Sau khi dư luận lên tiếng phê phán kịch liệt cuốn sách Danh nhân và thời đại (NXB Đồng Nai) bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ danh nhân, nhất là xúc phạm nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, đã có nhiều bài báo làm rõ vụ việc. Một người bạn tôi ở LB Nga, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng cũng rất bức xúc. Anh gửi cho tôi một tư liệu quý của nhà nghiên cứu Trần Giao Thủy (Pháp) về Đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris năm 1863, trưởng đoàn (chánh sứ) là cụ Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản.
Về nhân vật nổi tiếng vùng Nam kỳ này, lịch sử đương đại đã có sự nhìn nhận lại để đánh giá đúng đắn, khách quan (sau bao quy chụp một cách hồ đồ, cố ý, nhất là những năm 60-70 thế kỷ trước ở miền Bắc). Tôi nghĩ rằng cái gì của lịch sử phải trả lại cho lịch sử, mà việc đầu tiên là khôi phục lại tên đường Phan Thanh Giản tại những đô thị lớn hoặc ở quê hương ông (thị xã Vĩnh Long). Điều này, chính quyền Sài Gòn trước kia rõ ràng tiến bộ hơn chính quyền cộng sản hiện thời.
Nguyễn Thông
Đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris năm 1863
TRẦN GIAO THỦY
Năm 1863, vua Dực Tông (Tự Đức) cử quan Hiệp biện Đại học sĩ
Phan Thanh Giản làm Chánh sứ sang Pháp thương nghị về việc xin chuộc
ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường đã nhường đứt cho Pháp năm trước đó
trong khoản 2, Hòa ước Nhâm Tuất 1862.
Trong dịp này, rất một số nhân vật của đoàn sứ giả Việt Nam có ảnh chụp tại Paris. Có lẽ đây là lần đầu tiên một đoàn ngoại
giao nước Việt Nam
được chụp ảnh; những hình ảnh này mang tính khoa học nhiều hơn là ngoại giao
hay chính trị. Hình chụp quan chánh sứ Phan Thanh Giản, tương đối khá phổ quát
trong sách in cũng như trên mạng. Bài viết sau đây nhằm giới thiệu môt số hình ảnh
trong bộ ảnh đã số hóa của Thư viện Quốc gia Pháp. Đây là một phần ảnh chụp của
tác giả Jacques-Philippe Potteau trong Bộ ảnh Nhân chủng học do Thư viện ảnh của
Viện bảo tàng Nhân loại (Paris)
phát hành trong khoảng 1860-1869. Đa số trong năm trăm tấm do Jacques-Philippe
Potteau chụp là ảnh bán thân chụp nghiêng và chụp trước mặt. Một số nhỏ là ảnh
chụp người mặc quốc phục hay triều phục bản xứ.
Về tác giả: Jacques-Philippe Potteau là một nhà tự nhiên học
thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên tại Paris.
Tuy không phải là người chụp ảnh chuyên nghiệp, ông đã thuyết phục được viện bảo
tàng cho phép lập một phòng chụp ảnh ở khu Vườn Thực vật. Tại đây Jacques-Philippe
Potteau đã bắt tay vào việc thực hiện bộ ảnh nhân chủng học; ông chụp ảnh tất cả
nhân viên của các đoàn sứ giả viếng thăm Paris
và Viện Bảo tàng. Bắt đầu từ năm 1861 đến 1862 Jacques-Philippe Potteau ghi lại
hình ảnh của các đoàn sứ giả từ Siam (nay là Thái Lan), Nhật Bản. Đến năm 1863,
Jacques-Philippe Potteau đã ghi lại hình ảnh một số nhân vật trong đoàn sứ giả
Việt Nam tại Paris mà chánh sứ là Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản.
Ngoài hình ảnh của Chánh sứ Phan Thanh Giản, trong bộ ảnh chụp
đoàn sứ giả Việt Nam còn có Phó sứ Phạm Phú Thứ, Bồi sứ Ngụy Khắc Đản. Bộ ảnh
đã số hóa này gồm 47 khung chụp các nhân vật trong đoàn sứ giả Việt Nam năm
1863 tuổi từ 17 đến 75 thuộc nhiều thành phần, từ học sinh, lính hầu, người
giúp việc, đến các quan văn võ từ hàng thất phẩm đến nhất phẩm triều đình. Đặc
biệt là những tấm hình vợ, con trai và con gái của một đại quan triều Gia Long
là ông Philippe Vanier (1762-1842), một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Pháp.
