Nhưng có điều rõ nhất, dễ thấy nhất thì không ai bàn: người dân sử dụng dịch vụ vận chuyển bị thiệt, bị móc túi; phải trả thêm tiền cho cùng chuyến xe, cùng chặng đường so với trước. Nói túm lại, chỉ có người tiêu dùng - dân chúng, là thiệt. Cách gì cũng thiệt quyền lợi khi dính với nhà nước. Thế mà quan phụ mẫu luôn kêu gào 4.0, ưu tiên phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, hạ giá thành, vì dân cho dân...
Qua vụ này, sực nhớ vụ in lịch bloc hồi những năm trước. Sang năm mới thì phải có lịch. Nhà nước biết tỏng cái nhu cầu "không thể đừng" ấy nên dứt khoát cấm các đơn vị hoặc tư nhân tham gia xuất bản lịch, mà ưu tiên một số nhà xuất bản do nhà nước chọn để thực hiện ăn chia được làm. Làm lịch bloc là miếng béo bở cực ngon, đã độc quyền, lại tự thao túng giá, đặt giá cao ngất trên trời, nhà cai trị đã buộc toàn xã hội phải chịu sự bóc lột một cách thậm vô lý, ác độc (cũng giống bây giờ đẩy dân phải đi xe taxi truyền thống giá cao ngất, không dùng giá rẻ như Grab bởi còn rẻ đâu mà dùng). May mà có "kẻ phá bĩnh" dũng cảm là NXB Đại học quốc gia TP.HCM, tôi nhớ không lầm thì năm 2005, nó quyết không chấp hành vòng kim cô của nhà nước, cứ vượt rào xé rào, cứ xuất bản lịch dù không được chọn vào đội ngũ ưu tiên, hạ giá thành thật thấp để dân mua với giá rẻ. Kết cục, giám đốc "phá bĩnh" bị cách chức nhưng liên minh xuất bản lịch cũng tan tành từ năm ấy. Giờ đây, ta được mua lịch bloc rẻ, đẹp như thế này, cần phải nhớ công ơn của "liệt sĩ xé rào" ấy chứ không phải ơn đảng ơn chính phủ như chúng ta thường nhầm lẫn lâu nay.
Nay vụ taxi - Grab cũng tương tự. Phải có những "kẻ xé rào" thì dân mới được nhờ.
Mà nói thực, lỗi chả phải ở Grab, ở tài xế, bàn làm gì cho nhiễu, mà chỉ ở cái thói quen nặn bóp dân, không thèm quan tâm tới quyền lợi của dân. Nếu quen thì đã không phải là họ - chính quyền "vì dân" như họ tự phong lâu nay.
Nguyễn Thông
ứng dụng nào cũng phải đúng pháp luật
Trả lờiXóa