Hạnh phúc, đó là chuyện của muôn đời. Vừa rồi, dư luận xã hội lúc nhỏ
lúc to, khi sôi nổi khi điềm tĩnh bàn về hai chữ “hạnh phúc” nhân phát biểu từ
một nữ quan chức. Lại sực nhớ câu thơ gan ruột của nhà thơ Bùi Minh Quốc (Dương
Hương Ly) viết hồi chiến tranh: Hạnh phúc
là gì? Bao lần ta lúng túng. Kể ra cũng không dễ trả lời.
Hạnh phúc cũng như nhiều vấn đề khác có nội hàm phong phú. Có hạnh phúc
riêng và hạnh phúc chung. Hạnh phúc cá nhân, thậm chí gia đình, là hạnh phúc
riêng. Hạnh phúc chung thường của cả cộng đồng, mở rộng ra thì cả đất nước, dân
tộc. Có hạnh phúc đơn sơ nho nhỏ, có thứ lớn lao, đều cần tôn trọng như nhau,
nhưng cũng cần xác định, phân biệt rạch ròi.
Lại quay trở về ý kiến của vị lãnh đạo nọ. Bà bảo rằng “nếu con của lãnh
đạo mà lại làm lãnh đạo thì đó là hạnh phúc cho dân tộc, có gì mà nghi ngại”.
Hình như niềm vui, sự phấn khởi khi thấy gần đây lớp trẻ được trọng dụng, được
bổ nhiệm vào những vị trí then chốt trong bộ máy công quyền ngày càng nhiều đã
khiến người phát ngôn có chút quá đà.
Trước hết, phải nói cho công bằng, khá nhiều con cái quan chức lãnh đạo
cả ở trung ương và địa phương là những người giỏi, được đào tạo bài bản, có
trình độ cao, được rèn luyện kinh qua nhiều công tác, lại có truyền thống gia
đình làm điểm tựa, nên rất xứng đáng gánh vác trọng trách với dân với nước. Đó
là niềm tự hào, và cũng là hạnh phúc của bản thân và gia đình.
Ngày xưa, vùng nào đó có người đậu đạt cao, làm quan, đó không chỉ là
vinh dự của gia đình họ tộc mà cả vùng. Nhưng người xưa cũng rất công tâm,
không phân biệt người thành đạt con cái nhà ai, xuất thân từ đâu, bất kể sang
hèn. Niềm tự hào chung được xác lập trên cơ sở hạnh phúc của dòng họ, gia tộc.
Những cán bộ trẻ con cái lãnh đạo được tín nhiệm, cất nhắc, đó là hạnh
phúc của gia đình. Và bất kỳ người trẻ nào không phân biệt xuất thân được tin cậy
giao cho chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý trong bộ máy công quyền đều đem lại hạnh
phúc cho gia đình, người thân của họ.
Dân tộc chỉ thực sự hạnh phúc khi có đội ngũ công bộc, dù là con cái nhà
ai, biết đặt quyền lợi chung lên trên hết, luôn tâm niệm vì nước vì dân, phấn đấu
hy sinh cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh. Con của lãnh đạo hay con của dân thường
không còn quan trọng nữa, mà điều quan trọng ở chỗ phẩm chất đạo đức, năng lực,
mục đích “làm quan” của họ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở cán bộ,
nhân dân câu nói của người xưa để mỗi người lấy đó làm phương châm rèn luyện
mình: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái
lo của mọi người, vui sau cái vui của mọi người). Chính vì thế chúng ta từng có
những lớp cán bộ vừa hồng vừa chuyên, trở thành niềm hạnh phúc, hãnh diện của
dân tộc, đất nước, chế độ.
Chỉ những người biết đem hạnh phúc đến cho dân tộc thì mới có thể góp phần
làm nên một dân tộc hạnh phúc. Lúc ấy, họ là người hạnh phúc nhất.
N.T
Bác hiểu sai câu nói của bà "hạnh phúc" rồi .
Trả lờiXóa“nếu con của lãnh đạo mà lại làm lãnh đạo thì đó là hạnh phúc cho dân tộc"
có nghĩa "nếu con của người khác lên làm lãnh đạo trong khi con lãnh đạo làm dân thường thì trở thành bất hạnh cho đất nước"
Hay đúng hơn, chỉ có con lãnh đạo lên làm lãnh đạo thì mới là hạnh phúc của dân tộc .
"Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở cán bộ, nhân dân câu nói của người xưa để mỗi người lấy đó làm phương châm rèn luyện mình: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của mọi người, vui sau cái vui của mọi người)"
Và Chủ tịch Hồ Chí Minh bồi thêm 1 câu "Không sợ thiếu, chỉ sợ chia không đều", có nghĩa "Các Chú Cứ Phá" & "Càng Cho Càng Phá" vì chả bao giờ thiếu cả . Nhưng phá làm sao mà ai (trong các chú) cũng có phần đều nhau, chứ không phải con chuột này có miếng to hơn con chuột khác .
Hạnh phúc: vừa to lại vừa nhỏ? vừa cao lại vừa thấp, vừa béo lại cũng gầy..Không có định nghĩa mà chỉ có khái niệm. Ví dụ, giai cấp công, nông thì đủ ăn đủ mặc hàng bgày được cốc bia hơi là hạnh phúc rồi còn giai cấp lãnh đạo có nhiều biệt thự, xe sang, nguời tình đẹp mới là hạnh phúc.
Trả lờiXóauyen-hanoi
Bất công trong độc quyền trao cơ hội khởi nghiệp cho công dân vào đời là bất công ẩn tàng và độc ác nhất.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa