Trong cuộc mưu sinh của mình, tôi đủ
thứ thứ nghề, thượng vàng hạ cám đủ cả, nào dạy học (có học trò sau này là ủy
viên trung ương), làm thuê cho công ty nước ngoài, coi kho, tổ chức nhân sự,
làm báo... Nghề nào cũng có bạn nghề, mà người ta quen gọi là đồng nghiệp. Có
những đồng nghiệp rất giỏi, mình so với họ chả là cái đinh gì.
Nói thế bởi có lý do. Hồi tôi bỏ dạy học
bởi đồng lương giảng viên đại học không đủ sống, tôi xin nghỉ một cục rồi đi
coi kho, chức thủ kho, cho một công ty của Hồng Kông. Thủ kho nhưng rất trong sạch,
không tơ hào cái kim sợi chỉ (đúng nghĩa đen bởi kho của công ty may mặc) nhưng
được cái lương do ông chủ Hồng Kông trả cao gấp 3 lần lương giảng viên. Đừng tưởng
giữ kho mà nhàn, mà đơn giản. Phải cực kỳ minh mẫn, tháo vát mới gánh được. Phải
phân biệt hàng ngàn loại hàng hóa, có khi trong danh mục chỉ khác nhau cái dấu
ký hiệu nhỏ xíu, sắp xếp phải thật khoa học, hô xuất một tiếng là có ngay.
Trong đám nhân viên của tôi có những tay rất giỏi, thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng
Hoa, thậm chí cả tiếng Anh, nghiệp vụ thì khỏi chê, sổ sách đâu ra đó. Những
năm đầu thập niên 90 máy vi tính chưa phổ biến, họ đã xài thông thạo. Tôi học
được rất nhiều ở họ.
Hồi dạy học cũng thế, bạn nghề rất
nhiều người giỏi. Trường dự bị đại học TP.HCM sau giải phóng 1975 có rất nhiều
giáo viên tại chỗ, gọi là cơ hữu. Nhiều thầy giỏi mà tôi có may mắn làm đồng
nghiệp như thầy Cung Bỉnh Duyệt, Võ Thanh Long (dạy vật lý), Chu Đức Khánh, Trần
Mạnh Hảo (toán), Nguyễn Văn Vy (văn), Dương Công Minh (hóa)... Trường dự bị một
thời danh nổi như cồn là nhờ những giáo viên xuất sắc này, tôi rất phục.
Chả biết ông trời dun dủi thế nào, cuối
cùng tôi về nghề báo, làm từ năm 1996 đến khi nghỉ được 19 năm. Lại một cục. Vợ
tôi đùa, tưởng chồng làm ông to bà lớn gì, cả đời chỉ phân cục phân cục trưởng.
Nghề báo đem lại cho tôi nhiều niềm vui lẫn nỗi buồn. Ai đó bảo nghề nào chả thế,
nhưng không phải, đi dạy học buồn ít vui nhiều; làm báo buồn nhiều vui ít. Buồn
nỗi buồn thế sự. Càng biết nhiều nên buồn càng đậm.
Bù lại, trong nghề, tôi được gặp những
người cực giỏi, đáng làm thầy mình, sư phụ mình, dù có những người ít tuổi hơn.
Gần 20 năm làm phu chữ ở báo Thanh Niên, nếu không kể đến anh Nguyễn Công Khế,
sếp của tôi, một nhà báo chuyên nghiệp cực kỳ giỏi về nhiều mặt, tôi luôn kính
trọng, khâm phục, kể từ hồi đó cho đến bây giờ khi anh ấy không làm báo nữa,
thì có 2 người với tôi, họ là những tay lão luyện, nói vui là tay bợm trong nghề.
Theo tôi, đấy là hai bạn nghề giỏi nhất trong báo Thanh Niên.
Thứ nhất là anh Huỳnh Kim Sánh, tức
Hoàng Hải Vân. Khi báo Thanh Niên đang lệt bệt chưa lên được, nhất là bọn Tuổi
Trẻ đang một mình một chợ, anh Khế vời Sánh từ tòa soạn Hà Nội vào, giao cho hẳn
quyền “tướng quân tại ngoại”, cứ làm đi rồi báo cáo sau. Tất nhiên có nhiều
công lao của cả tập thể nhưng không ai có thể phủ nhận sự giỏi giang của anh
Sánh. Điều hành tòa soạn đâu ra đó, thậm chí rất độc đoán, phát xít, nhưng hiệu
quả. Bài vở chất lượng hơn, phóng viên nền nếp và giỏi nghề hơn, lượng phát
hành tăng vùn vụt, quảng cáo nhận không hết. Điều đáng nói là Sánh viết rất giỏi,
rất nhanh, chỉn chu, biết khai thác những điều hay lạ, thậm chí câu khách. Tôi
làm biên tập suốt cả thời gian Sánh từ Hà Nội vào đến khi y ra đi, phải thầm phục
tay này hiếm có trong làng báo. Có những số báo xuân, y có tới 5 bài, mà bài
nào cũng hay. Nhiều bài dài kỳ, ký sự nhân vật viết về ông Lãng (Nguyễn Văn Lãng),
ông Ẩn (Phạm Xuân Ẩn), lẽ ra buổi tối là phải sẵn có bài để biên tập, đưa bộ phận
kỹ thuật thực hiện nhưng cuối chiều y vẫn vừa điều hành tòa soạn vừa gõ. Một
lúc là xong. Rất kinh.
