Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Thầy Cẩn về quê

BÁ TÂN
Là học trò cũ nhưng tôi không dám “đụng” vào thân thế sự nghiệp của thầy Nguyễn Tài Cẩn. Tôi chỉ là thằng bé chăn trâu đồng làng. Thầy Cẩn là quản lý sừng sững.
           
Giỗ đầu thầy Cẩn vừa đi qua. Huy Hoàng, định cư tại Nga, học trò cũ, tưởng nhớ thầy Cẩn qua bài viết nặng trĩu tấm lòng và đầy ắp thông tin.
           
Tưởng nhớ thầy nhân dịp giỗ đầu, tôi chỉ dám nói một khía cạnh nhỏ của một người thầy kính trọng. Đó là chuyện thầy Cẩn về quê.
           
Kể cả người thân thiết nhất trong gia đình, chẳng ai biết chính xác số lần thầy Cẩn về quê. Riêng điều này thì nhiều người cùng biết: hễ có dịp, lúc còn trẻ cũng như khi đã về già, thầy Cẩn hay tranh thủ về thăm quê. Lúc còn sống, thầy là người siêng về quê. Bây giờ, đã hơn 1 năm rồi,  thầy Cẩn vĩnh viễn ở lại với quê hương. Sau khi mất và hỏa táng ở nước ngoài, bên quê ngoại, hài cốt thầy được đưa về an táng tại nơi đã sinh ra Nguyễn Tài Cẩn.
           
Thầy Cẩn quê Thanh Chương, huyện phía trên quê hương tôi. Trước khi chảy về Nam Đàn – quê hương tôi, nước sông Lam từ thượng nguồn chảy ra quê hương thầy Cẩn. Xứ Nghệ quê tôi có câu ca gắn liền 2 vùng quê này với 2 món đặc sản:
           
Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn.
           
Từ khi  chưa đi học, lúc vừa biết nói, thầy Cẩn đã thuộc lòng câu ca này. Thanh Chương tự hào về nhút bao nhiêu, Nam Đàn chúng tôi tự hào về tương bấy nhiêu. Nhút và tương là món ăn truyền thống, ít chất bổ, đạm bạc nhưng ngon miệng. Trong món nhút có cả ngọt, bùi, chua, chat. Lớn lên từ nhút, người ta có đủ sức chống đỡ và vượt qua những bất đắc ập đến từ cuộc sống. Trong các hợp chất nuôi sống thầy Cẩn, có món nhút của vùng quê nghèo. Nhiều năm định cư ở nước ngoài, không thiếu thức ăn tây tàu, thầy Cẩn vẫn không quên món nhút Thanh Chương.
           
Khi tôi bước chân vào trường đại học tổng hợp, cách đây 40 năm, thầy Cẩn đã là cây đại thụ trong giới khoa học ngôn ngữ. Cả đời thầy Cẩn chỉ lo thâm canh lĩnh vực tiếng việt.  Đó là bộ môn  thuần khiết khoa học, không có tính giai cấp, không mang tính đảng. Ngôn ngữ tài sản chung của mọi người. Quan chức thừa tiền của, không thiếu chân dài. Về quyền sử dụng ngôn ngữ, quan chức với người hành khất là ngang bằng nhau. Cậy quyền chiếm đoạt tiền tỷ, việc đó dễ như lật bàn tay với quan tham nhũng. Muôn đời bọn tham nhũng không thể tạo ra khu vực ngôn ngữ dành riêng cho chúng nó. Nhà giàu cũng như nhà nghèo. Bác xe ôm cũng như nguyên thủ quốc gia. Tất cả được quyền sử dụng tiếng Việt như nhau. Về thực chất, sự phát triển của ngôn ngữ phụ thuộc người dân lam lũ hơn là quan chức thường xuyên dư thừa tiền bạc. Tiền của chức tước làm cho 1 bộ phận trở nên hư hỏng, thối nát. Ngôn ngữ thì ngược lại, muôn đời trong trắng như từ khi sinh ra cách đây hàng triệu năm.

Cả đời thầy Cẩn cống hiến cho 1 lĩnh vực minh bạch nhất trong các thứ minh bạch. Giai cấp có thể thay đổi hoặc bị xóa sổ, đảng có thể không còn. Ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng mãi mãi trường tồn. Các nhà ngôn ngữ học không sợ thay đổi thể chế chính trị là vì lẽ đó. Cũng là khoa học xã hội, các bộ môn khác làm sao có được con đường bất tận như thế.

Nhiều học trò đang đi trên con đường thầy Cẩn đã đi. Có những người là học trò của thầy, hiện có chức to quyền lớn, danh hiệu đầy mình nhưng trên sân chơi ngôn ngữ họ vẫn chỉ là học trò của thầy mà thôi.

