Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Điều chưa biết về chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (kỳ 3, cuối)

Tới bài kỳ này, điều chưa biết thì tôi đã “khai” rồi, mọi người khá tỏ rồi, chỉ còn một số điều chưa biết về thầy Năm, về những gì liên quan tới cách cư xử của chế độ mới.

Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm có học vị phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) cơ khí, học ở Liên Xô về. Trước tháng 4.1975, thầy là giảng viên Trường đại học cơ điện Bắc Thái (hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên hồi đó nhập một, tên như vậy). Trường đặt ở thị xã Thái Nguyên, nay ai có dịp tới thành phố miền núi này sẽ thấy một cơ sở trường ven quốc lộ 3- đường 3 Tháng 2, rất to rộng, hoành tráng, Trường đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, vốn sinh ra từ nó. Tôi có ông bạn người Tày, tên Ma Duy Giang, học văn Tổng hợp xong về dạy ở đây, vừa được trời gọi hồi tháng 10. Tất nhiên hai vị không biết nhau bởi khi anh Giang hồi cư tỉnh Thái thì phó tiến sĩ Năm đã đương chức Hiệu trưởng Trường dự bị đại học Tiền Giang, cơ sở 1 tại huyện Châu Thành (Tiền Giang), cơ sở 2 tại 91 Nguyễn Chí Thanh quận 5, tiếp thu cơ sở vật chất của Đại học khoa học Sài Gòn cũ.

Bộ máy của trường sau giải phóng đương nhiên là các sĩ quan quân đội, hai thiếu tá mới chỉ hết lớp 10, Nguyễn Văn Su và Phan Văn Thạnh, đóng chức hiệu phó. Thêm một cán bộ tuyên huấn chuyên nghiệp cao to hồng hào như Tây là cụ Nguyễn Nhu từ Đại sứ quán bên Liên Xô về cũng hiệu phó luôn. Ba vị này chủ yếu làm công tác tổ chức và quản trị. Gánh nặng chuyên môn dồn lên ngài phó tiến sĩ hiệu trưởng. Phải khen cho những người làm tổ chức của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, họ đã lần mò lên tận Thái Nguyên khỉ ho cò gáy chấm được một người xứng đáng cầm đầu ngôi trường mới toe. Nó phát triển nhanh như thế, chững chạc như thế, dĩ nhiên công của nhiều người, có cả tôi, hì hì, nhưng công đầu là thầy Năm. Các đời hiệu trưởng về sau, chỉ việc kế thừa, hưởng thụ và… phá là chính.


Thầy Năm là dân miền Nam tập kết, cũng sàn sàn lứa với các ông Phan Văn Khải, Lê Văn Triết, được bồi dưỡng làm hạt giống đỏ và đẩy đi Liên Xô. Sướng như đi Liên Xô. Thời ấy, dân Bắc muốn đi Liên Xô thì phải thuộc dạng xuất chúng, hoặc con cháu ông to, còn dân Nam chỉ cần là người… miền Nam, là OK. Tôi chả biết đám ông Khải, ông Triết, rồi cả sau chút nữa là ông Trương Hòa Bình chẳng hạn có giỏi giang gì không, chứ cái cung cách của thầy Năm mà tôi biết, chứng tỏ người giỏi. Dù đám Bắc chúng tôi bị thầy đì sói trán nhưng cứ phải công nhận đó là ông hiệu trưởng tài. Không tài mà lại, khi cả nước đói vàng mắt, lương tháng giáo viên chỉ đủ sống dặt dẹo một tuần thì thầy nghĩ ngay ra việc tổ chức luyện thi đại học. Cuối thập niên 70, suốt thập niên 80, nửa đầu 90, giáo viên của trường sống được là nhờ luyện thi, nhiều người giàu lên nhờ luyện thi. Trường dự bị đại học lừng danh về luyện thi. Thì ai cũng hiểu, luyện thi cũng là cách có “tác dụng” giết chết nhân tài, làm hỏng hệ đại học, nhưng thực thà mà nói, khi ấy thầy Năm đã thay mặt nhà nước góp phần cứu sống bao nhiêu gia đình giáo viên. Không có luyện thi, có lẽ đám giáo viên “lưu dung” sẽ bỏ đi, vượt biên hết, theo chân Đái Phụng Thời, Huỳnh Công Sanh, Cung Bỉnh Duyệt, Hứa Hồ Ngọc… hết. Lại chả chỉ còn trơ khấc đám nam tiến chúng tôi, thầy Năm sẽ hết đường huấn luyện.