Một số hình trong tập ảnh Đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris,
Pháp (1863)
1.Chánh sứ đoàn sứ giả Việt Nam,
Phan Thanh Giản, Hiệp biện Đại học sĩ, Kinh lược sứ Nam Kỳ, 68 tuổi, quê ở Vĩnh
Long.
2. Phó sứ đoàn sứ giả Việt Nam Tả tham tri bộ Lại Phạm Phú Thứ, 44 tuổi, quê ở Quảng Nam, quan văn, Tòng nhị phẩm.
3. Bồi sứ đoàn sứ giả Việt Nam Án sát sứ tỉnh Quảng Nam Ngụy Khắc Đản, 48 tuổi, quê Nghệ An, quan văn, Tòng tam phẩm.
4. Quan văn, Chánh thất phẩm bộ Hình Hàn Tế [Trần Tề] 39 tuổi, quê ở Nam Định
5. Thừa vụ lang bộ Lại Tạ Hữu Kế, 50 tuổi, sinh tại Huế, quan văn, Chánh lục phẩm.
6. Quan văn Hồ [Ngô] Văn Nhuận, 42 tuổi.
7. Quan võ Hồ Văn Huân, 50 tuổi
8. Phòng ngự sứ Nguyễn Hữu Thần, 30 tuổi, sinh tại Huế, quan võ, Tòng ngũ phẩm.
9. Quan văn Chánh thất phẩm bộ Lại Phạm Hữu Độ, 31 tuổi, quê ở Quảng Bình.
10. Võ công đô úy Lương Văn Thể (Thái), 43 tuổi, quê ở Quảng Nam, quan võ, Tòng ngũ phẩm.
11. Michel Vanier, 51 tuổi, sinh tại Huế, con của bà Sam Diam (?) và ông Philippe Vanier, đại quan triều Gia Long.
12. Nho sĩ Quảng Nam tên Tân, 30 tuổi.
13. Bà Sam Diam, 75 tuổi, con quan, mẹ của ông Michel, vợ (góa) của ông Philippe Vanier
14. Bà Marie Vanier, 40 tuổi con bà Madeleine Seu Dong và ông Philipple Vanier.
15. Hạ sĩ Nguyên, 36 tuổi, quê ở Thừa Thiên, tóc dài 1m58.
16. Ông Hiếu, 45 tuổi, sinh tại Huế, trong quân phục của lính hầu.
2. Phó sứ đoàn sứ giả Việt Nam Tả tham tri bộ Lại Phạm Phú Thứ, 44 tuổi, quê ở Quảng Nam, quan văn, Tòng nhị phẩm.
3. Bồi sứ đoàn sứ giả Việt Nam Án sát sứ tỉnh Quảng Nam Ngụy Khắc Đản, 48 tuổi, quê Nghệ An, quan văn, Tòng tam phẩm.
4. Quan văn, Chánh thất phẩm bộ Hình Hàn Tế [Trần Tề] 39 tuổi, quê ở Nam Định
5. Thừa vụ lang bộ Lại Tạ Hữu Kế, 50 tuổi, sinh tại Huế, quan văn, Chánh lục phẩm.
6. Quan văn Hồ [Ngô] Văn Nhuận, 42 tuổi.
7. Quan võ Hồ Văn Huân, 50 tuổi
8. Phòng ngự sứ Nguyễn Hữu Thần, 30 tuổi, sinh tại Huế, quan võ, Tòng ngũ phẩm.
9. Quan văn Chánh thất phẩm bộ Lại Phạm Hữu Độ, 31 tuổi, quê ở Quảng Bình.
10. Võ công đô úy Lương Văn Thể (Thái), 43 tuổi, quê ở Quảng Nam, quan võ, Tòng ngũ phẩm.
11. Michel Vanier, 51 tuổi, sinh tại Huế, con của bà Sam Diam (?) và ông Philippe Vanier, đại quan triều Gia Long.
12. Nho sĩ Quảng Nam tên Tân, 30 tuổi.
13. Bà Sam Diam, 75 tuổi, con quan, mẹ của ông Michel, vợ (góa) của ông Philippe Vanier
14. Bà Marie Vanier, 40 tuổi con bà Madeleine Seu Dong và ông Philipple Vanier.
15. Hạ sĩ Nguyên, 36 tuổi, quê ở Thừa Thiên, tóc dài 1m58.
16. Ông Hiếu, 45 tuổi, sinh tại Huế, trong quân phục của lính hầu.
