Một công dân lên facebook chỉ nhận xét mặt chủ tịch tỉnh “kênh kiệu”
bị phạt 5 triệu đồng, nhưng nhiều trang blog, fb lập ra chỉ để bôi xấu cán bộ
lãnh đạo từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc "nhân một dịp gì
đó" thì vẫn ngang nhiên tồn tại mà chẳng ai làm gì được.
Đó là bi kịch đang tồn tại trong đời sống
chúng ta.
Bài viết sau đây của các đồng đội hoạt động
cùng thời và cùng bị chế độ cũ bắt đi tù với Nguyễn Công Khế là Lê Văn Thọ, Lê Thị Ngọc Lan, Phạm
Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Duy Việt, Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Nguyễn Thị Thọ, Huỳnh
Thị Kim Kha. Tôn Nữ Thị Nga, Lê Thị Quỳnh Dung, Huỳnh Tấn Thọ, Nguyễn Cam, Đinh
Công Hảo, Châu Chí Bảo, Đặng Văn Cự ... Tôi
ở miền Bắc, đi bộ đội tháng 6 năm 1974 nên không biết, nhưng họ là những
người trong cuộc nên có thể mang lại cho mọi người một nguồn thông tin để
có cái nhìn khách quan hơn.
(Lời giới thiệu của nhà báo Nguyễn Thế Thịnh)
(Lời giới thiệu của nhà báo Nguyễn Thế Thịnh)
*
Hiện nay, trên trang mạng xã hội xuất hiện
hàng loạt bài viết về Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên-Tổng
Giám đốc Công ty Truyền thông Thanh Niên, khiến dư luận chú ý. Nếu đây là vấn
đề minh bạch, chính đáng thì sao không nêu danh tính, địa chỉ cụ thể mà phải
núp bóng, giả danh người này người nọ để bôi đen quá trình hoạt động và công
tác của Nguyễn Công Khế.
Để làm sáng tỏ những vấn đề khuất tất mà trang mạng đã nêu nhắm vào Nguyễn Công
Khế thì đã có các bài viết của những người trong cuộc như anh Nguyễn Quốc
Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên; anh Hoàng Hải Vân, nguyên Tổng
Thư ký tòa soạn báo Thanh Niên; anh Nguyễn Thông, nguyên biên tập viên báo
Thanh Niên; anh Hồ Văn Đắc, Phó Giám đốc Công ty Truyền thông Thanh Niên, tất
cả đều khẳng định anh Nguyễn Công Khế có công đầu và là người quyết định sự
hình thành và vươn lên mạnh mẽ của báo Thanh Niên, đồng thời là một thủ trưởng
có bản lĩnh, đáng tin cậy của tập thể cán bộ, công nhân viên, phóng viên
(cbcnv, pv) báo Thanh Niên.
Có thể khẳng định, những gì mà anh Nguyễn Công Khế đã làm đều xuất phát từ lòng
yêu nghề, đam mê công việc, mong muốn báo Thanh Niên là tiếng nói trung thực,
tin cậy, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bạn đọc. Bên cạnh đó, tờ báo cũng tạo
ra doanh thu giúp đời sống CBCNV, PV có cuộc sống ổn định và khá lên.
Ngoài những điều mà các anh đã kể, đã viết hết sức trung thực về anh Khế. Hôm
nay, chúng tôi, những bạn học, bạn tù, đồng nghiệp, những người gắn bó với anh
Khế hơn 40 năm qua, xin nói thêm những việc mà không phải ai cũng có thể biết,
bởi lẽ, nó là phần sâu kín nhất trong cuộc sống của một con người và chỉ có
những ai cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt với nhau trong suốt thời gian dài
mới thấy được, đó là:
NGUYỄN CÔNG KHẾ Ở TRONG NHÀ TÙ CHÍNH
QUYỀN VIỆT NAM
CỘNG HÒA NHƯ THẾ NÀO ?
Anh Nguyễn Công Khế và chúng tôi cùng hoạt động công khai trong tổ chức Tổng
đoàn Học sinh Đà Nẵng, do Đặc khu ủy Quảng Đà trực tiếp lãnh đạo, thuộc Quận
đoàn quận Nhất, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ 1970 đến 1975. Trong lúc đang
chuẩn bị đợt đấu tranh mới của “Mùa hè đỏ lửa” thì ngày 15 Tháng 5 năm 1972, tổ
chức Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng bị địch đánh phá ác liệt. Tất cả anh chị em
nòng cốt của phong trào đều bị an ninh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt,
trong đó có Nguyễn Công Khế.
Trong bài viết trên mạng, công bố Biên bản hỏi cung nói Nguyễn Công Khế bị bắt
rồi khai ra là không đúng, hoàn toàn sai sự thật. Trước đó thì anh chị em nòng
cốt của phong trào sinh viên, học sinh ở Sài Gòn, Huế đã bị bắt. Một số đưa vào
Đà Nẵng giam cùng chúng tôi. Khi bị đưa ra tòa án quân sự tại Đà Nẵng xét xử,
nhiều người bị xử án tù ở, có người bị án tù 1 năm, người bị 18 tháng, người bị
án 2 năm. Nguyễn Công Khế bị xử 30 tháng tù ở.
Trong suốt thời gian ở tù, từ các nhà lao Đà Nẵng đến nhà tù Chí Hòa (Sài Gòn),
Nguyễn Công Khế cùng bị giam chung với chúng tôi và các anh khác nữa như Huỳnh
Tấn Mẫm, Bửu Chỉ, Trương Văn Khuê, Lê Văn Nuôi, Lê Văn Nghĩa, Đoàn Khắc Xuyên,
.... Các anh và gia đình vẫn đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những ngày bị giam giữ, anh Nguyễn Công Khế luôn thể hiện một ý chí
đấu tranh kiên cường, bất khuất. Anh tham gia hầu hết các cuộc tuyệt thực,
chống đàn áp, kêu gọi thả tù chính trị, đòi thực thi hiệp định Paris.
Khi chúng tôi, gồm Nguyễn Cam, Lê Văn Thọ và Nguyễn Văn Hòe bị đưa ra Tòa án
quân sự Sài Gòn để xét xử lần thứ 2 về tội chống đi lính, thì chính anh Nguyễn
Công Khế đã động viên chúng tôi. Anh dặn, lợi dụng cơ hội này để đấu tranh
trước tòa án, vạch trần tội ác, lên án chế độ nhà tù, giam giữ sinh viên - học
sinh, qua đó, lên án những hà khắc của nhà tù chế độ cũ, tạo dư luận trong và
ngoài nước biết. Chúng tôi đã làm đúng như lời anh Khế và tập thể anh em trong
tù dặn dò. Chúng tôi đã mổ bụng, cắt mạch máu tay, phản đối chế độ giam giữ của
nhà tù. Việc đó, diễn ra ngay trong phiên tòa, trước sự chứng kiến của háng
trăm người có mặt tại Tòa án quân sự Sài Gòn vào ngày 30.4.1974 và đã tạo được
dự luận rộng rải trong nước và thế giới lúc bấy giờ.
Không như một trang mạng đã viết, xin hãy xem tạp chí Đồng dao, số 57-1974, về Thư của 20 trí thức và sinh viên
bị giam giữ tại nhà tù Chí Hòa, gửi Đức Giáo chủ Phaolô VI , làm tại Chí Hòa ngày 25-3-1974, Tâm thư của 26 trí thức, sinh
viên học sinh bị giam tại Chí Hòa kính nhờ Ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao
tù miền Nam Việt Nam chuyển
đạt cho Toàn thể đồng bào các giới, Quý vị giáo sư, Quý vị lãnh đạo các đoàn
thể, tổ chức tôn giáo và chính trị, Quý vị thân hào nhân sĩ, Quý vị phụ huynh
Sinh viên, học sinh, Các bạn Sinh viên, Học sinh, làm tại Chí Hòa ngày 2-1-1974
và Tuyên cáo của 21 trí
thức, sinh viên, học sinh ở nhà tù Chí Hòa đòi trả tự do tức khắc và vô điều
kiện cho những thành viên của lực lượng thứ ba, làm tại Chí Hòa, ngày 26-2-1974 (Xem Phác họa chân dung một thế hệ,
Tần Hoài Dạ Vũ, Nguyễn Đông Nhật, NXB Trẻ, 2013, trang 417, 418, 419).
