Những năm 80 Sài Gòn đói rài đói rạc, phòng thầy Duyệt ở tầng 5, phòng tôi ở tầng 4 ký túc xá lúc nào cũng quang quác tiếng gà. Chả là chúng tôi mỗi nhà nuôi gần chục con gà công nghiệp đẻ, lấy trứng đem ra chợ An Đông bán cho người Tàu, thêm chút ít tiền lời lãi vào đồng lương chết đói. Cám cảnh nhau, hễ có gì ngon, thầy lại lấy cọc màn dộng xuống nền nhà rủ tôi lên nhắm. Nhớ lần đàn gà của thầy chẳng biết trúng phải thứ chi đó bị động kinh, cứ đi giật lùi trong chuồng rồi lăn quay ra ngáp ngáp. Thầy tu xuất lo lắm. Một đứa học trò mách cho nó ăn thịt bò thì khỏi. Thầy ra ngã sáu mua 2 lạng thịt bò, thái nhỏ, bóp mỏ gà há ra nhét vào họng. Nhưng rồi thịt bò mất, đàn gà vẫn toi. Thầy Duyệt than với tôi, khổ, người bao nhiêu năm không dám ăn miếng thịt bò, nhường cho gà mà nó cũng không thương mình.
Có nhẽ dính tí lý lịch Cung Đình Vận nên thầy Duyệt dù rất giỏi vẫn không thăng tiến được thêm hạng nào, chỉ giáo viên quèn. Khoảng gần năm 1990 thầy xuất cảnh, sang Thụy Sĩ, nghe người ta kể lại mọi sự hanh thông lắm. Thầy Vy bảo tôi, người tài như thế thì làm sao chả phất lên được, chỉ tại xứ mình không thèm dụng thôi.
Nhắc đến họ Cung đất này cần kể thêm một vị danh tiếng nữa là Cung Khắc Lược. Tôi chưa gặp lần nào nhưng biết tên và sự nổi tiếng của cụ Lược. Thì ngay cả cụ Hồ đến 99,99 phần trăm người xứ ta đã nhìn tận mắt bao giờ nhưng nói về cụ chả khác gì đã đích mục sở thị. Tôi có lần xem tivi tường thuật buổi trao giải đợt học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, thấy có chị non choẹt kể bác như thế này, bác như thế kia, lòng thầm nghĩ hay đó là con cụ mới tường tận được vậy.
Có nhẽ dính tí lý lịch Cung Đình Vận nên thầy Duyệt dù rất giỏi vẫn không thăng tiến được thêm hạng nào, chỉ giáo viên quèn. Khoảng gần năm 1990 thầy xuất cảnh, sang Thụy Sĩ, nghe người ta kể lại mọi sự hanh thông lắm. Thầy Vy bảo tôi, người tài như thế thì làm sao chả phất lên được, chỉ tại xứ mình không thèm dụng thôi.
Nhắc đến họ Cung đất này cần kể thêm một vị danh tiếng nữa là Cung Khắc Lược. Tôi chưa gặp lần nào nhưng biết tên và sự nổi tiếng của cụ Lược. Thì ngay cả cụ Hồ đến 99,99 phần trăm người xứ ta đã nhìn tận mắt bao giờ nhưng nói về cụ chả khác gì đã đích mục sở thị. Tôi có lần xem tivi tường thuật buổi trao giải đợt học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, thấy có chị non choẹt kể bác như thế này, bác như thế kia, lòng thầm nghĩ hay đó là con cụ mới tường tận được vậy.
Nghe đám bạn ở thủ đô, nhất là mấy đứa theo nghề Hán Nôm kể cụ Cung Lược là một cây thư pháp chữ nho có hạng, hồi còn khỏe cứ dịp tết ta là cụ mở quầy bán chữ ở ven bức tường gạch cổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, người đến xin chữ mua chữ nườm nượp. Râu tóc dài thượt bạc trắng, trông như ông tiên buôn chữ. Chữ cụ Lược rồng bay phượng múa. Trộm nghĩ, sau các cụ Nguyễn Văn Bách, Lê Xuân Hòa (đều đã quy tiên) thì cụ Lược là người cuối cùng của thế hệ ông đồ cũ “vẫn ngồi đấy/qua đường không ai hay/lá vàng rơi trên giấy/ngoài trời mưa bụi bay”. Đâu có như ông thư pháp viết bức cho thủ tướng ta tặng thủ tướng Nhật hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa rồi, chỉ nhõn 4 chữ thì 2 chữ thiếu nét. Lão bạn tôi, tay trùm Hán Nôm Cao Tự Thanh cười chua chát bảo nghĩ mà chán, cả ông viết lẫn ông tặng.
Giở lại chuyện Cung Tiến. Những bài hát của ông như thứ nước róc rách len nhẹ vào hồn. Lần nào cũng vậy, nghe xong “Hoài cảm” cứ man mác buồn, chả biết buồn bởi cái gì. Hình như con người ta, bản chất vốn cô đơn, mà nhạc Cung Tiến nhẹ nhàng phang vào đúng chỗ ấy. Bài nào của ông cũng vậy. Thế mới tài. Nhưng chả hiểu sao tôi chỉ thích “Hoài cảm”, thường lẩm nhẩm một mình, nhất là những lúc ngồi cô độc trước máy như thế này. Lại nhớ cái buổi chiều năm 1978 ở ký túc xá nghèo, nghe Lệ Thu hoài cảm xong, bác Cường trầm ngâm bảo với Cung Tiến và “Hoài cảm” thì chỉ Lệ Thu là nhất. Rồi hai anh em lẩm nhẩm theo nàng “Chiều buồn len lén tâm tư/mơ hồ nghe lá thu mưa/dạt dào tựa những âm xưa/thiết tha ngân lên lời xưa/Quạnh hiu về thấm không gian/âm thầm như lấn vào hồn/buổi chiều chợt nhớ cố nhân/sương buồn lắng qua hoàng hôn/…còn đâu mùa cũ yên vui/nhớ thương biết bao giờ nguôi”.
Nguyễn Thông
Giở lại chuyện Cung Tiến. Những bài hát của ông như thứ nước róc rách len nhẹ vào hồn. Lần nào cũng vậy, nghe xong “Hoài cảm” cứ man mác buồn, chả biết buồn bởi cái gì. Hình như con người ta, bản chất vốn cô đơn, mà nhạc Cung Tiến nhẹ nhàng phang vào đúng chỗ ấy. Bài nào của ông cũng vậy. Thế mới tài. Nhưng chả hiểu sao tôi chỉ thích “Hoài cảm”, thường lẩm nhẩm một mình, nhất là những lúc ngồi cô độc trước máy như thế này. Lại nhớ cái buổi chiều năm 1978 ở ký túc xá nghèo, nghe Lệ Thu hoài cảm xong, bác Cường trầm ngâm bảo với Cung Tiến và “Hoài cảm” thì chỉ Lệ Thu là nhất. Rồi hai anh em lẩm nhẩm theo nàng “Chiều buồn len lén tâm tư/mơ hồ nghe lá thu mưa/dạt dào tựa những âm xưa/thiết tha ngân lên lời xưa/Quạnh hiu về thấm không gian/âm thầm như lấn vào hồn/buổi chiều chợt nhớ cố nhân/sương buồn lắng qua hoàng hôn/…còn đâu mùa cũ yên vui/nhớ thương biết bao giờ nguôi”.
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét