Chiều lạnh. Những
giàn đèn chăng ngang các con phố dẫn vào Nhà thờ Lớn Hà Nội đã bắt nhấp nháy
hàng chữ lớn Emmanuel.
Emmanuel, năm
xa ấy tôi được một người giảng giải cho, nghĩa là Chúa ở cùng chúng ta.
Ngắm chữ, gẫm
lời, thốt nhiên nhớ đến người giảng.
Người ấy là cha
Giuse Lê Đức Sinh.
Từ Noel là phần cuối của chữ Emmanuel
- nếu tính từ thời điểm năm 353, Đức Giáo hoàng Libere chính thức tổ
chức Noel tại Roma ấn định vào ngày 25 tháng 12 hằng năm thì nhân loại đã có
1.655 đêm hội.
Sải chân trên
lối đi trước tượng thánh Giuse, Thánh bổn mạng của Nhà thờ lớn Hà Nội chợt ngập
ngừng... Trước mặt lối rẽ lên phòng ở của cha Giuse Lê Đức Sinh.
Một bận vào thăm ông bạn An Duyệt (có nhiều năm
làm ở Đài truyền hình Việt Nam) nằm điều trị ở Bệnh viện Việt Đức, tôi được gặp
Đức Hồng y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng cũng đang nằm chữa trị cùng buồng với An
Duyệt.
Như thường
nhật, bốn giờ sáng, Đức Hồng y đã thức dậy lo việc kinh bổn. Sáng đó, bất đồ cụ
bị ngã gẫy khớp vai. Tiêu chuẩn thì cụ được đưa sang nước ngoài, sang tận nhà
thương của Tòa thánh Vaticăng để chữa trị. Nhưng cụ tự nguyện và an lòng vào
nằm tại nhà thương Việt Đức phó mặc cái vai đang gánh vác bao thứ việc nặng nề
của giáo hội Việt Nam
cho các thày thuốc nội.
Bữa tôi được hầu
chuyện Đức Hồng y, cũng là hôm cái vai cụ đã lành, đã đi lại được. Hôm ấy cũng
gặp luôn cha thư ký của Đức Hồng y cha Giuse Lê Đức Sinh với dáng đi hơi tập
tễnh...
Cha Sinh đang
làm mục vụ ở Roma thì bị tai biến. Di chứng
khiến một bên người lệch hẳn với dáng bước tập tễnh đã làm chững lại nhiều
bước thăng tiến của cha nhưng may mà vẫn lanh lẹ mẫn tiệp. Cha được chọn làm
thư ký cho Đức Hồng y Phạm Đình Tụng nhiều năm.
Chuyện riêng của
cha từ một cậu bé sớm có ơn Thiên triệu gắng gỏi trở thành một linh mục là cả một
câu chuyện dài kể ra ở đây có lẽ cũng không tiện!
Cha là người
uyên bác, kiến thức phong phú không chỉ về Kitô giáo mà còn nhiều lĩnh vực
khác. Nói như kiểu người cao tuổi vùng tôi, cha là người chịu chuyện, mặn chuyện.
Có dịp được ngồi hầu chuyện vị chăn chiên này bao giờ là một cái thú.Cũng chả
nhớ mình đã gặp gỡ cha bao lần.
Tật bệnh như thế
nhưng lần nào gặp, cũng thấy trên tay cha, khi hờ hững, khi lăm lăm một cuốn sách.
Tiện nhiều dịp, có kéo vài anh bạn nghe đâu
cũng lắm chữ đến hầu chuyện cha Sinh. Đận
ấy, nghĩ lại thấy ơn ớn. Bởi ông bạn lắm chữ của tôi (mà cái tính y vốn vậy) nổi cơn tranh luận với
cha điều gì đó trong cuốn Quo Vadis,
một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ba Lan viết về Kito giáo mà đọc nó tôi chỉ hiểu láng máng. Hãi nhất là, không biết hai bên (hình như cùng cao hứng?) tiện nhời đến đoạn
nào chả biết mà cha gọi cậu giúp lễ bắc ghế rút từ tít trên giá sách ngất nghểu
xuống cuốn Quo Vadis bằng tiếng Anh.
Cha rủ rỉ chuyển ngữ ra nhời Việt mà cấm có ngắc ngứ! Đoạn cha phàn nàn nhiều
chỗ chuyển ngữ ra tiếng Việt hình như chưa được chuẩn nên khiến có người lầm.
Phần tôi, tưởng
thó được của cha cuốn Từ Điển Việt Bồ
cổ lỗ. Tưởng cha quên nhãng, cứ lờ tăng tít. Nhưng lần ấy cha nhắc rồi nói, nếu
cần thì đem mà photo...
Nhà thờ Lớn Hà
Nội những năm xa ấy (gần đây không biết thế nào? Chắc vẫn vậy?) giữ cái lệ làm
chương trình đón Noel. Mê nhất là thời lượng kha khá của các ca đoàn trình bày
những khúc Thánh ca trong đêm cực Thánh. Xong phần ấy, khoảng mười một rười đêm
thì mới đến phần quan trọng là Đức Hồng y Phạm Đình Tụng giảng (đó là Hồng y thứ ba là người Việt sau các
Đức Hồng y tiên khởi là Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn được thụ phong vào đầu
những năm tám mươi của thế kỷ trước).
