Kỳ thi vào... lớp 10 cho năm học mới mà người ta bắt đầu sáng nay là vậy. Hàng mấy chục vạn đứa trẻ lứa tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" bị đẩy vào cuộc cạnh tranh, lo lắng, mất ăn mất ngủ, sợ sệt, chán nản, mà không chỉ riêng chúng, còn kéo theo cả cha mẹ, gia đình vào cuộc tranh đua vất vả vĩ đại ấy.
Báo chí đưa tin: Ở Hải Phòng có cháu gái suýt chết khi ngủ trong xe hơi cho mát do nhà bị cúp điện, phải bỏ thi, không được đặc cách xét vào lớp 10; ở nơi khác có cháu trên đường đi thi bị tai nạn giao thông gần gãy chân, được băng bó rồi cáng vào phòng thi để làm bài; nơi khác nữa có cháu ngủ quên được công an tới tận nhà chở đi, v.v.. Tất cả những chuyện vui buồn không đáng có ấy đều sinh ra từ trò chơi thi cử hành hạ con người.
Ở xứ này, người ta có thể chi tiền tỉ tỉ để làm tượng đài, cổng chào, in sách không người đọc ra 7 thứ tiếng, chăng khẩu hiệu, lễ lạt linh đình, hội thảo hội nghị kỷ niệm ông này bà nọ ngày sinh ngày mất, thậm chí tổ chức cả hội nghị hoành tráng chỉ để tiễn một ông quan loại xoàng đến tuổi về hưu. Tiền ném qua cửa sổ, nhưng trường lớp cho trẻ con học hành vẫn thiếu kinh niên, khiến chúng và cha mẹ chúng bị đẩy vào cuộc tranh đua kỳ dị. Mà vất vả đâu phải để được làm ông nọ bà kia, chỉ để được đi học, được có kiến thức sau này có ích cho đời, cho dân cho nước, cho chính bản thân mình, không thành gánh nặng cho xã hội.
Những đứa trẻ nhà nghèo, học lực trung bình, rất dễ bị cuộc thi chọn vào lớp 10 đánh trượt (người ta ước tính khoảng 30% thí sinh bị trượt). Bố mẹ chúng tất nhiên không có tiền cho chúng học trường tư học phí cao, nên lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn "con sãi ở chùa lại quét lá đa", thậm chí chúng được bổ sung cho đám thanh niên hư hỏng, phá phách. Nguyên nhân ban đầu là "búp trên cành" không được đi học, bị bộ máy cai trị gây khó dễ, gián tiếp cấm cửa, không cho tới trường.
Nhà nước có trách nhiệm phải xây đủ trường lớp cho tất cả trẻ em được đến trường, đi học, chứ không phải duyệt chi làm tượng đài, nhà lưu niệm. Quốc hội họp để bàn những chuyện này, chứ không phải đòi... thượng tướng.
Đứa cháu họ tôi sống ở bên Úc kể mấy đứa con của nó đi học không mất tiền, cứ học hết lớp này, cấp này thì học tiếp lên lớp khác, cấp khác, như sự đương nhiên, không phải thi thiếc gì cả, thi vào lớp 10 lại càng không. Trẻ con sướng, cha mẹ cũng sướng. Giáo dục không phải là thứ khổ nạn đổ lên đầu dân như ở xứ này.
Nguyễn Thông
Ở xứ này, người ta có thể chi tiền tỉ tỉ để làm tượng đài, cổng chào, in sách không người đọc ra 7 thứ tiếng, chăng khẩu hiệu, lễ lạt linh đình, hội thảo hội nghị kỷ niệm ông này bà nọ ngày sinh ngày mất, thậm chí tổ chức cả hội nghị hoành tráng chỉ để tiễn một ông quan loại xoàng đến tuổi về hưu. Tiền ném qua cửa sổ, nhưng trường lớp cho trẻ con học hành vẫn thiếu kinh niên, khiến chúng và cha mẹ chúng bị đẩy vào cuộc tranh đua kỳ dị. Mà vất vả đâu phải để được làm ông nọ bà kia, chỉ để được đi học, được có kiến thức sau này có ích cho đời, cho dân cho nước, cho chính bản thân mình, không thành gánh nặng cho xã hội.
Những đứa trẻ nhà nghèo, học lực trung bình, rất dễ bị cuộc thi chọn vào lớp 10 đánh trượt (người ta ước tính khoảng 30% thí sinh bị trượt). Bố mẹ chúng tất nhiên không có tiền cho chúng học trường tư học phí cao, nên lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn "con sãi ở chùa lại quét lá đa", thậm chí chúng được bổ sung cho đám thanh niên hư hỏng, phá phách. Nguyên nhân ban đầu là "búp trên cành" không được đi học, bị bộ máy cai trị gây khó dễ, gián tiếp cấm cửa, không cho tới trường.
Nhà nước có trách nhiệm phải xây đủ trường lớp cho tất cả trẻ em được đến trường, đi học, chứ không phải duyệt chi làm tượng đài, nhà lưu niệm. Quốc hội họp để bàn những chuyện này, chứ không phải đòi... thượng tướng.
Đứa cháu họ tôi sống ở bên Úc kể mấy đứa con của nó đi học không mất tiền, cứ học hết lớp này, cấp này thì học tiếp lên lớp khác, cấp khác, như sự đương nhiên, không phải thi thiếc gì cả, thi vào lớp 10 lại càng không. Trẻ con sướng, cha mẹ cũng sướng. Giáo dục không phải là thứ khổ nạn đổ lên đầu dân như ở xứ này.
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét