Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Kể chuyện phần trăm

Phần trăm tức là thứ phết phẩy, hoa hồng, chênh lệch, ăn chia… khi hai bên mua bán, giao dịch. Món hàng đáng giá chỉ 100 nhưng hai bên “giao thiệp” với nhau, cứ nâng mẹ nó lên, 500 chẳng hạn, chia cho thằng bán 100 nữa thành 200, còn lại 300 thằng mua đút túi. Cả hai cười như nghé. Về làm quyết toán, cứ đơn giá 500 mà tính, làm gì nhau. Cao gấp 5 lần là còn nhẹ đấy, lần sau chúng ông cứ nhân lên gấp 10 cũng chả ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới.

Phải nói rằng, cái thói móc ngoặc phết phẩy ấy phần lớn chỉ xảy ra ở cơ quan, đơn vị nhà nước. Tiền nhà nước là tiền chùa, không hà lạm cũng thiệt. Mình không lấy thì đứa khác lấy. Chính vì thế, có hiện tượng, trong cơ quan nhà nước, vớ bẫm nhất là nhóm thằng thủ trưởng, thằng vật tư và thằng tài vụ. Ba đứa này mà liên kết với nhau thì tiền bạc giàu như bà chúa Kho cũng sớm nhẵn. Có những cơ quan nhà nước, thằng vật tư còn giàu hơn cả thủ trưởng, ai cũng biết nhưng… đéo làm gì được nó. Tuy nhiên, khi nó ăn đủ rồi, phải xê ra cho thằng khác thế vào, bám mãi ăn mãi có ngày phải đòn.

Nhưng đơn vị kinh tế sản xuất tư nhân thường chặt chẽ hơn. Đứa chủ biết thừa thói ăn bớt ăn xén của cấp dưới nên nó kiểm chặt, tính toàn chi li từng đồng. Vậy mà vẫn không yên tâm. Đồng tiền liền khúc ruột. Tốt nhất là giao cho người nhà. Lọt sàng xuống nia, chả mất đi đâu, dù vẫn tiếc.

Trong vụ thằng Nguyễn Nhật Cảm giám đốc ở Hà Nội, chắc chắn thằng Cảm không ăn một mình. Nó có cả bộ sậu ăn tiền. Chúng nghĩ, tiền nhà nước, tiền chùa, lấy được chút nào hay chút ấy. Lấy bất cứ dịp nào, chẳng liên quan gì tới dịch. Đừng bảo là nó vô đạo đức, ngay cả khi dịch bệnh như thế vẫn làm bậy. Nó có đạo đức đâu mà vô mí không vô. Thế nhưng biết đâu nó từng được khen là điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM không chừng. Đám cán bộ thời nay đa phần là vậy, cả thằng to lẫn thằng bé. Mà chẳng phải chỉ chúng nó, ngay cả thằng bán máy cho nó cũng dính. Cứ lôi tất ra mà trị. Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam quảng niếc… cứ ra tay một mẻ tóm về đầy nơi, đừng tha chúng nó, tha hồ củi đốt lò tôn.

