Đâu là “ngành chức năng”?
02/06/2012 3:35Một vịnh biển “nhạy cảm” về chiến lược quân sự như vịnh Cam Ranh nhưng suốt 10 năm qua, người Trung Quốc đã đặt chân đến và cắm rễ luôn ở đó, họ đã thuộc đến từng thước vuông mặt biển trong vịnh này nhưng các cấp chính quyền địa phương mà trực tiếp là TP.Cam Ranh vẫn “không biết” hoặc có biết nhưng vẫn để tồn tại.
Một mỏ thiếc không giấy phép khai thác nhưng đã tồn tại giữa lòng TP.Đà Lạt cũng ngót 7 năm nay, những hệ lụy mà nó mang lại cho người dân quanh vùng thì thật ghê gớm nhưng chính quyền TP cũng không có động thái dứt khoát. Đến khi dư luận lên tiếng phản đối thì không phải “thiếc tặc” lúng lúng mà là... chính quyền, vì không biết ai sẽ là người đứng ra giải quyết vụ việc.Hai sự việc trên đây có khác nhau về nội dung lẫn tính chất nhưng lại giống nhau ở chỗ: khi dư luận đòi hỏi những nhà quản lý ở các địa phương đó cần phải có câu trả lời minh bạch về trách nhiệm của họ trước sự việc thì tất cả cùng đồng thanh “xin hỏi ngành... chức năng”! Lại hỏi: “ngành chức năng là ai?” thì được đẩy qua đưa lại. Ai cũng có thể được gọi là “ngành chức năng” nhưng không một ai chịu đứng ra giải quyết cả. “Ngành chức năng” đối với những trường hợp trên đây, vừa cụ thể nhưng lại vừa vô hình. Người dân có thể dễ dàng chỉ ra được ai là “ngành chức năng” nhưng chính quyền thì không thể điểm mặt chỉ tên được.
Nhân dân khu vực quanh cảng Cam Ranh đều nhẵn mặt một số người mang “họ A”, từ A Giót, A Xìu, đến A Cang, A Ngán từ 10 năm nay. Bắt đầu là những gã thương hồ đi mua cá vụn bằng tấm hộ chiếu du lịch ngắn ngày, dần dần tiến lên mua cá ngừ, giờ thì... nuôi luôn cá mú, kết thành bè và dựng nhà bè ngay sát quân cảng Cam Ranh. Có lẽ sự dễ dãi của chính quyền TP.Cam Ranh đã khiến cho những người mang quốc tịch Trung Quốc này cảm thấy “tự tin” khi rủ cả những người được xem là “ngành chức năng” ra ngoài bè của họ để lai rai mỗi tối (tường thuật của Báo Nông Thôn Ngày Nay). Vậy mà, khi các nhà báo đặt câu hỏi từ ông chủ tịch phường, qua ông cảng vụ, đến biên phòng rồi cả lãnh đạo TP, không một ai có thể trả lời cho rành rẽ vì sao lại mất cảnh giác đến thế? Ai cũng đổ thừa cho “ngành chức năng” nhưng cái ngành đó ở đâu thì chịu.
Dư luận đặt câu hỏi: nếu một công dân Việt Nam nào từ tỉnh khác đến, ngang nhiên dựng nhà giữa vịnh Cam Ranh rồi nuôi cá mú từng bè hàng chục lồng như thế, liệu “ngành chức năng” có để cho họ yên không? Cũng như, nếu một người dân nào đó mà lỡ đổ cát sửa nhà chưa kịp dọn, lỡ quên chiếc mũ bảo hiểm khi chạy xe máy trên đường thì “ngành chức năng” ở Đà Lạt có để cho họ yên đến 7 năm như cái mỏ thiếc tại Thung lũng Tình Yêu không? Chắc chắn là không. Vậy là, “ngành chức năng” ở Đà Lạt và Cam Ranh luôn linh hoạt trong mọi vấn đề, trừ chuyện để cho những người mang “họ A” ngang nhiên nuôi cá trong vịnh và “thiếc tặc” phá nát thung lũng.
Trần Đăng
(theo báo Thanh Niên ngày 2.6.2012)
Bài thứ nhì trên báo Tuổi Trẻ:
Cam Ranh lơi lỏng
TT - Cam Ranh là thành phố nhỏ nằm ở phía nam tỉnh
Khánh Hòa, giáp Ninh Thuận. Cam Ranh có gì quý giá? Trang web của thành
phố nhỏ này viết như sau: “Cam Ranh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như hòn
Rồng, hòn Quy, núi Cam Linh...
