Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Triết lý giáo dục cho môn lịch sử, và...

Bữa 17.8, anh Nguyễn Phú Trọng (lớn tuổi hơn, học trước mình thì mình gọi bằng anh, vả lại mình chả phải đảng viên đảng viếc nên không dám gọi là đồng chí) thăm và làm việc với bộ Học (còn gọi là bộ GD-ĐT). Anh ấy nói nhiều lắm, mình nghe ù ù cạc cạc, câu được câu chăng (qua tivi), bởi mình vốn đã chậm hiểu mà anh ấy lại sở trường lý luận hơi nhiều. Anh ấy bảo rằng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế (mấy cụm từ này mình nghe đã hơi bị quen tai) cần hình thành một triết lý về giáo dục của Việt Nam, từ đó có nền tảng để tiến hành đổi mới giáo dục.

Chết thật, thế mà mình nghĩ ở xứ ta xưa nay đã có đổi mới giáo dục rồi, té ra chưa. Bậy thật. Bởi như anh Trọng nói, chúng ta chưa có triết lý giáo dục. Mà chưa có triết lý giáo dục, tức là chưa có nền tảng, chưa có nền tảng thì chưa thể tiến hành đổi mới. Ối giời, những cái mà lâu nay người ta gọi là đổi mới, thực ra là phá, vậy nên giáo dục nước nhà mới nát như tương. Ấy, mình cứ hồ nghi, băn khoăn thế, nhưng chưa dám chắc. Giờ thì thấy bớt lăn tăn sau khi đọc ý kiến của bác chủ xị môn sử nước nhà, bác Phan Huy Lê. Bác ấy rằng: “Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong các trường phổ thông. Minh chứng rõ nét nhất là trong các môn thi tốt nghiệp phổ thông, môn sử bị coi là môn phụ, có năm thi, năm không. Năm nào không thi thì nhà trường cho học dồn để dành thời gian cho các môn khác. Thầy cô dạy sử cũng dễ dàng được thay thế bằng thầy cô các môn khác, có khi là môn thể thao chẳng hiểu gì về lịch sử. Một môn học bị coi nhẹ đến như vậy thì làm sao có thể nhận được sự quan tâm của học sinh” (theo báo Tuổi Trẻ, xem toàn bài ở đây).

Tuy nhiên, vẫn thắc mắc tí chút: thôi thì thời Pháp không nói làm gì, sao dưới thời cụ Hồ, thời các thượng thư bộ Học: Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu ở miền bắc chả thấy nói gì đến triết lý giáo dục mà nền giáo dục lại vẻ vang, thành tựu thế. Giờ cứ quẩn quanh triết lý, lý luận suông thì chẳng những môn sử như bác Huy Lê than thở mà toàn bộ nền giáo dục cũng sẽ cùng chung số phận thôi.

(Chỗ này mình nói nhỏ thôi nhá: thi đại học, chỉ cần mỗi môn đạt 2,5 điểm cũng có thể trúng tuyển (đương nhiên kèm theo đó là phải nộp tiền). Đại học vơ bèo vạt tép thế thì đủ biết sẽ đào tạo ra người tài thế nào cho nước nhà. Mở cho lắm trường vào, giờ không vơ không vạt, chả nhẽ đóng cửa. Giờ còn ngồi bàn triết lý hóa chẳng u mê lắm ru).

19.8.2012
Nguyễn Thông

11 nhận xét:

  1. nếu mình có mặt trong buổi anh Nguyễn Phú Trọng làm vịệc với bộ Học thì mình sẽ giơ tay xin có ý kiến đề nghị anh ý nói toạc móng lợn cho biết TRIẾT LÝ GIÁO DỤC của việt nam ta là gì ,đẻ khỏi phải mất công nghiên cứu ,tốn kém lắm
    Nhớ hồi nhỏ đi học vỡ lòng ,bắt đầu bằng i tờ i ti .Khi thằng con học thì a cờ a ca .Rồi lại thấy cải cách ,trẻ băt đầu học e mờ e me nặng mẹ .Trải qua nửa thế kỷ ,mấy lần cair cách GD vẫn không hơn i tờ i ti .

