BÁ TÂN
Thế là chị em K.17 Ngữ văn (quen gọi là văn khoa) Đại học Tổng hợp Hà Nội đã gần hoặc hơn 60 năm
đón chào ngày 20 tháng 10.
Có những u mới gần 60. Một số đã leo qua
chỉ giới 60. Còn nhiều năm trườn bò. Đích đến 70, 80 và hơn thế nữa.
Ngày xưa, khi thế hệ K.17 chưa chào đời,
tuổi như chúng ta bây giờ đã được mừng thọ.
Chưa đến lúc mừng thọ nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn tụ họp đàn đúm với nhau. Khác chi là mừng thọ.
Dù đã nghỉ hưu, các thành viên K.17 (cả đàn ông lẫn đàn bà) còn
khỏe lắm. Cái chết còn lâu mới dám bén mảng gõ cửa K.17 chúng ta.
Chị em đón chào ngày của đàn bà theo phong tục cách mạng (20.10) đúng vào mùa thu, tiết trời đẹp nhất trong năm. Ai mà chả thích cái đẹp, kể cả
ông trời. Chị Hằng đã triệu triệu năm tuổi nhưng vẫn mơn mởn lúng liếng đêm đêm
đắm say cùng lão mặt trời. Chị Hằng và mặt trời là cặp tình nhân trường
thọ nhất, đẹp nhất, hoàn hảo nhất. Những ai đang có tình nhân, chẳng lẽ kém đến
mức không có, rất nên noi theo tấm gương tuyệt vời chị Hằng – mặt trời.
Hỡi chị em K.17.
Phái đàn ông K.17 chúng tao rạo rực chung vui cùng chúng mi nhân ngày dành riêng cho phái đẹp (mà sao chúng mày lắm ngày riêng thế, đã đầu năm có 8.3, gần cuối năm lại thêm 20.10).
Gửi tới chị em quả hôn (không còn là
nụ) được bỏ ống lưu trữ từ thời mài đít quần trên ghế Mễ Trì thời K.17.
Nhận nhé.
Bá Tân
Hôm nay ngày 20/10/2015 là ngày Phụ nữ Việt nam!
Trả lờiXóaXin gửi đến các mẹ Việt nam anh hùng lời kính chúc sức khỏe ! Mong các mẹ sống trường thọ và luôn được Đảng, chính phủ cùng các đoàn thể quan tâm chăm sóc chu đáo!
Thưa các cụ, các bà, các mẹ cùng toàn thể chị em phụ nữ !
Như các cụ thường dạy “ Nuôi con mới biết lòng cha mẹ ”!Vâng hoàn toàn đúng.
Nhưng xin phép các cụ, các mẹ và toàn thể chị em tôi xin được nói thêm 1 điều tâm sự này:
Ai đã từng cầm súng nơi chiến trường khốc liệt, đã từng nhiều lần gáp mặt với tử thần, nhiều lần bị thương và cũng đã nhiều lần vuốt mắt đồng đội hi sinh, may mắn sống khi chiến tranh kết thúc, thì tôi tin rằng: những con người này càng hiểu lòng cha mẹ hơn.
Tôi là 1 trong những người lính đó.
Mẹ tôi đã 3 lần tiễn các con trai mình đi trận ( tôi đi chiến trường B, 2 em tôi đi chiến trường chống quân xâm lược Trung quốc. Em trai út tôi đã anh dũng hi sinh ngày 3/3/1979 tại mặt trận Lạng sơn khi đang giữa chốt )
Khi tiễn tôi đi B, mẹ tôi chỉ nắm tay tôi dặn dò: “ Con đi chiến trường vào nơi hòn tên, mũi đạn nên cẩn thận nhé ”! mẹ không khóc, vì nước mắt đã chảy ngược vào lòng !
