Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Á tế á ca (xin tặng bài này cho những nhà làm chính sách đương thời)

Bài này mình được học hồi lớp 7 (1969), in trong sách Trích giảng văn học. Hồi ấy các thầy cô giáo dạy văn bắt học sinh phải thuộc những bài thơ của sách giáo khoa. Thầy Ngô Minh Phất (trường cấp 2 Thụy Hương, Kiến Thụy, HP) kỹ lắm, yêu cầu từng đứa đọc, bao giờ làu làu thì thôi. Vì vậy mình cũng thuộc, nhớ mãi đến bây giờ. Bản mình gõ lại dưới đây hoàn toàn theo trí nhớ, có thể khác với một số dị bản đang tồn tại. Sách giáo khoa lớp 7 hồi ấy do nhóm Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý biên soạn, bài Á tế á ca đề tác giả là Khuyết danh (còn bây giờ ông Võ Văn Sạch bạn mình bảo là của cụ Phan Bội Châu).

Á tế á ca (còn có tên Đề tỉnh quốc dân ca - Bài ca thức tỉnh quốc dân)

Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo
Việc luyện binh, việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ, việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Giữ các việc chẳng qua người nước
Kẻ chức bồi, người tước culi

Thông ngôn ký lục chi chi
Mãn đời lính tập, trọn vì quan sang
Các hạng thuế các làng tăng mãi
Hết dinh điền rồi lại trâu bò
Thuế chó cũi, thuế lợn lò
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế xe
Thuế sản vật, thuế chè, thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế hết cả phấn son phường phố
Thuế những anh thuốc lọ gầy mòn
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế sơn mọi chợ
Thuế gạo ngô, thuế đỗ, thuế bông
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá, khắp trong lưỡng kỳ
Các hạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn, khốn cùng chưa thôi
Lại nghe nỗi Lào Kay, Yên Bái
Mấy muôn người xẻ núi đào sông
Cực thay lam chướng nghìn trùng
Sông sâu vùi xác, hang cùng chất xương
Nỗi diệt chủng vừa thương vừa sợ
Nòi giống ta biết có còn không
Nói ra ai chẳng sờn lòng
Cha con tủi nhục, vợ chồng lìa tan
Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra
Cùng xương cùng thịt cùng da
Cùng hòn máu đỏ giống nhà Lạc Long
Thế mà chịu trong vòng trói buộc
Bốn mươi năm nhơ nhuốc lầm than
Than ôi! Bách Việt giang san
Văn minh đã sẵn khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mộng tỉnh chưa, chưa tỉnh
Anh em ta phải tính làm sao?
Ảnh của VnExpress
11.2012

32 nhận xét:

  1. Còn tính sao nữa bác Thông hè.
    Trên đã tính hết, cả thuế ĐÈ nữa kia...

    Trả lờiXóa
  2. "Hồn mê mộng tỉnh chưa, chưa tỉnh
    Anh em ta phải tính làm sao?"
    Thằng mê ngồi tót trên cao
    Đè đầu thằng tỉnh , khi nào mới ... tha !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bốn câu này của nặc danh 17:58 Ngày 14 tháng 11 năm 2012 , quá hay

      Xóa
  3. Theo đà này,theo tôi dự đoán: rồi đây sẽ có nghị định 8-3:
    " Phụ nữ việt nam phải chửa chính chủ - phải ngủ với chồng mới được sinh con"
    Chị em mang bầu ra đường mà bị công an tuýt còi mà không chứng minh được mình chửa chính chủ thì phải bị phạt vạ hàng chục triệu chứ chẳng chơi, vì đẻ ra con người chứ không phải con xe máy nhé!
    Muốn chứng minh chửa chính chủ thì ông chồng phải mang con đi xét nghiệm ADN, tốn hàng chục triêu nhé.
    Như vậy ngành y tế nước ta thu tiền tỉ như bỡn!

    Trả lờiXóa
  4. - Xin tiếp : Non sông thẹn với nước nhà,
    vua là tượng gổ, dân là thân trâu.
    Bác Thông sao cứ muôn tâu,
    Nước mình cứ để, dân Tàu... nó lo!

    Trả lờiXóa
  5. Anh em ta phải tính làm sao?
    câu giả nhời đây :
    "ai có súng dùng súng ,ai có gươm dùng gươm,ai không có gươm thì dùng..........."lâu quá quên mựa ló mất rùi.....