Nhận xét
Kỹ thuật chụp ảnh vào cuối thế kỷ 19 vẫn còn ở thời kỳ phôi
thai - phương pháp chụp ảnh bằng collodion mới phát triển trong những năm 1850;
như thế, các tác phẩm của Jacques-Philippe Potteau có thể xem như những tấm
hình chụp đầu tiên và còn lưu lại, của quan viên triều đình nhà Nguyễn ở cùng
giai đoạn lịch sử. Tập ảnh đoàn sứ giả của Việt Nam năm 1863 tại Paris cho thấy
một số chi tiết về nhân dạng, quốc phục, lễ phục, quân phục, và triều phục của
Việt Nam lúc đó. Trước ngực triều phục của quan văn có thêu hình chim (cò, hạc),
và ngực áo của quan võ thêu hình con hổ không như John Crawfurd tưởng lầm là
con lợn rừng như đã ghi trong “Journal of an Embassy from the General Governor
of India to the Courts of Siam and Cochi-China; exhibiting a View of the Actual
State of those Kingdoms”, năm 1928.
Thành phần đoàn sứ giả năm 1863 đa số là quan viên người miền
Trung hay ở kinh thành, ở nhiều phẩm trật (từ thất phẩm đến nhất phẩm cả văn
giai và võ giai), chuyên ngành khác nhau (bộ Lại, bộ Hình, nho sĩ) và cả người
giúp việc, lính hầu cận.
Một điểm không được tác giả Jacques-Philippe Potteau ghi chú
là vai trò và chức vụ của ba nhân vật thuộc gia đình ông Philippe Vanier. Trong
tập ảnh này, Michel Vanier là người Việt Nam duy nhất mặc âu phục. Gia đình
ông Vanier tham gia với đoàn sứ giả Việt Nam là điểm đáng chú ý vì Philippe
Vanier, vài năm sau khi vua Minh Mạng lên ngôi, đã cùng bạn là Jean-Baptiste
Chaigneau Nguyễn Văn Thắng về lại Pháp (1824). Theo Mark W. McLeod, trong The
Vietnamese response to French intervention, 1862–1874, trang 210 (1991) thì
Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng có một con trai hai dòng máu Viêt-Pháp
tên Michel Duc Chaigneau (hay Nguyễn Văn Đức), người đã có ảnh hưởng đến chuyến
đi của đoàn sứ giả Việt Nam sang Pháp năm 1863. Nguyễn Văn Đức hẳn nhiên biết
Michel Vanier và Marie Vanier vì cha họ là bạn thâm giao cùng sống tại Việt Nam và làm quan dưới triều vua Gia Long, và cả
hai đều có vợ người Việt Nam.
Đây, The French Connection, có thể chính là lý do tại sao gia đình của Philippe
Vanier có hình chụp trong tập ảnh của đoàn sứ giả Việt Nam.
Philippe Vanier tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Chấn
(1762-1842), được vua Gia Long trao quyền chỉ huy tàu chiến Đồng Nai, Bồng Thước,
Phi Phụng. Ông Vanier sau đó được thăng chức Khâm sai chưởng cơ, tước Chấn Oai
hầu (quan võ, Tòng nhị phẩm), và trở về Pháp vào năm 1824. (theo Nguyễn Công
Tánh, Việt sử Tân khảo, trang 953. 2003). Theo Trần Tuyết Nhung và Anthony Reid
thì ông Vanier có một người vợ Việt Nam theo đạo Ki-tô tên là Madeleine Seo Dong (Việt
Nam:
borderless histories, trang 16. University
of Wisconsin Press. 2006).
Hai người có vài người con trong đó có bà Marie Vanier như tác giả Potteau đã
chú. Bà Madeleine Seo Dong mất tại Lorient
ngày 6 tháng tư, 1878 (Salles, André (2006). Un Mandarin Breton au service du
roi de Cochinchine, trang 202, Les Portes du Large). Tuy nhiên, theo như ghi
chú của Potteau thì ông Philippe Vanier Nguyễn Văn Chấn còn có một người vợ
khác là bà Sam Diam (hình số 13), mẹ của Michel Vanier. Năm 1863, bà Sam Diam
75 tuổi: bà sinh năm 1788, nhỏ hơn ông Nguyễn Văn Chấn 26 tuổi. Ông Chấn và bà
Madeleine Seo Dong sinh bà Marie năm ông 61 tuổi. Ông Chấn và bà Sam Diam sinh
ông Michel năm ông Chấn 50 tuổi.