Ba văn bản trên thể hiện phẩm chất, khí phách của những anh Huỳnh Tấn Mẫm,
Trương Văn Khuê, Lê Đại Nghiêp, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Duy Thông, Huỳnh Kim Dũng,
Bửu Chỉ, Nguyễn Huy Diễm, Đoàn Khắc Xuyên, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Đình Khoáng,
Trịnh Công Lý, Nguyễn Văn Thuận, Bùi Nghị, Lương Đình Mai, Lê Thành Vỵ, Văn
Đây, Bùi Văn Mười, Trần Hữu Quang, Đinh Công Hảo, Nguyễn Công Khế, Nguyễn Cam, Lê Văn Thọ, Nguyễn Văn
Hòe, Lê Văn Nghĩa, Phan Minh Phong.
Chỉ trong những lúc khó khăn, gian khổ thì con người mới bộc lộ ra bản chất của
mình. Cái giả dối không bao giờ có thể che dấu nổi ! Nói Nguyễn Công Khế phản
bội cách mạng, khai báo, làm hại đồng chí mình là sự vu khống đầy ác ý!
Về những nội dung Nguyễn Công Khế khai trong tù, trên trang mạng nói, Khế khai
đồng chí mình và gọi là tên Thái, tên Pháp, v.v. Ở đây, cần lưu ý một điều, đây
là BIÊN BẢN HỎI CUNG do chính những thẩm vấn viên, điều tra viên lập nên, báo
cáo với cấp trên, không có chữ ký của người bị hỏi cung. Mọi lời lẽ, ngôn từ,
diễn đat trong bản HỎI CUNG đều do bộ phận hỏi cung lập ra, xây dựng thành biên
bản. Biên bản thể hiện cách nói, cách ghi của người lấy cung, sau đó cho đánh
máy lại, không có ý kiến của người được hỏi cung.
Thêm một lưu ý, trong Biên bản hỏi cung, có ghi: "Cụ thể,
tháng 3/1971, Khế từ quê ở Bình Nguyên, Thăng Bình, Quảng Tín ra Đà Nẵng,
là học sinh trường Phan Châu Trinh. Tháng 8/1971, được đồng chí Đỗ
Pháp (Phó Chủ tịch Nội vụ của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng, là học sinh
cùng lớp với Khế khi ấy) giới thiệu vào tổ chức cách mạng này". Chi tiết này sai hoàn toàn.
Khi học xong lớp Đệ tứ (Lớp 9), kết thúc năm học 1969-1970, tháng 8-1970, các
anh Huỳnh Văn Hoa, Nguyễn Tấn Lê, Hồng Văn Tiên chuyển ra học Trung học Phan
Châu Trinh. Anh Nguyễn Nhật Ánh vào học Trung học Trần Cao Vân-Tam Kỳ, sau khi
đỗ Tú tài phần Một, cũng chuyển ra học Phan Châu Trinh. Chẳng lẽ anh Khế nhập
học ngày tháng nào lại không nhớ à ? Ai đi học cũng biết, không bao giờ tháng 3 lại nhập học.
Cuối cùng, điều mà người ta muốn đi đến là quy chụp, là bôi bẩn, nói là Nguyễn
Công Khế làm tay sai cho giặc, đã khai báo với địch nên nhiều cán bộ bị bắt sau
đó. Đây là sự bịa đặt, không căn cứ. Sự
thật là, tất cả lực lượng nòng cốt của Tổng đoàn đều bị bắt cùng một thời điểm
trong ngày 15.5.1972. Sau
đó, tuyệt nhiên, không có một ai bị bắt thêm. Đây là sự thật, sự thật của lịch
sử. Điều này, hoàn toàn không
đúng như ai đó đã vu khống, nói rằng: "Chưa hết, sau khi Đoàn Thanh
niên Cách mạng Đà Nẵng bị trấn áp, nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị
lộ, bị địch bắt giữ, thủ tiêu cũng do Khế khai thác được từ các đồng chí của
mình trong thời gian ở tù, báo cáo cho địch".
Viết như trên là ngậm
máu phun người, không thể như thế được!
Và một điều cần nói thêm là, sau này. khi Khế làm thủ tục để kết nạp vào Đảng
Cộng sản Việt Nam thì
tổ chức đã làm rõ mọi vấn đề, đặc biệt là thời gian ở trong tù. Khế chính thức
được kết nạp vào Đảng CSVN. Vậy, hôm nay trang mạng lật lại là có ý đồ gì ?
