Nhân đây, nói thêm chuyện này, liên quan tới chữ “tuế” vừa nhắc ở trên. Để chỉ những năm mà con người ta sống, năm của đời người, tức là tuổi, thì dùng chữ tuế. Cùng tuổi với nhau gọi là đồng tuế. Nói hai người hoặc những người cùng tuổi thì dùng chữ đồng tuế chứ không phải đồng niên. Niên tức là năm, thứ thời gian vật lý, có tính khách quan, nằm ngoài con người, không nhất thiết gắn với người. Kim niên là năm nay, khứ niên là năm trước (khứ niên kim nhật thử môn trung, ngày này năm trước ở ngay trong cửa này), niên lịch là lịch năm, niên biểu là chép lại những chuyện xảy ra các năm, niên hạn là thời hạn tính bằng năm, thiếu niên là số năm còn non (để chỉ người ít tuổi), lão niên là năm già/nhiều (cho người nhiều tuổi). Vì vậy, nói người cùng tuổi dùng đồng tuế chứ không phải đồng niên, dù tuế và niên đều có nghĩa là năm.
Lại quành về cụ Kwan. Cụ í tên tục là Đỗ Trung Quân. Á à, tưởng ai, ông ni thì choa lạ chi. Sẽ nhiều người bảo thế. Vâng, cũng thuộc dạng người của công chúng, như Ngọc Trinh, Mỹ Linh, Trấn Thành chả hạn. Chỉ có điều, cụ Quân khác mấy người ấy, cụ là nhà thơ. Chính do đầu thai thành nhà thơ nên mới sinh chuyện.
Nói tới thi sĩ Đỗ Trung Quân, từ người già tới trẻ con xứ này nghĩ ngay “quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con diều biếc”, quê hương là cái gỉ gì gì nữa, chả nhớ hết. Bài thơ “Quê hương” của cụ Quân nổi tiếng tới mức thủ tướng cũng thuộc. Nhưng thuộc không có nghĩa biết tuốt. Bằng chứng là ông Phúc (khi còn làm thủ tướng, hì hì) đã đọc thơ của thi sĩ Kwan này trước văn võ bá quan. Quá vinh dự cho tác giả, chỉ có điều đương sự Phúc lại nhớ nhầm những chùm khế con diều cầu tre nón lá của Giang Nam. Tác giả thật bị vi phạm bản quyền nhưng cắn răng chịu, chỉ biết than trời. Thôi, chuyện đó gác lại.
Lão không chỉ để lại điều tiếng (tốt) ở hàm thi sĩ mà còn là nhà báo thứ thiệt. Có thẻ nghề quốc doanh hẳn hoi. Phần đông dân xứ này chỉ biết Đỗ Trung Quân con diều biếc là nhà thơ, thi sĩ, mà rất sai lầm khi quên lão còn đóng nhà báo, thậm chí hơi lừng danh (có nhẽ chỉ kem kém Huy Đức tí chút về nghề). Lão từng tòng sự ở những tòa báo lớn hoặc không lớn nhưng nổi tiếng, như Tuổi Trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn tiếp thị… Chưa phải đấng bậc, nhưng cũng diện cây đa cây đề. Viết không bao giờ sai chính tả (điều quan trọng nhất của người viết), hoạt ngôn, dí dỏm, chỉ phải cái hơi gầy, cận lòi ra. Cứ đi đâu, làm gì, nói gì cũng bị để ý. Đến khổ. Đó là nỗi khổ của người có danh vọng.
Thôi, dài quá đọc mệt, để mai đăng tiếp. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Ảnh: Quân và Thông
"mà còn là nhà báo thứ thiệt. Có thẻ nghề quốc doanh hẳn hoi ... Viết không bao giờ sai chính tả (điều quan trọng nhất của người viết)"
Trả lờiXóaTuyệt vời, Đỗ Trung Quân là 1 nhà báo cách mạng chân chính, có thẻ nhà báo quốc doanh hẳn hòi . Rồi lại viết không sai chính tả nữa . Quá tuyệt luôn .
Thắc mắc của tớ là người ta biết nhiều về Đỗ Trung Quân nhà thơ hơn 1 nhà báo . Nếu vậy chắc ĐTQ cũng có thẻ nhà thơ quốc doanh, và thơ của bác í chắc chắn phải đúng chính tả, điều quan trọng nhất của văn thơ cách mạng .
Tuyệt quá, hay quá!
DTQ nhà thờ cơm chiên moi buổi sáng
Trả lờiXóa