Nhưng tài tình chi lắm cho trời đất
ghen. Báo Thanh Niên đang phởn chí trong vụ PMU18, đùng một cái gió đổi chiều,
tướng Phạm Xuân Quắc đang cầm đầu cơ quan điều tra bị điều tra quật lại, bị khởi
tố; hai nhà báo, trong đó có ông bạn Nguyễn Việt Chiến của tôi ngày 12.5.2008 bị
bắt giam. Tổng thư ký tòa soạn Hoàng Hải Vân (Sánh) sôi máu lắm, đang hăng mà, chả
biết xin ý kiến anh Khế thế nào mà rút ngay cái tít “Hãy trả tự do cho các nhà
báo chân chính” trên số báo ra ngày 13.5.2008, to gần tràn trang nhất. Đụng đến
thế này với bộ máy cai trị thì chết rồi. Anh Khế, anh Phong (Phó tổng biên tập)
bị cách chức, Sánh bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức, thu hồi thẻ nhà báo. Một tài
năng bị gãy cánh. Giờ đây, tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió kia, với vài sào vườn,
nuôi dê nuôi gà, trồng rau. Sánh càng chiêm nghiệm hiểu lẽ đời hơn.
Người thứ 2 là Đỗ Hùng. Y tên đầy dủ
Đỗ Văn Hùng, dân Quảng Trị, vốn học tại Đại học Huế, vào Sài Gòn lập nghiệp. Y
về báo Thanh Niên sau tôi rất lâu, nhưng khi tôi cứ nhàn nhạt mờ mờ do bất tài
thì y rất nhanh nổi như cồn. Giỏi tiếng Anh, tháo vát, xông xáo, nhanh nhẹn, việc
gì cũng làm được, lại cực kỳ lễ phép, tình cảm, khiếu hài hước có thừa. Phải
nói, ở báo Thanh Niên, y là một trong vài người hài hước và thẳng thắn nhất, có
lẽ chỉ sau Nguyễn Xuân Anh (giờ làm Phó bí thư Đà Nẵng). Ban đầu y viết thể
thao, tôi cứ tưởng y được đào tạo chuyên về thể thao. Sau y viết quốc tế, tỏ rõ
sự sành sỏi các vấn đề trong lĩnh vực này. Nhà báo Tố Loan, người đã hướng dẫn
cho Hùng những bài học nghề đầu tiên, có lần bảo tôi nó là con dao pha, chặt
cái gì cũng được, việc gì cũng làm được, làm tốt nhất trong những người có thể
làm. Tôi bảo là đa di năng, đa hệ, mà tinh hệ đỉnh, nhất trí với Loan, Đỗ Hùng
là số 1.
Tài của Hùng ai cũng phải thừa nhận.
Không phải chuyện rành tiếng Anh (tiếng Anh ở báo Thanh Niên là chuyện nhỏ, hầu
hết nói rào rào như tằm ăn rỗi, loại ú ớ như tôi rất hiếm), hoặc sử dụng thành
thạo, nắm bắt rất nhanh đủ thứ công nghệ mới, mà là khả năng viết. Viết nhanh,
nắm bắt đề tài cực nhạy, văn phong rất riêng mà phổ cập, mỗi ngày có thể thực
hiện mấy bài, cho cả báo in, báo điện tử, tuần san mà cứ như không, không hề
trùng lặp. Đọc rất thích. Nội dung sâu sắc, nhân tình, xúc động, ấn tượng. Viết
cứ như không viết. Không hề có dấu vết dụng công. Tất cả tự nhiên từ một tài
năng toát ra. Những loạt bài kéo dài cả tháng khi y được cử đi World Cup ở Đức,
ở Ukraine, ở Nam Phi phải nói là những tác phẩm báo chí rất chất lượng, hấp dẫn,
không chỉ về bóng đá mà là cả cái thế giới đầy mới lạ những xứ sở Hùng đến, tận
mắt nhìn, và truyền tải lại cho bạn đọc. Nhớ những lần y đi vụ sóng thần ở Sri
Lanka, Đông Timor, Indonesia, vừa làm nhiện vụ cơ quan giao, vừa xông xáo cùng
các tổ chức từ thiện cứu trợ người bị nạn, phải nói ai cũng kính nể Hùng. Tầm
đã cao, tâm rất rộng.
