Ai quan tâm đến vấn đề lùm xùm liên quan đến cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia (VTV) vừa qua thì nên đọc bài này.
Xung quanh câu hỏi sai tại CK Đường lên đỉnh Olympia
TS Lê Thống Nhất nói về cách giải thích của VTV: Ngụy biện và thiếu trách nhiệm!
(TT&VH) - “Tôi
không hiểu sao BTC chương trình và ban cố vấn lại đưa ra một cách biện
luận “chọc tức” giới toán học như vậy. Nếu đây là đề thi trong một cuộc
thi do Bộ GD&ĐT tổ chức, người ra đề chắc chắn bị kỷ luật nặng, còn
điểm số của câu hỏi này bị coi là vô nghĩa” - TS Toán học Lê Thống Nhất
bức xúc trước kết luận mà VTV vừa đưa ra.
Bằng
một số phân tích chuyên môn, TS Lê Thống Nhất một lần nữa khẳng định:
bài toán “mặt trăng, mặt trời” được đưa ra trong cuộc thi hoàn toàn sai
về bản chất (thực tế, đây cũng là quan điểm của GS Văn Như Cương trên
TT&VH số ra ngày 27/6). Bởi vậy, vị TS này cực lực phản đối cách xử
lý của BTC chương trình về việc giữ nguyên giải nhất của Thái Hoàng kèm
theo kết luận: “dù có thiếu chặt chẽ, đáp án “5,666 mặt trời, xấp xỉ
bằng 6” là chấp nhận được”.
TS Lê Thống Nhất
Để rộng đường dư luận, TT&VH đăng tải cuộc trao đổi với TS Lê Thống Nhất. TS cho biết:
-
Đáp án hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của toán học: chỉ có
đúng và sai chứ không có chỗ cho “gần đúng” hay “hơi sai”. Bản thân câu
hỏi “cần bao nhiêu mặt trời....” thì tuyệt đối chỉ có thể hiểu một điều:
khái niệm “bao nhiêu” phải là một số tự nhiên. Giống như bạn hỏi tôi
nhà có mấy đứa con, tôi không thể trả lời: có 5,666 đứa, coi như là 6
đứa.
Chắc
chắn, nếu khảo sát, 100% các giáo viên dạy toán đều đồng ý với tôi về
điều này. Theo chuẩn, bài toán vô nghiệm thì không có giá trị, chứ không
phải là đúng dù “chưa chặt chẽ”. Một trong những đặc thù riêng của toán
học là sự chuẩn xác tới từng chi tiết. Và nói nôm na thì sự phân định
hơn, kém trong giới toán học cũng nằm ở những chi tiết tỉ mỉ như vậy.
* Có nghĩa, cách lập luận của BTC và ban cố vấn là không có giá trị, thưa ông?
-
Đúng hơn, đó là sự thiếu sòng phẳng. Đường lên đỉnh Olympia là một cuộc
thi có tác động lớn tới thế hệ trẻ. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị thật
tốt để các em có thể tin tưởng vào sự công bằng, chính xác của nó.
Việc
đã rồi, BTC nếu không muốn thi lại thì hoàn toàn có thể áp dụng nguyên
tắc cơ bản của chấm thi: đề bài sai phần nào, toàn bộ thí sinh không
được tính số điểm tuyệt đối của phần câu hỏi đó. Giống như trong kỳ thi
vào lớp 10 vừa qua tại Hải Phòng, có một câu hỏi nhỏ bị sai nên toàn bộ
thí sinh đều được “hưởng” số điểm 0,25 của câu này.
*
Nếu theo cách tính ấy thì Thái Hoàng sẽ xuống thứ nhì, sau thí sinh
Ngọc Tĩnh. Và thật sự, Hoàng cũng không có lỗi trước sơ suất của đề thi…
-
Đúng, làm như vậy có phần bất nhẫn. Nhưng BTC cũng cần nghĩ tới sự bất
công đối với Tĩnh. Đây không phải là cuộc thi cho vui kiểu Chiếc nón kỳ
diệu, và chúng ta cần tìm tới sự công bằng, sòng phẳng nếu muốn tôn vinh
trí tuệ của các em.
Thật
lòng, nếu là phụ huynh của Hoàng, tôi sẽ khuyên em “trả lại” số điểm
của câu hỏi này cho BTC. Quyết định ra sao là việc của họ, nhưng Hoàng
cũng sẽ giải tỏa được áp lực đang đè lên vai mình. Tôi nói thẳng: vô
địch theo cách như vậy là vô giá trị.
