Mà đúng, loanh quanh mệt thực. Ấy là tôi liên hệ đến sự loanh quanh của mấy nhà chức việc nhà nước. Qua vài vụ:
-Chả hiểu vì sao, tự dưng các vị ấy hứng lên cấm mấy bài hát cũ, trong đó có bài "Con đường xưa em đi" của Châu Kỳ - Hồ Đình Phương vốn đã rất nổi tiếng, in đẫm vào đầu người yêu nhạc bao thế hệ. Sống lâu với người CS nên tôi biết, tôi hiểu cái duyên cớ họ cấm. Cũng lại cái mà họ coi là nhạy cảm, ca ngợi lính Sài Gòn, chính trị chính em cả thôi. Có lẽ dạo trước cấm còn sót, còn lọt, nên nay giở ra rà soát lại, cấm tiếp. Thì chính có một ông đã bảo "con đường xưa em đi là con đường nào, chiến trường anh bước đi là chiến trường nào". Nhà cai trị, không thích thì cứ cấm, nhưng đừng lòng vòng, loanh quanh, ú ớ. Thấy bị phản đối dữ quá, ông này ông kia liền bảo do vấn đề bản quyền, bản gốc, dị bản, chứ chúng tôi có cấm kiếc gì. Cứ như tốt lắm. Vớ vẩn, ăn nói linh ta linh tinh. Cấm thì cứ cấm mẹ nó đi, toàn vòng vo. Còn không thì thôi, nên đứng ra xin lỗi.
-Vụ dân Hà Tĩnh chiếm phủ huyện, thực chất là họ yêu cầu phải công khai, minh bạch, sòng phẳng trong việc chi trả tiền Formosa đền bù cho dân. Cứ nhìn những câu khẩu hiệu, băng rôn họ căng ra thì biết. Họ ức chính quyền, họ bực cái thói ăn chặn ăn bớt. (Tôi đã từng viết vụ chi trả tiền 500 triệu USD rồi sẽ rất phức tạp, ngay sau khi Formosa đồng ý đền bù).
Dân chúng không rảnh đến mức tới giờ còn kéo nhau đi phản đối Formosa. Họ thừa biết, đó là việc của nhà nước, của chính quyền. Trong vụ chiếm phủ huyện vừa rồi, họ không đối đầu với Formosa mà là đối đầu với chính quyền, đòi quyền lợi thiết thực. Nhưng chính quyền cũng như truyền thông của nhà nước cố tình lái vụ việc vào chuyện "kích động biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường, phản đối Formosa" để gián tiếp quy kết rằng vụ Formosa nhà nước đã tích cực giải quyết, Formosa đã cam kết khắc phục, mà dân vẫn còn đòi này đòi nọ là dân không biết điều. Mưu mẹo này cũng khiến không ít người nhìn nhận, đánh giá sai cuộc "vùng dậy" của dân Hà Tĩnh, cho là họ quá đáng.
-Vụ Cục Hàng không định ép giá sàn vé máy bay cũng vậy, định lấy ý kiến cho phải phép (giống vụ Hà Nội lấy ý kiến về loa phường) nhưng rồi chờ thời cơ thuận lợi là áp giá. Thấy không xuôi, liền đổ cho doanh nghiệp, cụ thể là hàng Jetstar Pacific, bảo nó đề xuất thế chứ chúng tôi đã muốn thế đâu. Cũng trò loanh quanh, cãi chày cãi cối.
Sự loanh quanh nào rồi cũng dẫn đến kết quả chứ không phải cứ đi mãi, đi mãi. Nhưng những ý đồ thì không dễ giấu được như hồi một mình một chợ truyền thông.
Nguyễn Thông
Cục cấm cho nó oai,để thiên hạ thấy rằng ở trong cục phải bốc mùi chứ.
Trả lờiXóaBây giờ dân trí cao rồi
Trả lờiXóaNói năng nhăng cuội chẳng người nào tin.