Theo Nguyễn Duy Oanh trong Chân dung Phan Thanh Giản (Bộ Văn Hóa Giáo dục và Thanh niên, 1974)
thì Đoàn sứ giả Việt Nam
sang Pháp năm 1863 gồm tất cả 63 người. Trong danh sách đó không có tên hai con
và vợ của Philippe Vanier; cũng trong tập ảnh này, tác giả lầm lẫn khi kể là
thành viên Sứ đoàn Việt Nam hai học sinh trường Giám mục d'Adran: một là là Trần
Văn Luông (Trần Tử Long), 17 tuổi, sinh ở Sài Gòn, con trai của Trần Tử Ca -
Tri huyện Bình Long (Hóc Môn ngày nay), hai là Simon Của, 18 tuổi, người miền
Nam, cùng thông ngôn hạng hai Petrus Nguyễn Văn Sang, và người hầu Pedro Trần
Quang Diệu. Đây là 4 trong 9 người trong phái bộ Pháp của Cochinchine (Nam Kỳ)
sang Paris cùng
lúc nhưng không thuộc Sứ đoàn Phan Thanh Giản. Những người còn lại trong phái bộ
Pháp của Cochinchine (Nam Kỳ), không có hình trong tập ảnh, là các ông Petrus
Trương Vĩnh Ký - thông ngôn hạng nhất, Tôn Thọ Tường - nho sĩ hạng nhất, Phan
Văn Hiếu - nho sĩ hạng nhì, và 2 người giúp việc khác dưới sự hướng dẫn của hai
sĩ quan hải quân người Pháp biết nói tiếng Việt là trung tá Gabriel Aubaret và trung
tá Henri Rieunier.
Chuyến đi sứ sang Pháp bắt đầu ngày 27.6.1863 từ Huế; Sứ
đoàn rời Sài Gòn ngày 4.7 bằng tàu Européen đến Suez (Egypt) ngày 17.8 đi xe lửa
đến Alexandria và ở lại đến cuối tháng 8 lên tàu Labrador sang Toulon, qua
Marseille trước khi đến Paris vào ngày 13.9. Sau gần hai tháng chờ đợi, ngày 5.11
Sứ đoàn Việt Nam
được Đại đế Napoleon III tiếp tại điện Tuileries. Sứ đoàn Phan Thanh Giản sau
đó ghé Tây Ban Nha (Spain) thương thảo 12 ngày, từ 10-22.11.1863, với chính phủ
tại đây. Trên đường về nước sứ đoàn đã ghé lại Ý. Ngày 18.3.1864 sứ đoàn về đến
Sài Gòn và có mặt tại kinh đô sau đó 10 ngày. Chín tháng công du, sứ đoàn Phan Thanh Giản
không đạt được mục tiêu xin chuộc lại ba tỉnh miền đông Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định,
Định Tường.
Tập ảnh lịch sử của Jacques-Philippe Potteau, tuy không nhiều
và vẫn còn khuyết điểm, đã giúp cho người đọc hình dung được một cách chân thực
hơn về nhân dạng, ngoại hình và cách phục sức của quan, lính, văn nhân, võ tướng
Việt Nam ở cuối thế kỷ thứ 19. Mặt khác, sử liệu này cho thấy những hình ảnh
minh họa nhân vật lịch sử Việt Nam vẽ ở thế kỷ 20 hay những cảm nhận về lịch sử
có nhiều phần lãng mạn, không đi sát với thực tế như bộ ảnh nhân chủng học đã
trưng bày.
Trần Giao Thủy
Ông Phan Thanh Giản là một người yêu nước.Đó là một điều chắc chắn. Ông có 2 người con trai anh hùng:Phan Tôn và Phan Liêm.Đó cũng là một điều chắc chắn.Nhưng suy tôn ông ấy thì phải hiểu làm sao lời nói của vị anh hùng dân tộc Trương Định:Phan, Lâm mãi quốc.Triều đình khí dân .?Chữ ký của ông hợp thức hóa 6 tỉnh miền tây nam bộ cho Pháp.Nếu một mai cái ông ký mất 1/2 thác Bản Giốc cũng dược suy tôn sao?Ký xong hòa ước ông Phan Thanh Giản tự vẫn.Cái chết ấy cũng ngang với cái cái chết oai hùng của Hoàng Diệu, vị anh hùng tử thủ giữ Hà nội với bài biểu bi tráng Sống chết với đất đế đô sao bác Thông?
