Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Bi kich chọn nhầm

BÁ TÂN

Cuối năm, nhiều tỉnh thành tiến hành họp HĐND. Đã thành thông lệ, phiên khai mạc và phiên chất vấn- trả lời chất vấn được truyền hình trực tiếp. Hồi họp QH, nhân dân cả nước chăm chú theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nay hội đồng ở các địa phương họp hành, bà con cũng quan tâm theo dõi không thua kém. Một bên là đại sự quốc gia, vấn đề của mọi vùng miền. Một bên là của địa phương, đặt ra và giải quyết vấn đề ngay trên “sân nhà”. Quốc hội được ví như là đội bóng quốc gia. HĐND các tỉnh như là đội bóng của địa phương. Cả hai đều được cổ vũ nồng nhiệt, không hiếm những vấn đề được khán giả mổ xẻ đến nơi đến chốn, thậm chí có lúc rát cả tai. Vì yêu đội bóng, muốn cho các cầu thủ chơi hay chơi đẹp, khán giả trải hết lòng mình bằng nhiều cử chỉ. Thái độ của nhân dân với quốc hội, với HĐND các địa phương cũng tương tự như vậy. Sức chịu đựng của dân có giới hạn, đó là việc cần nhớ, nếu cố tình quên sẽ phải trả giá.

Người chất vấn tại kỳ họp dĩ nhiên là đại biểu HĐND, đại diện cho cử tri nơi đã bỏ phiếu bầu họ. Chất vấn cái gì, chất vấn như thế nào. Đó là thước đo năng lực nhận biết cũng như trách nhiệm của người đại diện cho cử tri. Chất vấn phải trúng và đúng. Vấn đề được chất vấn phải là tiếng nói từ lòng dân. Thời buổi hiện nay có trăm ngàn thứ người dân quan tâm, có cả niềm vui và sự bất bình bức xúc. Nếu gần dân, thật sự xứng đáng đại diện cho cử tri, đại biểu HĐND có thể đưa ra hàng loạt vấn đề cần được chất vấn. Cuộc sống thường ngày của người dân trở thành “kho tư liệu” có đủ thứ cần làm sáng tỏ thông qua chất vấn. Cần gì phải lên tận cung trăng, sao hỏa. Chẳng phải soi vào kính hiển vi mới thấy chuyện bất an, bất ổn của người dân. Tràn ngập vấn đề cần được chất vấn.

Vấn đề là ở chỗ có biết chất vấn và có dám chất vấn hay không. Không biết chất vấn là thể hiện năng lực yếu kém, là người nhìn cuộc sống không thấy vấn đề. Nhận ra vấn đề mà không dám chất vấn, người như thế không xứng đại diện cho dân. Biết vấn đề bức xúc của dân nhưng không dám mổ xẻ, đó là né tránh, thậm chí tiếp tay cho những phần tử hành dân. Dân ta tinh lắm. Không chờ hết nhiệm kỳ, chỉ cần một vài phiên họp là đủ căn cứ “xếp hạng” từng quý vị đại biểu HĐND. Cứ 5 năm một nhiệm kỳ. Bên cạnh những “bia đá” lưu trong sổ sách tính theo nhiệm kỳ, còn có “bia miệng” được dân chúng lưu truyền kính trọng hoặc dơ lên đặt xuống chê bai.

Thực tế cho thấy, có vị chỉ tham gia một nhiệm kỳ nhưng lưu danh sâu đậm. Nhưng cũng không hiếm vị “lưu ban” khóa này sang khóa khác thế mà chỉ để lại “vùng trắng” trong lòng dân. Khổ quá, khi cầm lá phiếu trong ngày bầu cử, người dân đâu có biết tường tận tính nết, năng lực của người đại diện cho mình. Đại biểu xứng đáng thì khỏi phải nói, còn những ứng viên thuộc diện lửng lơ, dân trót bầu, khi phát hiện ra thì đã quá muộn, đành phải sống chung với họ đến hết nhiệm kỳ.

