Tôi không nắm rõ ở Hà Nội thì thế nào, nghe nói có khá hơn, đông người đi hơn, chứ ở Sài Gòn thì chính mắt tôi nhìn thấy hằng ngày, nhất là các tuyến xe buýt 45, 91 chạy về bến xe quận 8. Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, ngó những chuyến xe buýt lèo tèo vài khách, thậm chí cứ nhong nhong chạy không, thật cám cảnh.
Nhu cầu đi lại của người dân rất lớn, nhưng phần lớn không đi xe buýt. Có nhiều lý do, sẽ phân tích sau trong một bài khác.
Mỗi chiếc xe buýt kềnh càng chạy trống không hoặc ít khách, không chỉ tốn công tốn sức con người, tốn xăng dầu, mà còn chiếm rất nhiều diện tích đường. Những nhà quản lý kinh tế xứ này cóc cần biết điều đó, với họ, cứ có xe buýt chạy trên đường là hoàn thành nhiệm vụ rồi. Thậm chí có hồi các nhà sản xuất muốn được quảng cáo trên xe buýt, nhưng chính quyền vẫn nhất quyết không cho, bảo rằng xe là xe, đó không phải chỗ để quảng cáo. Thật hết biết.
Đường sá xứ ta chật chội, nhu cầu dân chúng đi lại rất linh hoạt, rất cao, cần có loại hình phương tiện chuyên chở phù hợp. Tôi cho rằng không thứ xe vận chuyển công cộng nào hợp hơn loại xe chục chỗ trở lại. Như xe lam Lambretta, xe khách nhỏ Daihatsu của miền Nam hồi trước năm 1975, hoặc như xe tuk tuk bên Thái Lan. Chạy như mắc cửi. Nhanh, thuận tiện, tới đâu xuống cũng được, không phải chờ đợi lâu. Vé rẻ, hợp túi tiền bình dân. Không chiếm đường. Phù hợp đô thị. V.v..
Nhưng các nhà cai trị cứ muốn tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phải to như xe buýt, thế mới xứng đáng. Họ thẳng tay dẹp bỏ xe lam bởi đó là tàn dư của "ngụy". Họ làm kinh tế theo kiểu thích thì làm, còn hay dở thế nào mặc kệ. Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi.
Xe buýt lỗ chỏng gọng. Vậy thì tại sao không rà soát lại, tuyến nào vẫn đông khách, đáp ứng được nhu cầu đi lại của đông đảo người dân thì duy trì; tuyến nào thưa thớt, lèo tèo, vắng khách, xe chạy không thì cần tổ chức lại. Hoặc bỏ, hoặc thay thế bằng xe phù hợp. Thế mà là tư duy kinh tế.
Cho những cái đầu ỷ lại vạch đường đi lên chủ nghĩa cộng sản, chắc đích cũng sắp tới nơi rồi, chỉ có điều đó là cộng sản nguyên thủy mà thôi.
Sao mà thương nhớ cái xe lam tôi từng đi trên đường phố Sài Gòn đầu năm 1977 đến thế.
Nguyễn Thông
Trước 1975, ở SG vẫn có xe buýt, vẫn có các loại xe khách Lambretta, Toyota,... Tất cả là tư nhân mà họ vẫn hoạt động có lãi, do chính sách kinh tế của họ. Thời bộ trưởng kinh tế Au trường Thanh có kế hoạch nhập xe máy trên 100 phân khối về thì bị lưỡng viện quốc hội không thông qua để người dân sử dụng phương tiện xe buýt, xe Lam...
Trả lờiXóa