    Trả lờiXóa
  6. Thái độ cơn cơn của phe cánh Nguyễn tấn Dũng qua thái độ của Bình mụn(xin nửa giải Nobel, tự chấm cho mình 8 điểm), anh y tá(không chạy, không xin,...tiếp tục làm như 51 năm đã làm}trong ngày họp quốc hội hôm nay đã chứng tỏ sự ngạo mạn, thách thức ,hành vi ngông cuồng của lũ tiểu nhân đắc chí coi thường dư luận , khinh bỉ nhân dân.Những tiếng nói thều thào của ông Dương trung Quốc, bà Bùi thị An... đã hết tác dụng rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng Bìm có nốt ruồi trâu
      Phú ông xin đổi một xâu ngân hàng
      Bìm rằng Bìm chẳng lấy hàng
      Phú ông xin đổi kho vàng ét ri xê (SJC)
      Bìm rằng Bìm chẳng lấy xê
      Phú ông xin đổi nhóm bè bầu Ken (Kiên)
      Bìm rằng Bìm chẳng lấy ken
      Phú ông đổi nửa Nô ben Bìm cười. (1/2 giải Nobel)

      Xóa
    2. Thằng bờm có cái quạt to,
      Phú ông xin đổi ba bò chín trâu,
      Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu,
      Phú ông xin đổi một sâu cá mè,
      Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè,
      Phú ông xin đổi hột le Bờm cười ! ha ha ha !

      Xóa
  7. +Á tế á ca,viết tại Nhật,chuyển về nước năm 1906,truyền
    bá lòng yêu nước trong tầng lớp trí thức,đồn truyền
    những sĩ phu sau là tác giả:(1)Nguyễn Thiện Thuật(2)Dương
    Bá Trạc(3)Nguyễn Thượng Hiền(4)Nguyễn Bá Trác(5)Phan Bội
    Châu(6)Tăng Bạt Hổ.Ngoài đoạn thơ trích trên,Á tế á ca,còn một đoạn cuối nữa.Bí mật về tác giả của Bài Á tế á lại
    gói hết trong đoạn cuối này.Đoạn cuối bài thơ tác giả tự
    khái quát về lịch sử bản thân:Trốn tránh,Chinh Nga,Từng đến Tàu,Sang Nhật,Gặp Nhật Hoàng,Tuổi đã già.Loại dần thế
    này:(1)+(2)thì chưa bao giờ qua Nhật.(3)+(4)thì đến
    năm 1908,1909 mới qua Nhật.(5)tức Cụ Phan Bội Châu,1906
    tuổi 39,không là già,không đến Nga,chưa gặp Nhật Hoàng.Chỉ còn lại duy nhất(6),Cụ Tăng Bạt Hổ.
    Cụ Tăng Bạt Hổ hơn Cụ Phan Bội Châu 10 tuổi,hội đủ hầu
    hết các tự bạch về lịch sử bản thân trong khổ cuối bài
    thơ chưa trích hết.Riêng Cụ Phan Bội Châu,khi giới thiệu
    các trước tác của mình,Cụ cũng không có dòng nào về Á tế
    á ca cả.Bên cạnh,học giả Nguyễn Hiến Lê,từng phân tích
    rất kĩ,phản bác xu thế cho rằng Cụ Phan Bội Châu là tác
    giả.Gần đây,nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang thì cả quyết
    Á tế á ca là của Cụ Tăng Bạt Hổ.
    +Hơi dong dài cũng không ngoài mục đích mong trả lại
    đúng người,đúng nơi phát xuất của bài thơ đã đi vào lịch sử.Một cái mong nữa,Bác Võ Văn Sạch bỏ công,bỏ sức mà
    nghiên cứu đến ngọn đến ngành để khỏi buồn lòng các Cụ
    đã khuất;lớp trẻ nhìn nhận sự việc đúng đắn hơn.

    Trả lờiXóa
  8. Bác Thông phản dộng nào !
    Thời đó là thuế, thòi nay hổng có thuế mà là ... phí !
    he he he.
    Móa, hôm nay đi mần nghe đ/c X giải chình cái mặt vênh vênh như cái mặt mo tức sặc máu !
    Mả cha hắn, người đâu mà lì mặt hơn mặt mo.

    Trả lờiXóa
  9. Vạch trời kêu mà tuốt gươm ra
    Gươm thì gươm dỏm china
    Vạch trời thì gặp thằng Ba vạch quần!

    Trả lờiXóa
  10. Nịnh một phen, xỏ một phen
    Bác Dương trung Quốc quá quen trò mèo
    Tiếc cho tài nghệ ..đá đeo
    Gặp thằng Ba trợn trò mèo hết thiêng
    Lần tới lại nịnh cho... yên!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh như tháp Bay-ơn bốn mặt .
      Giấu đi ba , còn một mặt chính là anh .
      Chỉ một mặt mà muôn trò cười khóc .
      Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình .
      (Chế Lan Viên)

      Xóa
  11. Sống ở 1 xã hội mà lãnh đạo toàn mấy thằng chó các bác ạ chỉ gầm gừ sủa người trong nhà. Trộm cướp rình rập bên ngoài thì cụp đuôi im re!
    Cái loại quan nhuu chúng nó thì muôn đời vẫn..... CHÓ!