Biết nhiều thứ tiếng, kể cả những thứ tiếng phổ thông của thế giới cũng như thứ tiếng cổ xưa còn sót lại. Thứ ngôn ngữ thầy dùng nhiều nhất là tiếng Việt, kể cả những năm tháng sinh sống ở nước ngoài. Có một thứ tiếng trọn đời gắn bó máu thịt với thầy, đó là tiếng Nghệ. Bao nhiêu năm đi xa, khi về thăm quê, người dân nghe giọng thầy Cẩn vẫn như là người trong làng nói chuyện với nhau. Khi đứng trên bục giảng, không cần giới thiệu, chi nghe giọng thầy, ai cũng nhận ra đó là người Nghệ chính cống. Hơn 10 tuổi đã xa quê, nhiều năm bôn ba lăn lộn ở các châu lục nhưng giọng nói cụ Hồ vẫn là giọng xứ Nghệ. Tiếng Nghệ có thể không hay bằng tiếng Hà Nội hoặc tiếng Sài Gòn. Chẳng hề chi. Mỗi người có một miền quê. Tiếng nói quê hương mình là máu thịt của chính mình. Thầy Cẩn không phát âm theo giọng Hà Nội nhưng thầy là thầy của thầy về am hiểu tiếng Hà Nội.

Đã hơn 1 năm thầy Cẩn vĩnh viễn về với quê hương. Hài cốt của thầy an táng tại nơi thầy đã chào đời. Sinh ra ở miền quê nghèo. Khi thầy mất, quê hương vẫn nghèo, thầy vẫn về với quê hương. Nghèo cái ăn chốn ở nhưng quê hương thầy đạt tới mức giàu sang tình nghĩa  từ muôn đời. Bây  giờ, nơi cõi tiên, ngày ngày thầy được gặp tổ tiên, ông bà, cha mẹ… Cõi trần gian làm sao có được hân  hạnh ấy. Tâm nguyện của thầy, sau khi từ giã cõi trần,mãi mãi về quê là vì như thế.

Kính thưa thầy. Nhiều học trò của thầy đang đi trên con đường thầy đã đi và để lại. Đến lúc nhắm mắt xuôi tay, em tin rằng, sẽ có không ít học trò của thầy cũng tìm đường về quê theo cách lựa chọn của thầy. Riêng em, xin hứa với thầy, sau khi về cõi tiên nơi xứ Nghệ, siêng đến thăm thầy và xin được trò chuyện cùng thầy bằng giọng Nghệ chính hãng nguyên chất.

Bá Tân

11 nhận xét:

  1. Bài viết sơ sài quá, không có thông tin gì. Thầy Cẩn hay về quê: làm gì, thăm ai, gia đình, quê hương họ hàng thế nào ? Tóm lại chẳng có gì để đọc các bác a.

    Trả lờiXóa
  2. Xin lỗi tác giả và các bác, tôi chưa đọc phần dưới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác cứ thong thả đọc hết, biết đâu có những thông tin bác chưa biết.

      Xóa
  3. Nha minh co 2 cay mit mat rat ngon! Hom nao ba Tan den nha minh lam NHUT cho k17 an nhe!(MD)

    Trả lờiXóa
  4. Anh Bá Tân viết về thầy Nguyễn Tài Cẩn như thế này chúng tỏ anh chưa hiểu nhiều về thầy. Và nếu thầy còn sống thì chắc sẽ buồn vì trong một bài viết về thầy mà lại kiếm cớ châm chọ chuyện này, chuyện nọ. Thầy Cẩn hồi còn sống, theo như tôi biết là rất ghét những chuyện như thế.
    Thêm một điều nữa, anh Bá Tân viết vô cùng rối rắm, dài dòng nhưng không ai đọc được cái gì cả.
    Đồng môn Ngũ Văn THHN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi người một cách cảm nhận về thầy, bác ạ. Có thể chưa sâu chưa kỹ nhưng có tấm lòng biết ơn thầy. Bá Tân cũng thế, rất quý thầy. Còn văn phong, cũng tùy sự thích hay không thích, bác ạ.

      Xóa
  5. Thưa quý bác,
    Tôi quý Trang nhà và cũng rất trân trọng Học giả danh tiếng Nguyễn Tài cẩn; Tuy nhiên cũng hơi bâng khuâng, như các bác, sau khi vừa đọc vừa ... thấp thỏm. :-(
    Hình như trong lòng Tác giả cũng mong một điều gì đó mà chưa viết được ra chăng? Thì mỗi người đọc cũng được thêm một lần tự gợi trong mình về một Con Người...

    Thân mến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Đức. Thầy Cẩn là một nhân cách, tài năng lớn, cực lớn; có viết mãi về thầy cũng chả hết được, đủ được, bác ạ.

      Xóa
  6. Em cũng thấy văn phong của bác Bá Tân thiếu sự trong sáng, dài dòng, rối rắm, trùng lặp nhiều làm người đọc rất mệt và chán. Hơn nữa bác châm chọc nhiều quá chứ thầy Cẩn không phải là người như thế. Còn bác Thông lại rất thích dùng chữ cực, cực kỳ. Văn phong cũng nên khiêm tốn các bác ạ.
    Em không học K17 nhưng em học Văn khoa Sài Gòn nên cũng hiểu về thầy Cẩn đấy. KL

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KL ạ, mình chỉ dùng chữ "cực" cho những người xứng đáng với chữ ấy thôi.

      Xóa
  7. Đọc kỹ bài của bạn Bá Tân, mình chỉ thấy tác giả chân thành ca ngợi thầy chứ có gì châm chọc đâu, sự thực là như thế mà, sao các bạn lại bảo là châm chọc nhỉ.

    Trả lờiXóa