* Theo TS ai phải chịu trách nhiệm về sai sót này?
-
Trước hết, lỗi thuộc về ban cố vấn toán học. Thực tế, nếu không trực
tiếp ra đề đi nữa, họ vẫn phải kiểm tra và chịu trách nhiệm để đảm bảo
không xảy ra sai sót. Khi từng làm cố vấn của chương trình, tôi vẫn phải
làm công việc ấy một cách thận trọng, kể cả những lần đi công tác xa.
Cần nhớ, thí sinh chỉ có 30 giây để trả lời. Tôi cho rằng đề bài lần này
ra thiếu hợp lý, thí sinh chỉ có cách chọn đáp án trả lời theo kiểu cầu
may.
Rộng
hơn, việc BTC yêu cầu thí sinh nếu có thắc mắc thì phải kiến nghị ngay
trong lúc đang thi chứ không chấp nhận kiến nghị “nguội” là không hợp
lý. Đây không phải là trận bóng đá, để rồi trọng tài nếu có bắt sai thì
kỷ luật trọng tài, còn kết quả vẫn giữ nguyên.
* Xin cám ơn TS về cuộc trò chuyện này!
Chiêu Minh (thực hiện)
GS Văn Như Cương: “Nên công nhận hai nhà vô địch”
Chương
trình công nhận một câu hỏi không hợp lý và một đáp án sai là điều
không thể chấp nhận được! Kết quả đó không công bằng với các thí sinh.
Đây là một cuộc thi, cần phải trung thực, đã sai thì phải sửa. Người làm
khoa học không thể chấp nhận một sai lầm đã rõ ràng, nhất là sai lầm
trong học thuật, khoa học.
Phương
án giải quyết tốt nhất hiện nay là công nhận 2 nhà đồng vô địch là Thái
Hoàng và Ngọc Tĩnh, như giải Nobel có thể trao đồng thời cho hai hay
nhiều nhà khoa học. Đó là cách tốt nhất để giữ được uy tín của cuộc thi
và ý nghĩa của giải thưởng. VTV có thể làm việc với nhà tài trợ để bổ
sung thêm nguồn kinh phí cho một giải nhất nữa. Với nhà tài trợ, việc bổ
sung thêm quỹ thưởng này là một hành động sẽ được dư luận đánh giá rất
cao.
Nếu
không đủ kinh phí thì giải thưởng của nhà vô địch có thể chia đôi, như
rất nhiều nhà khoa học chia nhau số tiền thưởng của giải Nobel. Tôi tin
Thái Hoàng cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ việc này. Số tiền giải thưởng 35.000
USD chia đôi ra, nếu không đủ để du học thì gia đình hai nhà vô địch có
thể đóng góp thêm.
Đó là cách làm tốt nhất, chứ VTV không thể chỉ thừa nhận “sơ suất đáng tiếc” và “nghiêm túc rút kinh nghiệm” như hiện nay.
Thảo Vy (ghi)
Rút kinh nguyệt thôi, quen mẹ nó rồi.
Trả lờiXóaKhông phải lần đầu tiên BTC cho đáp án sai(!) cho nên họ đâu cần phải rút kinh nghiệm!!!
Trả lờiXóaCâu 2 đề thi môn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp trung học năm 2012 cũng rất vô lí nhưng chưa ai lên tiếng.
Trả lờiXóaĐề ra thế này:
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Ý kiến nêu ra trong đề bài trên không phải là một vấn đề cần giải thích/chứng minh/tranh luận… gì cả mà là một tiên đề hiển nhiên rồi. Như thế thì còn suy nghĩ gì được nữa?
Nó y như câu này:
Có ý kiến cho rằng: Cây cối khô héo là biểu hiện của tình trạng nắng to, thiếu nước. Anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên.
Rõ ràng là không thể có suy nghĩ gì nữa trước một tiên đề như vậy.
Trong hướng dẫn chấm, Bộ GD lại yêu cầu học sinh viết về tác hại của thói dối trá, chứ không phải là yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về ý kiến nêu trong đề. Vậy chính bộ cũng lạc đề, chính bộ cũng không thể giải được đề do chính mình nêu ra.
Ối bộ ơi là bộ, ối giáo ơi là dục!