Đã dặn lòng là mình chả nên có ý kiến gì, dẫu sao thì hồi xưa mình cũng từng có cảm tình với con người hành động ấy. Thực ra thì cũng định khuyên, rằng sự đời đã trót thế rồi, thân làm thân chịu, nhất là không phải không có cái sai, thế thì hãy cứng rắn lên, hiểu luật nhân quả, đừng sụt sùi khóc lóc, than thở nọ kia, làm ma này ma nọ. Ma cũng là người, trước khi làm ma thì đã làm người, ai cũng phải luân hồi vào vòng ấy.
Rồi sực nhớ, hồi bé thường được nghe chuyện ma. Trong óc trẻ thơ, ma dường như có thật, thế giới ma tồn tại cạnh thế giới người sống. Đó là cõi âm, phảng phất cùng cõi dương. Ngày để cho người, còn đêm dành cho ma.
Quê tôi (làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) những năm 60-70 chưa có điện, cứ sau tầm gà lên chuồng là đã tối mịt. Ấy là lúc giao thời giữa hai thế giới người - ma, cõi dương - cõi âm. Một cuộc chuyển giao tự giác. Người lui vào trong nhà, thắp đèn lên để tiếp tục cuộc sinh hoạt cho tới khi mệt mỏi, đi ngủ, trả lại không gian mênh mông bên ngoài cho ma quỷ, cho linh hồn, cho các vong.
Tới bây giờ, sống hơn nửa đời người (ấy, cứ theo lối công thức trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày cho một kiếp người), tôi vẫn không hiểu sao hồi ấy người nhớn hay kể chuyện ma đến thế, ma có nhiều đến thế. Sau cứ tìm lời giải dần, nào là do vừa qua cuộc chiến tranh chống Pháp, mới hòa bình được vài năm lại tiếp cuộc chiến đấu với Mỹ, người chết hơi nhiều; do đời sống nghèo khổ, u tối, màn đêm bao bọc, thôn làng cứ sau khi mặt trời lặn là rơi vào tối tăm, lạnh lẽo, vắng tiếng người; cũng còn do người nhớn hay dọa ma trẻ con để chúng nó ở nhà học bài, đừng đàn đúm chơi bời lêu lổng… Có ma hay không, tôi không dám chắc, chỉ biên ra đây điều mình biết.
Thày tôi vốn học nho, thời Nho học tàn tạ, học chỉ để biết chứ chẳng thi cử, hy vọng quan trường gì. Sách chữ nho nhiều, tôi nhớ nhất có quyển bằng giấy bản, trong đó vẽ những cảnh âm ti địa ngục, quỷ sứ, vạc dầu, xử phạt những người trên trần gian làm điều xấu xa ác độc, chết xuống âm ti phải đền tội. Thày tôi đọc chữ Hán và cắt nghĩa như vậy. Tôi chỉ mở coi những tranh đó ban ngày, chứ ban đêm thách kẹo cũng chả dám. Trong đầu đã hình thành suy nghĩ về cõi âm ghê gớm. Tự nhủ muốn khỏi bị nấu vạc dầu, bị chó ngao xé thịt thì phải sống tốt, đừng làm điều ác. Hóa ra cái thứ mê tín dị đoan ấy cũng có ích cho mình sau này, để chỉ quen làm việc thiện.
Mà công nhận làng tôi lắm ma thật. Đầu làng phía đông là núi Trà Phương huyền bí, cuối làng phía tây là bãi tha ma (nghĩa địa) Mả Đò, cực bắc làng cũng lại một cái bãi tha ma nữa tên Mả Vối (cứ chỗ tập trung chôn người chết thì gọi là mả), cực nam làng là cánh đồng Bến, nơi hơn nửa trung đội công an vũ trang tỉnh Kiến An bị quân Pháp đánh úp, hy sinh ngay trên ruộng. Cả làng bị bao vây, bọc chặt bởi những đất của cõi âm, nếu xét về tâm linh có vẻ không ổn lắm. Hồi tôi còn ở làng, thấy cuộc sống dân làng hết sức vất vả, nghèo đói, khó đổi đời đổi vận, sau này đi học hành làm ăn xa, thỉnh thoảng về vẫn chứng kiến nhiều số phận cần lao, nhịp sống trì trệ, cảnh quan ít thay đổi, thậm chí có thứ bị tàn phá hoang tàn hơn. Chẳng hạn chùa Thiên Phúc (còn gọi Thiên Phúc Tự, tên nôm là chùa Trà), ngôi chùa nổi tiếng vùng duyên hải Bắc Bộ, khởi thủy từ thời Lý thế kỷ 11, được hưng công hoành tráng vào đời nhà Mạc thế kỷ 16, trùng tu vào đầu thế kỷ 20 đời nhà Nguyễn, nhưng từ những năm 60 về sau cứ tàn tạ dần, chuông quý cũng bị lấy trộm, tam quan bị phá, gian tam bảo, hậu cung, nhà tổ đều dột nát, những cây nhãn cổ thụ mấy trăm năm cằn cỗi xơ xác, bờ rào duối rào tre rất đẹp bao quanh chùa bị phá bỏ thay bằng tường đá trông chẳng khác gì khu nhà tù… Từ một làng quê trên bến dưới thuyền đẹp nổi tiếng, đến mức người Pháp còn chuyển cả phủ Kiến Thụy về “định đô hành chính” ở làng tôi, sau khi địa thế bị thay đổi, âm địa ngày càng dày thì sự nghiệp của làng cứ đi xuống dần, tới bây giờ là một trong những làng nghèo nhất ở TP.Hải Phòng. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Ông Thông kể chi tiết quá.