Kết thúc chiến tranh, tôi trở về gặp lại gia đình sau bao năm xa cách. Gặp lại mẹ, tôi sững sờ vì thấy mẹ người sao nhỏ thế ? còn mẹ tôi thì nhìn tôi trân trân ( vì cụ không tin tôi còn sống trở về, vì trước đó có anh đồng hương từ chiến trường ra Bắc gặp tôi trên đường hành quân vô Nam đã đến thăm gia đình tôi và báo tin tôi đã hi sinh. Lí do là sau lúc gặp tôi ở trường sơn, thì đêm đó đơn vị tôi bị bom B52, nên anh đó tin rằng tôi đã hi sinh mà đến báo tin cho cha mẹ tôi biết ). Nghe hung tin này, mẹ tôi đau buồn mà sinh ra đau ốm suốt 5 năm ròng nên người vốn đã nhỏ , thì lại càng nhỏ đi.
Hòa bình ko bao lâu thì Trung quốc gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nước ta năm 1979. Chúng đã gây hấn từ năm 1978. Mẹ tôi lại tiễn em trai út tôi lên đường năm 1978. Năm 1979 khi TQ đánh ta, có lệnh tổng động viên của chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, mẹ tôi lại tiễn tiếp cậu em trai sau tôi lên đường chống tàu.
Cuộc chiến chống Tàu xâm lược ngày càng khốc liệt, 1 cậu lính cùng đơn vị em trai út tôi đảo ngũ về nhà đem hung tin đến gia đình tôi là: Thằng Lộc – em trai út tôi đã hi sinh ?
Không tin vào lời nói của cậu này, tôi đã đi tìm em nơi chiến trận 10 ngày. Tôi đến tận chốt nơi em tôi hi sinh , rồi tìm đến tận nơi an táng để đánh dấu mộ. Sau 10 ngày xác định chính xác em tôi hi sinh tôi trở lại nhà. Nhìn bố mẹ già, tôi ko cầm được nước mắt mà phải đau lòng tường thuật lại sự hi sinh của cậu em. Nhìn mẹ tôi như người hóa đá, bà không khóc. Lúc đó tôi chỉ muốn kêu lên: “ mẹ ơi ! mẹ khóc đi cho vơi nỗi đau buồn ”!
Tôi biết nước mắt mẹ tôi chảy ngược vào lòng, chắc mẹ như đứt khúc ruột thương con.
Thưa các mẹ việt nam anh hùng !
Các mẹ thật vĩ đại. Dân tộc này trường tồn là nhờ ơn các mẹ.
Hỡi các vị lãnh đạo đất nước !
Các vị đã làm gì để đền ơn các mẹ ? có phải chi nhiều tiền để xây tượng đài để tỏ lòng biết ơn ?
Không ! tượng đài anh hùng các mẹ ở trong lòng dân nước Việt !
Xin các vị hãy nhìn xuống xem hàng ngày, hàng giờ các mẹ sống ra sao để có cách ứng xử sao cho hợp đạo lí ! chúng tôi chỉ mong vậy.
Nhà báo/văn Nguyễn Quang Vinh có viết 1 bài tường thuật khá là hấp dẫn ngày xưa . Nhưng sau lại xóa đi . Tiếc thật!
Trả lờiXóaĐại ý như thế này
Có anh chàng phóng viên phát hiện 1 số phụ nữ có công với cách mạng phải đi bán thân mình để sống . Thế là xã hội bức xúc mới nổi lên, nói "có công với cách mạng mà như thế này à". Thế là người người đóng góp tiền của để tặng các phụ nữ có công với cách mạng đó .
Ông nhà báo/văn Nguyễn Quang Vinh là 1 trong những người trong phái đoàn báo chí tới tận nơi để tặng tiền . Tặng xong, trò chuyện xong đâu đấy thì cả đoàn nhà báo kéo về . Anh trưởng đoàn chịu chơi nên cho cả đoàn đi "mát mẻ" với các chị em bán thân nuôi miệng khác, chắc là không có công với cách mạng .
Chợt ngẫm nghĩ, quả có công với cách mạng trong xã hội này vẫn hơn . Không có công với cách mạng thì đừng hòng .
Học văn, "bê" luôn "gái tàu" về nhận là bạn mình: chị Hằng.
Trả lờiXóa