Năm 1979, một hôm thầy hiệu trưởng gọi tôi lên, bảo mày đi với tao và bà Huệ. Cô Nguyễn Thị Huệ đương chức Trưởng phòng giáo vụ. Tôi hơi ngại, mình giáo viên quèn, lại đi với hai quan lớn. Chất lên cái xe Datsun màu xanh cũ kỹ 4 chỗ do ông Đoàn tài xế cầm lái, chạy tậm tạch, bò mãi mới tới con đường lạ hoắc ở quận 1. Lần đầu tiên trong đời, tôi được ngồi xe con. Tôi thấy biển tên đường Huỳnh Khương Ninh, sực nhớ đã đọc ở đâu đó người ta kể ông Lê Duẩn hồi trốn lại miền Nam không đi tập kết đã ẩn náu trên con đường này. Mấy thầy trò tôi tới nhà một phụ huynh, nhà phía số chẵn, gần chếch trường tiểu học. Thầy Năm bảo, đây là nhà ông Hồ Ngọc Chiếu, ba của con bé Hồ Ngọc Thúy, học sinh lớp mày chủ nhiệm. Thầy nói với tôi, ông Chiếu là anh, các ông Hồ Ngọc Cứ, Hồ Ngọc Nhuận là em. Họ là những nhân sĩ, có những đóng góp cho cách mạng. Cái Thúy nó quen với kiểu học ở miền Nam, nay nó học kiểu mới, không vô, cứ đòi nghỉ. Ông Chiếu nhờ nhà trường thuyết phục. Giá người khác thì tao cũng để xem xem, nhưng anh em ông Nhuận đang có những lăn tăn thất vọng về chế độ mới.

Ông Chiếu, ông Nhuận đúng là những bậc nhân sĩ, của họ Hồ Ngọc nổi tiếng ở miền Nam trước kia, ăn nói nhỏ nhẹ, tình cảm mà không xun xoe quỵ lụy mặc dù đang nhờ vả. Thầy Năm bảo với ông Chiếu, anh cứ yên tâm, có thầy giáo chủ nhiệm nó đây, chúng tôi sẽ động viên, giúp đỡ con anh, không để nó bỏ học đâu. Anh em ông Chiếu cảm ơn, tiễn chúng tôi về. Tôi kể chuyện này để nói rằng ngay cả những điều tưởng như nhỏ nhặt thế vẫn được thầy quan tâm giải quyết chu đáo. Cô Thúy sau đó vào đại học, rồi nghe nói đi xuất cảnh. Cũng phải thôi, thành phần như Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Ngọc Cứ, Hồ Ngọc Chiếu, cũng như Nguyễn Hữu Hạnh, Trịnh Đình Thảo, Ngô Bá Thành, Nguyễn Phước Đại, Lý Quý Chung, Nguyễn Ngọc Lan… chỉ được tin dùng thời vụ, khi chế độ mới không muốn dùng nữa thì chả còn cách nào hơn là đi. Đến ông Trịnh Đình Thảo từng được đặt vào chức Chủ tịch Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, vốn rất nổi tiếng về khu biệt thự giữa Sài Gòn có con đường đặt tên đường Hồ Chí Minh, trêu ngươi chính quyền Sài Gòn mà họ chả làm gì nổi, vậy mà sau “giải phóng” cả biệt thự lẫn đường Hồ Chí Minh đều bị tịch thu, tới nay con cháu vẫn chưa đòi được. Nhà ông Chiếu chắc cũng tương tự.

Lâu lâu tôi có dịp ngang qua căn nhà ấy trên đường Huỳnh Khương Ninh, lại nhớ cái lần đầu tiên đi xe con trong đời.