Trả lờiXóaHòa ước Nhâm Tuất cắt nhượng 3 tỉnh miền đông để đổi lấy việc Pháp trả lại Vĩnh Long là chủ trương của cả triều đình đứng đầu là Tự Đức chứ đâu phải tội của Phan Thanh Giản. Nếu cứ lập luận vậy thì sẽ ăn nói ra sao với công hàm của Phạm Văn Đồng? Nếu Hoàng Diệu được đặt tên đường thì cớ gì Phan Thanh Giản lại không được đặt? Nhân dân cũng sẽ không chỉ lên án cái ông ký vào bản bán thác Bản Giốc mà lên án cả cái triều đình mà ông ấy đại diện cơ.
Xóa"Tôi nghĩ rằng cái gì của lịch sử phải trả lại cho lịch sử, mà việc đầu tiên là khôi phục lại tên đường Phan Thanh Giản tại những đô thị lớn hoặc ở quê hương ông (thị xã Vĩnh Long)"
Trả lờiXóaBác Thông, theo cháu thì quê của cụ Phan hiện tại phải là Ba Tri, Bến Tre. Cháu là người Ba Tri, nhà rất gần mộ phần của cụ Phan (xã Bảo Thạnh)
Đúng như bác nói, ở Ba Tri có nhà thờ cụ Phan Thanh Giản nhưng Ba Tri chỉ là nơi cụ sinh ra chứ không phải quê. Còn Vĩnh Long là nơi cụ Phan trưởng thành, đỗ đạt và làm quan, nơi này cũng có miếu thờ.
XóaCụ Phan Thanh Giản có yêu CNXH không? Chắc chắn là không, nên phải ôm hận mà tự vẫn là đương nhiên. Rất may về sau VN sản sinh ra được cụ Hồ nên mới có ngày nay.
Trả lờiXóanhảm ma vui!
XóaNgười viết sử thường có 2 dạng: một là người viết biết rõ sự kiện lịch sử thời điểm đó nhưng cố tình không nói hay quên chuyện đó. Hai là, người viết thật sự trung thực và không bị tác đống với bất kỳ áp lực nào mà xoay ngòi bút ngược lịch sử.
Trả lờiXóaBây giờ, chúng ta nên bàn luận xem sao ? nhân dân Việt Nam ai cũng cho Lê Chiêu Thống là kẻ bán nước nhưng ai hiểu rõ cháu mình hơn Ngọc Hân Công Chúa tức là cô ruột của Lê Chiêu Thống và là vợ của Hoàng đế Quang Trung ? Bà ta nói gì về cháu ruột của mình ? Lê Chiêu Thống chỉ có tội là nhờ Mãn Thanh giúp ông ta đánh lại Quang Trung để dựng lại triều nhà Lê nhưng ông ta chưa bao giờ cắt đất hay hứa một điều gì với nhà Thanh. Còn Vua Gia Long - Nguyễn Ánh thì sao ? ông đi nhờ quân Xiêm đem 50 vạn sang Việt Nam bị quân vua Quang Trung đánh tan tan tác ở Trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Gần đây hơn ai cũng cho cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng là người chịu trách nhiệm ký khi cái một công hàm năm 1958 là bán nước nhượng đất cho Tàu ? không nên vội xét công tội một người nào mà phải gắn lịch sử trong sự kiện lúc đó.
Theo Hoàng lê nhất thống chí Ngọc Hân công chúa cực lực phản đối đưa Lê chiêu Thống lên làm vua vì biết tư cách đớn hèn của vị vua này.Điều này khiến hoàng tộc cực kỳ bất bình với Ngọc Hân.Để xoa dịu tình cảnh trên Nguyễn Huệ buộc phải chấp nhận đồng ý để Chiêu Thống làm vua.
Trả lờiXóaSự trả thù hèn hạ của Lê chiêu thống với hoàng tộc khi theo quân Mãn Thanh về Thăng long đã làm thái hậu(mẹ Chiêu Thống) nổi giận định không vào hoàng thành.Thời đó người Thăng Long đã phải than:Nước Nam từ khi có đế có vương chưa thấy một ông vua nào hèn hạ như Chiêu Thống.
Tôi đã đọc kỹ bản công hàm năm 1958 của TT Phạm văn Đồng nhưng chả thấy chỗ nào viết công nhận HS,TS là của Trung Quốc.Hình như mấy còm sỹ ghét CS nên lu loa theo theo lập luận của Tân hoa xã thôi.