    Trả lờiXóa
  12. Chí lớn phải biết ẩn mình chờ thời. Chó sủa là chó ko cắn. Hưng Thịnh rồi suy vong là quy luật muôn đời, chúng ta phải thấy đó là khách quan của sự vận động. Mọi người có lương tâm thì mới đau xót nhưng phải khách quan công tâm trong xem xét và phê phán, đồng thời phải biết nhận định thời cơ để hành động với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, Văn Minh.

    Trả lờiXóa

  13. sao bây giờ không dám cho học sinh học bài này! nếu vậy sẽ gậy ông đập lưng ông!

    Trả lờiXóa
  14. bài này còn thiếu 2 câu nhưng tôi không nhớ năm đoạn nào là
    Bòn khố rách sắm dù sơn kiệu
    Hút máu dân làm rượu làm trà

    Trả lờiXóa
  15. Rượu ta nấu chúng cho rượu lậu
    Muối ta làm chúng bảo muối gian!
    Vậy 2 câu này nằm trong đoạn nào các bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rượu ta nấu nó cho rượu lậu
      Muối ta làm nó bảo muối gian
      Lại thêm áp bức tham tàn
      Càng nô lệ lắm càng oan trái nhiều
      ...
      Bài này gi là : bài ca cách mạng.
      sách giáo khoa thời tôi và anh Thông có học.
      Sách chú dẫn vô danh của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
      Những năm 70 thì không còn lưu hành nữa.

      Xóa
    2. chúng tôi học những năm 80 vẫn có bài này nhé

      Xóa
    3. Hỡi anh chị em lao khổ
      Nông nỗi này ai tỏ chăng ai
      Đã hơn sáu chục năm rồi
      Làm thân trâu ngựa cho loài khuyển dương
      Miệng bảo hộ mà tay bóc lột
      Mặt nhân từ mà ruột hiểm sâu
      Rày sưu mai thuế trưng cầu
      Cầm con, cầm vợ, bán trâu, bán bò…
      Rượu ta nấu nó cho rượu lậu
      Muối ta làm nó bảo muối gian
      Lại thêm những kẻ hung tàn
      Cảnh binh hiếp chúng, phu đoàn hiếp dân…

      Xóa
  16. Rượu ta nấu chúng cho rượu lậu
    Muối ta làm chúng bảo muối gian!
    Vậy 2 câu này nằm trong đoạn nào các bác?

    Trả lờiXóa
  17. Rượu ta nấu chúng cho rượu lậu
    Muối ta làm chúng bảo muối gian!
    Vậy 2 câu này nằm trong đoạn nào các bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các câu thơ này trong bài thơ "Bài ca cách mạng" của Đặng Chánh Kỷ nhé.
      ...Miệng bảo hộ mà tay bóc lột
      Mặt nhân từ mà ruột hiểm sâu
      Rày sưu mai thuế chưng cầu
      Cầm con, cầm vợ, bán trâu, bán bò.
      Rượu ta nấu nó cho rượu lậu
      Muối ta làm nó bảo muối gian
      Lại thêm những kẻ hung tàn
      Cảnh binh hiếp chúng phu đoàn hiếp dán.
      ....

      Xóa
    2. Mấy thằng bây khùng à!!!Sống trên đời như trâu như ngựa đó máy chủ có thằng nào không muốn cưới đâu?

      Xóa
  18. xin cac ban hay doc lai bai tho cach mang thoi xo viet nghe tinh(hoi anh chi em lao khỏ . nông nỗi này ai to chăng ai . đã non tám chục năm rồi . lam thân trâu ngựa cho loai khuyen dương......)

    Trả lờiXóa
  19. Á tế Á ca ngày xưa tôi không hiểu cụm từ này. Nay 75 tuổi mới vỡ lòng hiểu được là Á là thứ 2 như là Á hậu. Á lễ là lễ lần 2. Vậ ngụ ý của tác giả là Vừa tế, vừa ca...

    Trả lờiXóa
  20. Ngày tôi học thì câu
    "Rượu ta nấu nó cho rượu lậu.
    Muối ta làm nó bảo muối gian . . ." nằm trong bài Á tế á ca, ông thày giảng là : Á tế á ca là bài tế của dân Á theo điệu ca (truyền khẩu), là vừa tế vừa ca ( bài tế theo kiểu ca, vè, dân gian . . . )

    Trả lờiXóa