Trả lờiXóaHay thì rất hay nhưng sốt ruột.
Cái chính là ma nó ntn, nó có giống như anh # vừa nói ra không?
Vài chục năm gần đây, nhờ TV, nên thấy các nước văn minh họ đón năm mới khá vui: tập trung ở quảng trường trung tâm, nhìn đồng hồ điện tử trên màn hình cao rộng, rồi cùng đếm ngược. Năm, bốn, ba, hai, một...chúc mừng năm mới!!!Ông Thăng, sau khi nhẩm tính số năm sắp thụ án phiên
Trả lờiXóavừa qua, dự lường số năm thụ án phiên đang xử, ông bắt đầu đâm lo và rồi nằm đêm tính ngược. Dĩ nhiên, nôm na, ông sợ tù rục xương. Chuyên lắp bắp "Ma tự do" trước bục khai báo của ông làm cộng đồng nhốn nháo. Riêng tôi, hồi nào đền giờ, lần đầu tiên mới nghe "ma tự do". Còn ma đuốc, ma gia, ma cần vọt, ma le, ma chó...thì tôi nghe quen tai nhưng chưa thấy bao giờ. Sổ toẹt không quanh co: Qua 2 lần khen ông Trọng, ông Thăng muốn xin ông Trọng giảm án 5 năm/lần khen. Ông Thăng chấp nhận 20 năm ngồi đếm kiến. Đừng hô 30 năm, đếm xuôi rồi đếm ngược, ông Thăng sẽ phải làm ma không tự do. Lúc này bối rối, ông nghĩ chưa tới. Mách ông: Thằng Lê Nam Trà, thằng Phùng Quang Hải, con Nguyễn Thanh Phượng, ngày đẹp trời, biết đâu nó làm tổng, làm chủ, làm thủ. Chúng nó sẽ giảm án tối đa cho ông do "cải tạo tốt" rồi ông về làm người tự do, làm ma tự do...
bác viết rất nhiều truyện nhưng bác chưa có bài nào về mấy ô phòng thuế thời những năm 80 cả những ô vua thời ngăn sông cấm chợ ấy nhà e quê nam đinh ở cái làng sản xuất ra cái vành xe đạp thần thánh ấy là vân chàng nam ninh cũ công nhân thời đó làm 8 giờ vàng ngọc nhưng vẫn phải làm nghề ở gia đình vì thu nhập chính là ở đây làm nhưng vẫn phải cắt cử trẻ con canh gác mấy thằng phòng thuế đi càn hễ có động tất cả mọi thứ đều phi tang xuống ao khi nó đi rồi lại vớt nên làm tiếp o thì nó thu o từ một thứ gì vì cái gì cũng của nhà nước quản lý khổ lắm còn nhiều chuyện khác nữa bác viết đi chúc bác khỏe
Trả lờiXóaChân dung ông phòng thuế thời bao cấp đây này:
XóaCông an - phòng thuế - kiểm lâm
Trong ba thằng ấy biết đâm thằng nào?
Đâm thằng phòng thuế cho tao.
Đã viết "công an", "kiểm lâm", thì phải viết "thuế vụ". Cố lên, cùng giữ gìn sự sáng trong của tiếng Việt!
XóaCảm ơn bác.
Xóa(Rất may là Bác không yêu cầu em sửa theo kiểu chữ của sư ông Hiền Bủi)