Sản vật của Cam Ranh xưa nay nổi tiếng như sò huyết
Thủy Triều, tôm hùm Bình Ba, hàu Trà Long, ốc tai tượng, muối Cam Ranh,
xoài Thanh Ca...”. Thật ra, cái quý nhất của Cam Ranh không phải là
những thứ đó. Cái quý nhất của Cam Ranh được tạp chí Hải quân Mỹ Proceedings số tháng 10-1991 viết như sau: “Ai làm chủ được Cam Ranh sẽ làm chủ được vùng biển Đông Nam Á và biển Đông”.
Chính vì vậy khi báo chí đưa tin người Trung Quốc lập
bè cá cách quân cảng Cam Ranh có vài trăm mét, người dân VN mới lao xao.
Chứ nếu Cam Ranh chỉ có tôm hùm Bình Ba, hàu Trà Long... thì chẳng có
gì phải nói.
Nhân câu chuyện mấy hôm nay dân tình lao xao về việc bè
cá Trung Quốc ở sát quân cảng Cam Ranh, tôi chợt nhớ đến chuyện của
mình: Cuối năm 1975, gia đình tôi khi ấy ở Nha Trang, theo chủ trương
của Nhà nước nên đã vào Cam Ranh mua đất làm nông. Mảnh đất ấy ở cây số 8
thuộc khóm Hòa Do, xã Cam Phúc (bây giờ là phường Cam Phúc Nam). Nơi ấy
chẳng phải khu quân sự mà chỉ gần thôi. Cụ thể ở phía sau 2km, sát chân
núi Hòn Rồng là một đơn vị bộ đội tên lửa, phía trước mặt là đầm Thủy
Triều rồi mới đến khu vực quân sự thuộc quân cảng Cam Ranh. Nếu tính
trung tâm chính của quân cảng Cam Ranh (Ba Ngòi) thì chỗ nhà tôi ở cách
xa đến 8km. Ngày đó, khi còn là học sinh của Trường THCS Cam Phúc, lâu
lâu vào những dịp đi lao động toàn trường, chúng tôi mới có dịp qua quân
cảng bằng chiếc cầu ở Mỹ Ca để trồng rừng. Mỗi lần đi lao động đều có
thầy cô cùng các chú bộ đội theo sát để quản lý. Gia đình tôi sống ở đó
được gần bốn năm thì phải chuyển đi vì không được nhập hộ khẩu, với lý
do mà chính quyền xã Cam Phúc lúc đó đưa ra là: hạn chế nhập hộ khẩu ở
nơi này vì gần khu vực quân sự.
Dĩ nhiên, chuyện của những năm 1979-1980 phải khác với
chuyện bây giờ. Trong trang web của TP Cam Ranh có viết: ”Sau gần hai
thập kỷ được sử dụng cho mục đích quân sự, Chính phủ đã cho phép Khánh
Hòa sử dụng phần phía bắc bán đảo Cam Ranh cho phát triển kinh tế.
Chủ trương này đã được Chính phủ cụ thể hóa trong quyết định số
101/2003/QĐ-TTg ngày 20-5-2003”. Nhờ đó chúng ta mới được chiêm ngưỡng
vẻ đẹp tuyệt vời của con đường men theo bãi Dài từ Nha Trang vào sân bay
Cam Ranh.
Nhưng mở cửa không đồng nghĩa với việc không kiểm soát,
ai vào ra làm gì cũng được. Chủ trương của Chính phủ nêu rất rõ là cho
phép Khánh Hòa sử dụng phần phía bắc bán đảo Cam Ranh cho phát triển
kinh tế. Nghĩa là phần phía nam của bán đảo vẫn là khu quân sự. Mà đã là
quân sự thì không được phép lơ là. Và cũng cần phải nhớ rằng ở bất cứ
nơi đâu trên đất nước chúng ta chứ không chỉ những nơi gần khu quân sự,
quy định phải trình báo tạm trú, tạm vắng vẫn còn nguyên giá trị. Ấy vậy
mà nhiều bè cá hoành tráng của những người Trung Quốc đã xuất hiện sát
quân cảng, ở phía nam của bán đảo gần chục năm.
Khi gắt thì đến độ dân mình cũng cấm nhập hộ khẩu dù ở
cách quân cảng đến 8km! Còn bây giờ dễ thì đến mức mất cảnh giác khi
người lạ vào sát nhà mà vẫn cứ tỉnh bơ. Một sự lơi lỏng đến lạ kỳ của
chính quyền địa phương tại Cam Ranh.
Huy Thọ
(theo báo Tuổi Trẻ ngày 2.6.2012)
(theo báo Tuổi Trẻ ngày 2.6.2012)
Đất nước, tổ quốc đối với giới lãnh đạo VN chẳng là con từu gì.
Trả lờiXóaHọ đang bán dần biên giới, hải đảo cho bọn giặc phương bắc.
Các quan thấp hơn cũng noi gương trên, bán được cái gì của địa phương là chúng bán.
Tóm lại: trên dưới lãnh đạo đất nước đều tham gia bán nước và bán linh hồn cho giặc ngoại xâm.