    Trả lờiXóa
  2. Có đổi, nhưng mới hổng nổi
    Cãi tới lui vưỡn như cải muối xổi
    Tờ y ti sắc ...TI
    Hi hi

    Trả lờiXóa
  3. Thấy người ta có cái này từ năm 1958. Hay ta lấy dùng tạm khỏi mất công tìm kiếm.Lại phát minh cái bánh xe.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#Tri.E1.BA.BFt_l.C3.BD_gi.C3.A1o_d.E1.BB.A5c

    Trả lờiXóa
  4. Đổi mới, đổi mới nữa, đổi mới mãi, đổi đến . . . hết mới thì thôi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đêm 1002 nàng Sheradat mệt quá.Nhà vua cứ đòi chuyện mới.Nàng lại kể:ở một khu rừng có một đàn kiến càng.Một hôm lũ rừng, đàn kiến phải đi sang một khu rừng khác.Đi đầu là một con kiến càng, đi sau con kiến càng lại là một con kiến càng,...nhà vua cướp lời, ta có chuyện hay hơn:ở một xứ An nam nọ có một cái Đảng cộng sản trị vì đất nước.Nó đề ra chính sách :sai rồi lại sửa, sửa rồi lại sai, sai rồi lại sửa, sửa rồi lại sai...

      Xóa
    2. HOAN HÔ BÁC

      Xóa
  5. Anh Trọng là dân tuyên giáo mà, học văn ra nhưng chỉ biết nói thôi, không biết viết mà cũng không biết làm. Vậy có thơ rằng:
    Thuyền chài, tuyên giáo, lái xe
    Trong ba thằng ấy biết nghe thằng nào?
    Nghe thằng thuyên giáo cho tao
    Dù có thế nào vẫn đúng chủ trương.
    K17

    Trả lờiXóa
  6. Tổ chức ,tuyên giáo, lái trâu
    Bốc phét thứ thiệt đứng đầu thằng nao?
    Học ngành báo chí cho tao
    Phú trọng chỉ bậc tào phào thế thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Bác Thông gọi ông í bằng anh đã là trang trọng lắm rồi, có gì mà phải thanh minh. Người ta còn gọi theo kiểu "xách mé", TBT Trọng, lại thêm "nú" thì đã sao ? Dưng mà, bác Thông dấu đầu, lòi đuôi rồi nhớ :
    "Giờ còn ngồi bàn triết lý hóa chẳng u mê lắm ru" đích thị là nú còn gì!
    Hôm qua, trên ABS có bài :Sử là môn học bị coi thường – TT ( mình cố đọc xem thế nào, bình thường chả sờ đến báo nầy ).
    Một cái tựa nghe rất “nặng kí”. Song nội dung chả ra gì !
    Bài viết né đi, né lại, loanh quanh ở hiện tượng mà không dám đề cập đến nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề. Sách giáo khoa sử soạn thế nào, người dạy sử dạy đã nhồi nhét cho đầy cái đầu của học sinh ( để đi thi ! ) như thế nào ? Đến nổi, các em không chỉ coi thường mà còn chán ngán ,sợ hãi rồi đâm ra khinh ghét môn sử thậm tệ. Sự thật sờ sờ ra con bày đặt dối trá. Chán cái mớ đời !

    Trả lờiXóa
  8. Tại sao chúng ta không chịu hiểu rằng đó là môn sử-đọc-ngược?

    Trả lờiXóa
  9. "Mở cho lắm trường vào, giờ không vơ không vạt, chả nhẽ đóng cửa". Không có học trò thì dạy ai - thế thì nhà trường và các thầy MẤT DẠY à !

    Trả lờiXóa