Xin nói rõ, khi làm hồ sơ, tư liệu cho tập Kỷ yếu 40 năm Tổng đoàn học sinh Đà
Nẵng-Chúng tôi, có một thời như thế, nhóm
biên soạn đã sưu tầm hồ sơ của bạn bè, đồng đội trong phong trào đô thị, giai
đoạn 1970-1975, trong đó có những tư liệu về Nguyễn Công Khế.
Để làm rõ hơn về thời gian trong tù, xin phép công bố các xác minh ở phần sau
bài viết này.
*
Khế xuất thân trong một gia đình có truyền
thống cách mạng. Bác ruột là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chú ruột đi tập kết, Chủ tịch huyện Thăng Bình và là cán bộ lãnh đạo của tỉnh
Quảng Nam - Đà
Nẵng. Cha tập kết ra Bắc. Mẹ là cơ sở cách mạng. Ngày bé thơ, một mẹ một con,
gia cảnh đơn chiếc, anh đã mang cơm lên tận nhà lao huyện Thăng Bình nuôi mẹ,
nhất là những năm tố cộng, luôn bị rình rập, theo dõi, do có người thân liên
quan đến cách mạng. Lẽ nào anh Khế lại phản bội cha anh của mình!
***
Vào thời điểm cuộc chiến tranh đang
diễn ra khốc liệt, chúng tôi là những học sinh mới 16,17 tuổi đầu, đã dấn thân
vào cuộc đấu tranh quyết liệt, đối đầu sông chết với kẻ thù, chấp nhận cả hy
sinh, tù tội để mong đất nước được thanh bình, dân tộc được ấm no, hạnh phúc.
Thử hỏi, những người hôm nay được thụ hưởng sự yên bình, ngồi mát ăn bát vàng,
gõ gõ bàn phím, đặt điều, suy diễn ra những thứ giả dối, kết tội người anh em,
đồng chí chúng tôi! Họ là ai, có xứng đáng để chúng ta tin cậy không ?
Vậy mà, gần đây, có cái gọi là Tài
liệu mật: Tên gián điệp
Nguyễn Công Khế nợ máu như thế nào với cách mạng và nhân dân Việt Nam. Một bài viết nhiều sai lầm,
khó có thể chấp nhận.
1. Về sự hy sinh của Trần Phú Quý:
Theo tài liệu Chúng tôi-Có một
thời như thế, NXB Đà Nẵng, năm 2011, trang 141, thì, Trần Phú Quý, sinh năm
1953, Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban Chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng, Ủy viên
Ban Chấp hành Đặc Khu đoàn Quảng Đà, quê quán thôn Lạc Thành, xã Điện Hồng,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trần Phú Quý hy sinh ngày 5-10-1974, nhằm ngày 20-8 âm
lịch năm Giáp Dần, tại Diêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Đặc khu Quảng
Đà, nay là tỉnh Quảng Nam. Bài viết của Tài
liệu mật nói rằng, sau khi bị tên Khế chỉ điểm, một
ngày cuối năm 1972, Trần Phú Quý đã anh dũng hy sinh. .
Tài liệu mật đã cho Trần Phú Quý hy sinh trước 2
năm. Lạ thay !
2. Đặc san Tiếng gọi học sinh
Bài viết Nhớ
họa sĩ Bửu Chỉ và bìa báo "Tiếng gọi học sinh" đầu tiên của Tổng đoàn
học sinh Đà Nẵng, Huỳnh Ngọc
Thành nói rõ, bìa do anh Bửu Chỉ vẽ, "tôi là người có duyên cầm tranh
bìa từ tận tay anh, mang từ Huế vào Đà Nẵng" (Xem Chúng tôi-Có một thời như thế, trang 379. 378). Tiếng gọi học sinh chỉ ra được một số vào Xuân Nhâm
Tý (1972). Sau đó, tình
hình không cho phép ra tiếp các số.
Tài liệu mật nêu, "Anh (Trần Phú Quý)
là người sáng lập và điều hành tờ báo Tiếng
gọi học sinh hoạt động từ
1970, được đông đảo học sinh, sinh viên đón nhận, mỗi số ra cả nghìn tờ (?), là
nỗi kinh hoàng của chính quyền chế độ cũ tại Đà Nẵng. Dù bị truy soát gắt gao
nhưng tờ báo vẫn hoạt động an
toàn suốt 3 năm (?) cho đến
khi bị tên Khế chỉ điểm".