Nếu tôi hỏi, bao giờ anh yêu đất nước ?
Trả lờiXóaAnh trả lời, anh chẳng bao giờ
Nếu tôi hỏi, bao giờ anh phá tan đất nước
Anh trả lời, anh đang đục khoét hàng ngày.
Nếu tôi hỏi, bao giờ anh làm tay sai cho giặc ?
Anh trả lời, anh đang mời giặc cướp vào nhà.
Nếu tôi hỏi, bao giờ anh bán cả giang sơn
Anh trả lời, mai mốt này thôi !
Bọn gián điệp tình báo của TQ nhan nhản khắp nơi dưới mọi dạng người thâm nhập vào nước ta.
Trả lờiXóaĐiều tệ hại và nguy hiểm nhất là bọn tình báo Hoa nam đã nằm ngay trong giới lãnh đạo chóp bu của nước ta. Chắc nói vậy mọi người hoài nghi không tin. Vậy ta xem thử lại nhé:
1 - Tây nguyên là địa bàn chiến lược của cả nước , vậy nay bon TQ ở đây có mấy nghìn người có ai đếm được không? chúng làm gì có ai biết không? Ai cho chúng tự do vào đây? có phải ông nông dân, hay anh nhà văn, chị bán nước đứng ra kí kết với TQ cho bọn này vào không?
2 - Ai ra lệnh đàn áp dân ta biểu tình phản đối TQ gây hấn ở biển đông? có phải mấy chú khách ra lệnh, hay bà con buôn thúng bán mẹt ra lệnh đàn áp?
3 - ai gây ra sự mất lòng tin của dân vào nhà nước , vào Đảng CSVN ( bằng các lệnh cưỡng chế cướp đất của dân ở Tiên lãng, ở văn giang , vụ bản )??? có phải bọn tình báo nước ngoài xúi dân ta chống lại CQ không ?
Qua 3 sự việc trên, bằng suy luân logic ta biết chắc chắn trong giới lãnh đạo chóp bu VN có bọn tình báo nước ngoài đang nắm giữ chức vụ cao cấp, rất cao mới làm được những việc đó!
Cái số Cam Ranh Cam Ma nó vậy, Mỹ, Nga có thể rồi Tàu hay Ấn,...
Trả lờiXóaĐúng thế người lính ạ! ngay cái anh học ở HVKTQS bị đuổi học do ăn cắp xe đạp, mà nay cũng tướng 3 sao rồi đấy, mà còn là thứ trưởng gì đó , nghe anh em nó cùng cha khác mẹ thân tàu lắm !
Trả lờiXóaNặc danh 15:16 cho biết tên địa chỉ cụ thể đi để bà con tui còn học tập , nếu được biết thì tui sắm lễ đến xin làm đệ tử !
XóaSang thế kỷ 21 này, công tác giữ gìn an ninh quốc gia sẽ chuyển trọng tâm sang lĩnh vực công nghệ cao như blog, internet (đặc biệt là các bác Thông "Cào", Bọ Lập, Nguyễn Xuân Diện, Cu Vinh, Cu Làng Cát v. v. . .) nên lĩnh vực "củ chuối" khác như nông, ngư nghiệp không cần phải quan tâm nữa. Khối thằn Tàu đã vào nước ta làm ăn, lấy vợ, sinh con đẻ cái lâu rồi mà có làm sao đâu. Mấy thằng nuôi cá ở Cam Ranh có khi có con học cấp 1 rồi đấy chứ.
Trả lờiXóaĐất này bố mày bán cho tao rồi! Tao thích làm gì tao làm! Cắc cớ chì mà mày hoạnh họe!
Trả lờiXóaÔi! "Độc lập-Tự do-Hạnh phúc"!
Các ông đui hay sao mà không thấy cờ Trung quốc được gắn thêm một sao nữa ! Ý gì ?
Trả lờiXóaDe nghi cau Tran Dai Quang dua ngay cong an Hai Phong va cong an Hung Yen co kinh nghiem ve cuong che vao ngay Cam Ranh cuong che lu lan bien nay xem sao.Hay chi dam bat nat dan den con bo Tau to qua nen so vai...chang dam lam gi?
Trả lờiXóaTrả lời nặc danh 05:17!
Trả lờiXóa3D và nguyễn chí Vịnh là anh em cùng cha khác mẹ.(3D là con hoang của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh)
Vịnh sinh năm 1957, khi học ở HVKTQS do ăn cắp xe đạp nên bị đuổi học, nhưng có thân nhân tốt lên mới leo nhanh như vậy. Bây giờ là Thượng tướng thứ trưởng bộ QP.
Là 1 thằng láo lếu, chưa biết cầm súng đánh trận bao giờ, nhưng dựa lưng vào anh và được bọn Tàu ủng hộ lên nó mới leo cao chui sâu là thế!