Lại chuyện phết phẩy. Năm 1992, tôi xin nghỉ dạy. Đói quá sống không nổi, bung ra đi làm ngoài. Tôi làm cho một công ty may mặc của Hồng Kông, ông chủ là người Hoa từng sống ở phố Khách, Hải Phòng. Ông Choi Wan Hoi. Nói tiếng Việt như gió. Tôi tới xin việc, ổng nhìn mặt một lúc, bảo anh qua chỗ kia ngồi chờ. Giải quyết một đống khách xong, ông bảo anh ạ, tôi người Tàu, biết coi tướng, coi diện mạo anh biết là người tử tế, tin cậy được, anh làm trưởng phòng nhân sự cho tôi. Thế là xong mọi thủ tục, không cần rườm lời. Chia tay ông, hôm sau tôi bắt tay vào việc. Việc đầu tiên là thảo cái nội quy xí nghiệp, đưa ông Choi duyệt, ông OK, lại còn khen bằng tiếng Việt được lắm, được lắm. Làm ngay 3 cái thật to treo 3 nơi. Tới chỗ kẻ vẽ biển hiệu thuê làm, anh chủ tiệm bảo mỗi cái giá 1 triệu, 3 cái 3 triệu, em tính cho anh tổng cộng 6 triệu nhé. Tôi thừa biết mỗi cái chỉ cỡ 700 nghìn thôi bởi đã đi dọ giá (cuối năm 1992), nó tính hậu hĩ cho mình là để mình đặt nó đây. Tôi nói, anh lấy giá 1 triệu thì cứ lấy nhưng phải làm cho tốt, còn tôi anh không cần thêm vào. Hôm lấy hàng, nó cười bảo chả ai dốt, chê tiền như anh. Tôi đem những tấm bảng nội quy về, ông Choi hỏi hết bao nhiêu, tôi thưa 3 triệu, ông bảo vậy là đúng giá, chứ không như hôm trước thằng Tài thuê kẻ tấm bảng nhà ăn nó chém của tôi 2 triệu. Nghe ổng nói mà hú vía. Mình không đàng hoàng, nghe lời thằng chủ tiệm, được vài triệu bạc nhưng sẽ không bao giờ dám nhìn mặt ổng nữa. Sau này tôi phụ trách tổng kho cho ông Choi, hàng hóa chất ngất, một cuộn chỉ tôi cũng không lấy. Khi tôi xin nghỉ rồi, có lần gặp lại, ông bảo chả ai như anh. Ông kể ông giao cho thằng cháu phụ trách nhân sự, nó ăn tiền người ta, thằng cháu khác thay anh nắm kho, nó phá cái kho sạch sẽ. Nó giàu nhưng công ty suýt phá sản. Ông còn kể ngay thằng Tài em họ ông, chuyên chạy vật tư cho công ty, giờ còn giàu hơn cả ông. Kể xong, ông chốt lại, mua bán cho tập thể là thế đấy, đéo tin chúng nó được, ngay cả người nhà.

Giờ thì ông Choi đã thành người thiên cổ rồi, chứ nếu còn sống, biết chuyện thằng Cảm thủ đô, chắc ông lại văng tục.

Nguyễn Thông

3 nhận xét:

  1. Cách nói chuyện của ông Trọng đối vói thuộc cấp hơn hẳn cách nói chuyện luôn đi đôi với ngón tay trỏ chỉ thẳng trước mặt người được huấn thị của ông đỗ 10. Hành xử phi giáo dục của ông 10 khắc vào tâm trí tôi một định kiến khinh bỉ không phai.
    Dạo này thấy ông Trọng bắt đầu lên giọng dạy đời. Đỏ chưa phải đã chín/ Cua cậy càng. Cá cậy vây... Ông Trọng mới chỉ là lãnh đạo cao cấp, đừng nghĩ mình đang là lãnh tụ. Khiêm tốn sẽ được cán bộ, nhân dân kính trọng. Hạn chế dạy người, dạy đời. Ông càng dạy chúng nó càng không nghe. Bằng chứng giữa mùa dịch, chúng vẫn bỏ túi những 4-5 tỷ như chơi, ông có thấy bị xúc phạm không? Khiêm, cung ông Trọng nhé. Tên của Cụ Hồ và người anh Cụ Hồ đấy.

    Trả lờiXóa
  2. Làm cách nào tẩy nảo lũ tham quan vì chúng nghĩ "tiền nhà nước là tiền chùa" nên chúng ăn không chừa thứ gì. Đó là tiền mồ hôi nước mắt dân è cổ ra làm đóng thuế. Đó là tiền sẽ chi cho bệnh viện, trường học, quỹ an sinh xã hội. Và chi cho an ninh quốc phòng để bảo vệ vùng trời vùng biển của tổ quốc Việt Nam. Khốn thay lại bị lũ sâu mọt, và bọn bàn phím hốt hết. Cũng vì chúng chỉ chăm lo bảo vệ "độc...." nên mới ra cớ sự

    Trả lờiXóa