Hùng không chịu làm con cừu ngoan. Những
lần người dân Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc khiêu khích trên biển Đông,
Hùng luôn có mặt. Đi như thể không đi không được. Bị nhà chức việc và lãnh đạo
cơ quan nhắc nhở, y cũng có lúc nín nhịn, nhưng rồi cái chất “lục vân tiên”
trong con người y không chịu nằm yên. Mấy lần suýt toi, nhất là vụ đăng loạt
bài về Hoàng Sa, về những người lính Việt Nam cộng hòa anh dũng chiến đấu bảo vệ
Hoàng Sa trên báo Thanh Niên điện tử, nhưng rồi cũng êm, bởi nếu xử lý Hùng thì
“xấu chàng hổ ai”.
Hùng chơi Facebook, bởi là đứa thông
minh, hài hước, dí dỏm nên những status y phát lên đều gây cười, tiếng cười thoải
mái. Y không chừa thứ gì, miễn là có thể cười, từ chuyện ăn thịt chó, đi xe đạp,
đến chuyện quốc sự. Tôi có lần nhắc y, gì thì gì, cũng cần lơ đi vài thứ, nhưng
cứ lâu lâu lại thấy y xé rào. Chỉ cốt cười. Và lần này thì tai vạ. Đụng đến cụ
Hồ, đến thần tượng của họ, đến cả Tuyên ngôn độc lập thì họ không thể tha. Chỉ trong 3 ngày từ khi Hùng đăng status lên Facebook, nhà chức việc có ngay quyết định kỷ luật cách chức Phó tổng thư ký tòa soạn, tước thẻ nhà báo, do đích thân thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông ký. Lần
này thì khiếu hài hước đã hại Hùng, bạn nghề mà tôi rất trân trọng, quý mến.
Không biết Hùng đã có sự chuẩn bị,
tìm được miếng đất cằn cỗi nào như đất ở Ninh Thuận của anh Sánh để về vui thú
điền viên chưa.
Tất nhiên, những người không biết cười
đùa, không biết hài hước, lấy đó làm cái cớ để trị người khác thì tôi cũng chả
phục.
Tối 4.9.2015
Nguyễn Thông
Bac Thong lan nay sai roi -Ban Hung cua bac qua dang qua ,lay tuyen ngon doc lap va HCM lam tro cuoi thi bi tung xeo la phai .
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBác biết rồi mà bác Thông, cái thời này nó thế: Không thể thích những gì người ta ghét, và không thể ghét những gì người ta thích. Đó là thứ "tự do" mà bầy cừu chấp nhận nem nép theo lề thì tung hô, còn đám sói có chút bản lĩnh nganh ngạnh thì gầm gừ trong hoài vọng...
Trả lờiXóaAnh Thông! Dư lợn viên đã tràn vào nhà anh.
Trả lờiXóaĐây là nhật ký cá nhân. Ông Thông chỉ viết những gì thấy, biết, nhớ lại, suy nghĩ trong cuộc sống. Ông Thông không viết theo phía, phe nào cả.
Trả lờiXóaÔng bà nào ở phe nào, cứ tung hô, tự sướng phe ấy. Ông Thông mệt mỏi với đời nhiều rồi, đang cần thư giản. Mưu cầu, tham vọng chính trị, chính em, hãy đến những chốn "lao xao". Riêng Ông Thông, luôn là giọt sương trên lá sen.
Tôi đồng ý với ông TMĐ đây là trang cá nhân của ông Thông,kẻ nào không đồng ý về quan điểm với ông Thông thì lượn đi cho trong nước,không có quyền nhảy vào chôm xỉa lung tung.Bụng bẩn thì nước mau thối nhé,các anh không có quyền yêu cầu người ta bẻ ngòi bút,không có quyền!
Trả lờiXóaAnh của Tôi,cứ thẻ thọt đàng hoàng văn,bọn ma mít chẳng nhằm nhò chi đâu.Nếu Anh thách-Lôi cổ trên 500 thằng chó nhợn bất chính danh để Tui tai bo cho chúng ngậm phưn,hút cứt.
Trả lờiXóađọc thấy quá ư là tởm lợm cho các dâm chủ viên.
Trả lờiXóaBT K17
Trả lờiXóaCó những comment y như cùng chiếu với DLV, họ biểu lộ như là quan tòa đã xét xử ông Chấn ( Nguyễn Thanh ).
Họ có thể tước đoạt thẻ nhà báo, cắt phần cơm của các anh nhưng dứt khoát không bỏ tù được tài năng của các anh đâu
Trả lờiXóaThông mặt bướm, 2 mắt như 2 lỗ âm đạo, giọt nước tiểu són đái của zâm chủ
Trả lờiXóaThằng Thông hầu bàn của Tòa soạn báo TN đây ư, cái bản mặt thằng dâm dê, bị anh em tòa soạn báo coi như con chó ghẻ
Trả lờiXóaTự dưng hắn thấy mình như giọt nước tiểu của bà già 70 trên đám cỏ dại
Trả lờiXóa