Vợ chồng sống với nhau mà lựa chọn nhầm là tự gây ra bi kịch. Cử tri chọn nhầm người đại diện, dù là ngoài ý muốn, nhưng phải trả giá rất đắt. Biết thế vậy mà ở nhiều nơi, bài học cay đắng này cứ lặp đi lặp lại. Đành rằng người dân không đứng ngoài cuộc, họ có phần trách nhiệm nhưng nguyên nhân của nguyên nhân lại nằm ở chỗ khác.

Nơi đó người dân không được chạm vào.

BÁ TÂN

9 nhận xét:

  1. "còn những ứng viên thuộc diện lửng lơ, dân trót bầu, khi phát hiện ra thì đã quá muộn, đành phải sống chung với họ đến hết nhiệm kỳ"
    He he, sao tác giả chủ quan vậy hè? Dân không có "trót" bầu, mà bầu... đại, nghĩa là bầu cho xong việc, trúng trật chi cũng thế. Mà, không bầu mấy ổng thì bầu ai? Gạch hết à? Mấy ông trông coi bầu cử hầu hết là đảng viên đó, bị phát hiện thì chết, rầy rà lắm !!!
    Thường, những người gọi là đại biểu (dù tôi nghĩ mấy ông ngữ đó, xin lỗi nha, đại biểu cái mẹ gì, thứ đại biểu "lửng lơ" sống dai nhách à. Hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác (dễ bảo mà). Thế thì dân đừng hòng "sống chung" với họ chỉ... 1 nhiệm kỳ!
    He he

    Trả lờiXóa
  2. Có được chọn sao mà bảo là chọn nhầm? "cử tri chọn nhầm"...he he! nghe tức cười quá!

    Trả lờiXóa
  3. Dân không có quyền lựa chọn. Chính Đảng mới chọn nhầm.

    Trả lờiXóa
  4. Hi hi. Em vừa treo cái stt này trên tường. Lại đọc được cái này của bác, nên dẫn sang để còm:

    - Bố ơi! Bầu cử là gì?
    - Là bầu những người được cử ra.
    - Ai cử ra hả bố?
    - Ờ.... Cái này thì bố không rõ.
    - Tại sao bố không rõ?
    - Thì lằng nhằng quá, nên không nắm được.
    - Thế mà bố dạy con, đừng làm những gì mình không chắc!
    - Đừng có mà l... á...á...o! Thay quần áo đi còn đi học!

    Trả lờiXóa
  5. Nơi đó người dân không được chạm vào.
    -------------
    Nói thẳng luôn là đang CSVN đi. Bởi đảng lãnh đạo toàn diện ! thì phải chịu trách nhiệm... toàn diện ! Nhưng vì chưa có luật nên đành chờ và tiếp tục cử để dân bầu.

    Trường lưu

    Trả lờiXóa
  6. Tôi chả bầu cho ai cả trong các lần bầu cử. Vậy mà họ vẫn trúng. Thế mới tài chứ. Có lẽ đúng như ông nghị Phước nói là vì dân trí ta còn quá thấp nên họ vẫn bầu theo sự chỉ dẫn của người khác.

    Trả lờiXóa
  7. Hỏi: Khi người ta đưa cho anh một rổ khoai thối, amh chọn được bao nhiêu củ khoai tốt ?
    TRả lời: Có chọn cũng chỉ là khoai thối thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Cái gì mà còn hô hào,còn bốc thơm thì nó càng thối lắm bà con ạ!

    Trả lờiXóa
  9. Trả lại tên Hoàng Hữu Phước cho đảng ,nhân dân không chứa chấp loại cặn bã,rác rưởi ấy đâu.Nhân dân càng không phải là con rối cho những kẻ thích trò chơi chính trị lưu manh

    Trả lờiXóa