Nguyễn Thông

5 nhận xét:

  1. Thui thì tui mong tất cả những người đã từng tham gia không ít thì nhiều vào công cuộc đánh đuổi Mỹ-Ngụy cho Trung Quốc, hy vọng những người đó vưỡn còn có lòng, có trách nhiệm với danh dự của chế độ & của Đảng mà trải tâm can dùng lời tâm huyết nói lên tiếng can ngăn của trung thần với Đảng, với chế độ, rằng thì là mà đừng bao giờ đi vào con đường "phò Mỹ, bài Trung" của chế độ Ngụy, của bọn quân phiệt theo đuổi đường lối chiến tranh Mỹ-Thiệu-Kỳ, của độc tài Trần Văn Hương . Vì đi theo con đường của bọn quân phiệt theo đuổi đường lối chiến tranh Mỹ-Thiệu-Kỳ chính là phản bội lại tinh thần dấn thân đấu tranh chống Mỹ-Thiệu-Kỳ của nhân sĩ trí thức "đảng viên hoạt động nội thành" ngày xưa, phản bội lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ . "Phò Mỹ, bài Trung" chính là phản bội lại những tư tưởng cao quý của thế hệ trước . Phản bội những thứ đó thì làm sao có thể xây dựng dân chủ, hòa bình dân tộc & độc lập quốc gia được ? Chỉ có thể tái tạo lại 1 chế độ độc tài, quân phiệt theo đường lối chiến tranh của Mỹ-Thiệu-Kỳ thui . Kêu gọi "phò Mỹ, bài Trung" chỉ là những kẻ a dua, âm miu kéo ngược, xóa trắng & bôi nhọ lịch sử, bọn phỉ báng nhân sĩ trí thức . Hoàn toàn không phải là người Việt Nam chân chính .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác cứ an tâm mà thờ đảng nhé,thời buổi này muốn phò Mỹ cũng không dễ chút nào đâu. Ngèo mà ham.

      Xóa
    2. Thờ Đảng thì bao giờ cũng an tâm hết . Cả nước Việt ta vẫn an tâm đấy, có sao đâu ?

      Nói chứ, khách quan nhất là thờ Bác Hồ . Bác Hồ nói cái gì thì cái đó là chân lý, ai không tin như vậy thì không phải người tử tế rùi . Thui thì "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" đã coi như xong rùi, chúng ta không mún chiến chanh nhưng thờ Bác Hồ, ta cần có 1 thái độ cương quyết hơn với kẻ thù của Bác Hồ là đế quấc Mỹ . Ngày xưa Trần Đăng Khoa nàm thơ rằng tổng thống Mỹ cũng phải mút xờ cu Bác Hồ, bây giờ có vẻ toàn Đảng toàn dân đang làm chiện ngược lại .

      Xóa
  2. Nhắc đến những cái tên "Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Ngọc Cứ, Hồ Ngọc Chiếu, cũng như Nguyễn Hữu Hạnh, Trịnh Đình Thảo, Ngô Bá Thành, Nguyễn Phước Đại, Lý Quý Chung, Nguyễn Ngọc Lan…" mà cứ lo đau đáu cho vận mệnh của Đảng bây giờ.

    Nhớ ngày xưa sau giải phóng, giữa kinh thành Ba Lê tráng lệ, khi báo chí chất vấn về chủ trương của Đảng đưa bọn ngụy quân ngụy quyền đi cải tạo, bà luật sư Ngô Bá Thành đã dõng dạc nói, ý, rằng như thế là nhân đạo lắm . Đáng lẽ phải lập tòa án như Nuremberg để xử tội chống nhân loại, chống lại loài người của chúng nó .

    Hoàng Thị Nhật Lệ, Trần Nhật Quang ... còn (quá) nhiều thứ để học mới hòng mon men tới gót chân của những nhân sĩ trí thức vĩ đại như những "Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Ngọc Cứ, Hồ Ngọc Chiếu, cũng như Nguyễn Hữu Hạnh, Trịnh Đình Thảo, Ngô Bá Thành, Nguyễn Phước Đại, Lý Quý Chung, Nguyễn Ngọc Lan…". Cái lợi là những Hoàng Thị Nhật Lệ, Trần Nhật Quang ... có những tấm gương tỏa sáng muôn đời để học tập . Chỉ đề nghị các bạn í nên khiêm tốn học hỏi những tấm gương muôn đời tỏa sáng, để có nhiều cống hiến hơn trong công cuộc bảo vệ danh dự của cách mạng, của Đảng, của chế độ như các nhân sĩ trí thức ngày xưa .

    Trả lờiXóa
  3. Móc méo làm gì. Tuổi của chúng ta cũng gần mép lổ rồi. Chế độ chính trị nào, kể cả Việt Quốc hay Việt Cộng, là người tử tế thì thời nào cũng không vục mặt trước cái sai của chế độ, không cố xóa nhòa cái đúng
    của chế độ. Sống được vậy là hợp đạo, là quí lắm rồi.

    Trả lờiXóa