bac cung luon luon hua phan dau la cong dan tot la thanh nien co ly tuong ,con nguoi moi xhcn v v---vi luc do no phai nhu the neu khong do bac buoc vao giang duong dai hoc duoc---vay bay gio bac bi quan voi cuoc song ma gian ca chem thot noi xau nhung nguoi da khuat --o hay thi ra bac Thong cung DEO ra gi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là giác ngộ nhờ phỏng đái miền nam 30/4. Ngay đến bọn trí thức VNCH mà còn bị vc mê hoặc nữa là chú Thông!

      Xóa