Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

Đặt tên

Thế sự du du nại lão hà. Việc đời ngồn ngộn qua trước mắt mà ta già mất rồi. Nhưng... kệ mẹ già, nói được cái gì cứ nói. Học cụ Phan Khôi, cụ bảo:

"Nắng chiều đẹp có đẹp
Tiếc tài gần chạng vạng,
Mặc dầu gần chạng vạng,
Nắng được thì cứ nắng. (Nắng chiều, 1956).

Ông trời rất khéo, mọi thứ ở trên đời đều có tên, ban cho cái tên. Chẳng hạn tôi là Thông cào. Tên do thày bu đặt, nhưng cũng là trời cho. Tên thế nào, thường tính nết thế ấy. Chỉ thích cào.

Nhưng cũng có những cái tên một đằng, người (hoặc sự vật) một nẻo. Tôi có ông bạn tên Đại nhưng chỉ cao mét rưỡi, nặng hơn 4 yến, tuy nhiên cực kỳ thông minh, cái đếch gì cũng biết. Một ông khác tên Nhỏ bị béo phì, gần 80 cân tây, cao hơn tôi 2 cái đầu, may mà cũng rất khôn, nhìn đâu cũng ra tiền. Những anh tên Nhân thường rất ác, chị tên Hiền thì cực dữ, tên Thông như tôi lại vừa ngu vừa bế tắc, v.v..

Ở xứ ta, ông Đảng lúc nào cũng tự cho là đỉnh cao trí tuệ nhưng suy nghĩ và đạo đức lại thấp tè. Hòn ngọc Viễn Đông bị biến thành rác rưởi, vùng sâu vùng xa nghèo đói cơ hàn thì có thể tìm thấy ngay giữa lòng thủ đô hòa bình...

Rất nhiều tỉnh và huyện trong tên có chữ Bình nhưng nghiệm thấy những anh Bình lại là những anh hay loạn nhất, đánh nhau chí chóe, giết người như ngóe. Vài ba hôm lại một vụ, không Bình này thì Bình kia.

Quốc hội có cái ủy ban tên rất vớ vẩn: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Đặt như thế, theo trật tự tiếng Việt, hóa ra Nhi đồng, Thiếu niên cũng ngang với Văn hóa, với Giáo dục. Thế mà họ cũng để được. Lại còn Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội. Cũng vớ vẩn, thương binh là một vấn đề xã hội rồi, tách làm quái gì. Nếu bảo do hậu chiến lắm thương binh, cần phải đặt riêng ra để chú trọng, nổi bật, thì bây giờ còn mấy ông nữa mà vẫn tách.

Chính phủ dưới thời thủ tướng Phan Văn Khải, và sau đó là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chả biết học ai tự dưng đẻ ra Đại học Quốc gia. Các trường đại học đang yên đang lành, các tướng thủ cứ duy ý chí bắt nhốt gộp vào. Nhiều trường kêu cứu như cha chết. Có trường vùng vẫy tìm cách thoát, đéo chịu vào, như trường đại học Bách khoa, đại học Sư phạm ở TP.HCM. Tự dưng đang "chọc trời khuấy nước mặc dầu", lại để thằng khác chả làm được trò gì leo ngồi lên đầu lên cổ mình đòi ăn chia và chỉ đạo, họa có mà ngu. Phải nói, Đại học Quốc gia là thứ trung gian tầm gửi vớ vẩn nhất trong bộ máy và nền giáo dục xứ này. Tốn bao nhiêu đất đai, con người, tiền bạc, thậm chí giám đốc còn ủy viên trung ương, thế nhưng chả làm được trò gì.

Suốt mấy chục năm, có một cái tên trường rất chính xác, ấn tượng, nổi tiếng, ăn sâu vào đầu óc hàng chục thế hệ, sinh ra bao nhiêu người tài, là Trường đại học Tổng hợp (ngoài bắc có, trong nam cũng có), bị thằng cha ba vạ nào sốc thuốc gạch đi, xóa sổ, gây ra bao nhiêu tiếc nuối. Đã thế, lại bày đặt ra tên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Cũng rất vớ vẩn. Khoa học xã hội là đủ rồi, nhân văn làm đếch gì.

Một ông nhân cơ hội vàng, giữ hai chức, thiên hạ lâu nay gọi là kiêm, nhất thể hóa. Ổng giãy nảy lên như... người phải vôi, không phải kiêm, không phải kiêm, không phải hai chức, không nhất thể hóa, mà là một người làm hai việc cơ. Lại cũng rất vớ vẩn.

Thế thì chị Kim Tiêm đòi đặt lại tên trường y, chả có gì lạ.

Nguyễn Thông

4 nhận xét:

  1. Trước 1975, Sài Gòn có Đại học khoa học, nhưng sau khi bị phỏng dái mới đổi lại là tổng hợp; từ của cọng sản. Bây giờ mấy ổng bắt chước lại nhưng sợ bị chửi nên thêm khoa học và xã hội cho đỡ quê thôi!

    Trả lờiXóa
  2. Bác nói thế làm nhà cháu nhớ lúc vô thăm thành phố Hồ Chí Minh, đi đâu cũng thấy toàn những "khu phố văn hoá". Ôi đẹp làm sao thành phố đầy văn hoá!

    Trả lờiXóa
  3. Ủy ban... hay Bộ... gì gì đi nữa cũng vẫn chưa khủng bằng "Xưởng Đẻ". Lúc đấy chắc Bộ văn hóa đang bận chia lương khô nên " Xưởng đẻ" mới có cửa, chắc vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là vậy!Nhưng bây giờ bọn trẻ sinh sau 1975 không biết là có như vậy!

      Xóa