Đọc
xong bài Nữ tướng bắt xăng gian
trên Báo Thanh Niên hôm qua 11.9, tôi
tò mò tỉ mẩn đếm những ý kiến của bạn đọc, coi xem họ viết gì. Gần như tuyệt đối
bày tỏ sự phấn khởi, đồng tình, khâm phục và mong mỏi làm sao có thể nhân lên
trong bộ máy công quyền thật nhiều cán bộ làm việc hiệu quả như vậy. Thậm chí
có bạn đọc còn ao ước nơi đâu cũng có “nữ tướng” thì sự gian dối, tệ nạn sẽ hết
đất sống, xã hội sẽ mau chóng tốt đẹp hơn.
Điều
đáng nói, nhân vật chính của bài báo, chị Đỗ Ngọc Thanh Phương - Chi cục trưởng
Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Đồng Nai còn khá trẻ, 36 tuổi, mới
nhậm chức được hơn 4 tháng. Phải công nhận công tác tổ chức cán bộ đã có con mắt
tinh đời, chọn đúng người cho bộ máy công quyền. Trẻ thế, lại là nữ, đứng đầu một
cơ quan giám sát chất lượng cuộc sống, nếu không thực sự tài giỏi, có năng lực
thì rất dễ chìm vào hằng hà sa số “sáng vác ô đi, tối cắp về”.
Nhưng
lại đáng nói hơn nữa, là chị Phương không giống như rất nhiều sếp cơ quan quanh năm suốt tháng chỉ gắn với bàn giấy văn
phòng, nắm bắt công việc qua báo cáo từ cấp dưới. Thuật ngữ “công chức máy lạnh”
hoàn toàn xa lạ với người phụ nữ năng nổ, hành động này. Miệng nói, tay làm, dấn
mình vào thực tế cuộc sống để hiểu rõ, nắm bắt cụ thể, xử lý kịp thời, “nữ tướng”
Chi cục trưởng đã lôi cuốn cả tập thể của mình làm việc thật hiệu quả. Một hình
ảnh, tác phong rất đẹp về người cán bộ lãnh đạo mà dân hằng mong mỏi.
Thời
xưa, nhưng bậc minh quân dù ngồi trên ngai vàng nhưng vẫn nắm bắt cuộc sống xã
hội qua những cuộc vi hành. Sử sách còn ghi vua Lý Nhân Tông (triều Lý), nhiều
vị vua triều Trần, vua Lê Thánh Tông (triều Lê)… thỉnh thoảng lại cải trang ra
khỏi kinh thành vào chốn kẻ chợ, nơi thôn dã… để tận mắt thấy tai nghe những gì
xảy ra trong xã hội. Cái ghế, dù ngai vàng chăng nữa, không phải là chỗ thích hợp
cho con người hành động, biết chăm lo cho muôn dân. Bộ máy nhà nước có những vị
vua như vậy thì tất nhiên quan lại, nhà chức việc không thể chây ì, lười biếng,
ỷ lại.
Từ
“hiện tượng chị Phương”, chợt liên tưởng đến nhiều khiếm khuyết, vá víu, tạm bợ
trong việc sử dụng con người hiện nay. Không khó thấy ở đâu đó xung quanh ta những
trường hợp “thiếu chị Phương”, tức là thừa người tắc trách, lười biếng mà thiếu
người hành động, năng nổ, trách nhiệm. Nói đâu xa, muốn biết cụ thể tình trạng
người lao động tại các khu công nghiệp đang sống dưới mức khổ thế nào, chỉ cần
nhà lãnh đạo “vi hành” vào những khu nhà trọ của công nhân 1 ngày hoặc ra quan
sát các chợ chiều ven đường khi tan tầm đôi ba buổi là có thể có ngay được hiện
thực tươi ròng cho chính sách của mình. Rồi có biết bao mặt trái của xã hội,
người dân cứ kêu ca than thở mãi nhưng sự giải quyết chả đến nơi đến chốn, chẳng
hạn tệ nạn tiêm chích ma túy công khai, lấn chiếm lòng lề đường, vi phạm an
toàn vệ sinh thực phẩm, móc túi trên xe buýt, quán ăn chặt chém thực khách, tài xế taxi lừa dối khách hàng, hối lộ cho CSGT, chạy án, mua danh bán tước…, nếu có những
người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo thực sự vì công việc, quyết làm hết trách nhiệm,
chắc sẽ không khó trong việc giảm bớt tệ nạn.
Xã
hội đang cần thêm nhiều “nữ tướng bắt xăng gian” như chị Phương.
Nguyễn Thông
(Bài được đăng trên báo Thanh Niên ngày 12.9.2015)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa"chỉ cần nhà lãnh đạo “vi hành” vào những khu nhà trọ của công nhân 1 ngày"
Trả lờiXóaBồ nhí -có con riêng- của Dương Chí Dũng xuất phát là công nhân đấy . Và còn biết bao nhiêu "đóa hồng của giai cấp công nhân" được/bị các quan thường xuyên "vi hành" nữa!
Lương công nhân vốn đã chết đói + Bác Hồ bị đám học trò của mình thường xuyên phá giá => nhà trọ công nhân là chỗ các quan thường xuyên "vi hành". An toàn hơn các chị ở những cửa hàng dịch vụ bia ôm nhiều .
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Xóa"thừa người tắc trách, lười biếng mà thiếu người hành động, năng nổ"
Trả lờiXóaHồng hơn chuyên: Nhiệt tình + Đỉnh cao chí tệ = các bác tự chêm vô những gì mình thích
Hường hường nhưng cũng chả chuyên: Không nhiệt tình + Đỉnh cao chí tệ = Vô hại .
Đôi khi cứ để chúng ngồi đực ra đấy cũng không phải là điều dở .