Quả là, không thể có cái đánh
tráo thời gian về "tờ
báo vẫn hoạt động an toàn suốt 3 năm" được.
Mọi việc sờ sờ ra đó, sao có thể suy diễn lệch lạc, mờ ám như vậy ?
3. Cũng theo Tài liệu mật,
gửi Ông Giám đốc Trung tâm thẩm vấn Tam Hiệp (Sài Gòn) về việc "được ủy
quyền nhận tên Việt cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc ủy nhận công tác",
Công văn này ký ngày 15-4-1975.
Sao có chuyên ngớ ngẩn và ngây thơ như vậy được! Bởi lẽ, ngày 7- 2-1975, Nguyễn Công Khế được
cấp Giấy phóng thích, về trú số 65, Thanh Hải, Quận Nhất, Đà Nằng.
Tuy nhiên, theo Blog Hoàng Hải Vân, đấy chỉ là loại giấy tờ ngụy tạo mà thôi. Trong bài viết, Xung quanh câu chuyện ở tù của Nguyễn Công Khế, ngày Thứ tư, 23-12-2015, Hoàng Hải Vân viết:
"Tôi cũng được biết, người ta đã dùng các biện pháp nghiệp vụ xác minh
loại giấy và con dấu trong văn bản của Phủ Đặc ủy Trung Ương tình báo chính
quyền Sài Gòn cũ là giả mạo".
Gắp lửa bỏ tay người là hành vi của tội ác, thiếu nhân văn, phi
đạo lý! Lich sử đã có nhiều bài học và phải trả giá đắt, vì vậy, cần phải chặn
lại những bàn tay tội ác, phù thủy này! Lợi dụng trang mạng để bịa đặt, vu
khống, hãm hại người trung thực là cách mà kẻ tiểu nhân lợi dụng để gây chia
rẽ, tranh đoạt quyền chức và danh lợi. Hành động này, chúng tôi kiến nghị cần
phải được ngăn chặn và cảnh giác !
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 12 năm
2015
Chúng tôi đồng đứng tên dưới đây:
"Gắp lửa bỏ tay người là hành vi của tội ác, thiếu nhân văn, phi đạo lý!"
Trả lờiXóaNhưng lại hợp với đạo đức cách mạng .
"Mọi việc sờ sờ ra đó, sao có thể suy diễn lệch lạc, mờ ám như vậy ?"
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sai . Nên nghe Cộng Sản nói, nhưng nên nghe nhiều hơn 1 người Cộng Sản, rồi so sánh với nhau . Trong 2 người Cộng Sản sẽ có (ít nhất) 1 người nói dối .
"Huỳnh Tấn Mẫm, Trương Văn Khuê, Lê Đại Nghiêp, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Duy Thông, Huỳnh Kim Dũng, Bửu Chỉ, Nguyễn Huy Diễm, Đoàn Khắc Xuyên, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Đình Khoáng, Trịnh Công Lý, Nguyễn Văn Thuận, Bùi Nghị, Lương Đình Mai, Lê Thành Vỵ, Văn Đây, Bùi Văn Mười, Trần Hữu Quang, Đinh Công Hảo, Nguyễn Công Khế, Nguyễn Cam, Lê Văn Thọ, Nguyễn Văn Hòe, Lê Văn Nghĩa, Phan Minh Phong"
Trời, những cái tên làm nên lịch sử cách mạng hào hùng! Đánh đổ 1 nền dân chủ tư bẩn phôi thai để đưa cả nước vào chế độ toàn trị độc đảng, dưới lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ vĩ đại .
Lịch sử sẽ ghi nhớ những cái tên này .
Nhiệm vụ của chúng ta là phải giữ vững chế độ độc đảng toàn trị, giữ vững lý tưởng Cộng Sản, kiên định chủ nghĩa Mác Lê Lin mà các anh các chị thế hệ trước đã hy sinh đấu tranh để đem lại cho mọi người.
Gia sản độc đảng toàn trị mà thế hệ trước của những cái tên nêu trên đã gửi lại cho chúng ta là vô giá, chỉ có Trung Quốc mới có đủ tiền mua .
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Xóa