Ấy là vào những
năm sức khỏe Ngài còn cho phép. Hình như
vài năm sau, trước lúc Ngài về hầu Chúa, Ngài yếu mệt không hành lễ được dưới
trời đêm đông sương lạnh. Đậm trong trí nhớ bài giảng của Ngài về trẻ em cái năm
ấy khá thiết tha sinh động. Nhớ thêm câu
thơ Ngài ứng tác càng thêm tuổi lại càng
ngoan/ Trước mặt trần thế trước nhan Chúa Trời.
Để được lọt vào
Nhà thờ Lớn chỗ hành lễ, không phải muốn là được. Phải có phủ hiệu. Cứ chặp tối
24.12 là những đám người ken đặc chỗ cổng ngách. Chả nhớ là bao nhiêu năm dịp
Noel, cha Sinh lại hào phóng cho hai, ba chiếc... Vậy nên mấy năm rồi, chả biết,
được ghé bên cạnh đám phóng viên nước ngoài (không hiểu sao họ được ưu ái thế?)
những AP, AFP, BBC... thấy mình oai như cóc! Thỏa sức mà thưởng lãm các chiều kích
chất lượng Thánh ca!
Phù hiệu dự Noel tại Nhà thờ Lớn Hà Nội do cha Lê Đức Sinh cấp cho tác giả. Ảnh: Xuân Ba
Nghĩ đến cha
Sinh, lại nhớ thêm một người. Nhà báo công giáo Huy Thông.
Quê ông Thông ở
Nam
Định tại chính cái làng đạo gốc mà nhà văn Nguyễn Khải từng nằm thực tế hàng
tháng để viết Xung đột.
Từ một cậu bé
học trường dòng rồi thành người lính chiến trường trở về để trở thành sinh viên
khoa văn rồi khoa triết Đại học Tổng hợp (có trục trặc mà nhà văn Chu Văn phải
đứng ra bảo lãnh) ra sao rồi sau này ông trở thành một chuyên viên của ủy ban
đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Khi Huy Thông
làm phép cưới, cha Phan Khắc Từ, vốn là chỗ quen thân muốn làm lễ cưới kỷ niệm
cho ông dĩ nhiên phải được phép của Đức Giám quản Hà Nội bấy giờ. May mà có cha
Sinh đã mau mắn đứng ra lo các thủ tục. Vậy là đối với ông, cha Sinh còn là một
ân nhân.
Cha cũng là
người nhiệt thành giúp đỡ ủng hộ để nhà báo Huy Thông hoàn thành luận án tiến
sĩ triết học ảnh hưởng qua lại giữa đạo
công giáo và văn hóa Việt Nam.
Luận án đã được
Đức Hồng y Phạm Đình Tụng rất ưu ái khen ngợi.
Gẫm cũng lạ, bởi
các ấn phẩm của nhà báo công giáo này, sách hoặc là những bài báo đều khiến bên
đạo lẫn bên đời vừa lòng!
Kể ra từng sát
sạt gụi gần không ít các đấng bậc này khác bên ngạch chữ nghĩa lẫn tuyên giáo.
Với cha Sinh chỉ là các lần giao thiệp gặp gỡ thoáng chốc này khác. Vậy mà với
tôi, bao điều đã khai mở vỡ vạc... Lạy Chúa, mình chỉ là thứ người trần mắt thịt là kẻ vô thần (trong hồ sơ lý lịch
mục tôn giáo bao lần ghi thọn lỏn chữ không
). Đã quen thói vô đạo, vô thần rồi nên
chả dám theo lẫn cải đạo nào cả (có đạo đâu để mà cải. mà thay?).
...Đêm Noel Nhà
thờ Lớn nườm nượp ràn rạt người. Cầu thang lối lên phòng cha Giuse Lê Đức Sinh
quen thuộc ngày nào bỗng trở nên hun hút. Đã 9 Noel rồi vắng cha Sinh. Cha được
Chúa gọi về hồi tháng 9 năm 2003.
Chín năm rồi,
Noel nào cũng thấy thiêu thiếu...
Hình như thiếu
một người?
Xuân Ba
Thế này mà ông Xuân ba còn chưa Dự tòng làm lễ gia nhập mới là chuyện lạ, nhể?
Trả lờiXóaXuân Ba? Nếu đây là ông nhà báo Đoàn trước kia thì ông ấy là kẻ vô thần...
XóaBẤM VÀO XEM VIDEO
MÙA GIÁNG SINH Nghĩ đến NHỮNG NÀNG TÔ THỊ hôm nay
Nghĩ đến vợ con của những người tù
Có lẽ các ông tuyên huấn nhà minh cũng nên năng đi lại với các vị linh mục may ra có học được ngón nào trong việc tuyên truyền. Nhất là tuyên truyền biển đảo?
Trả lờiXóaTuyên huấn Việt Nam mà được như các vị linh mục thì Việt nam không cần cục tình báo.Mấy ông linh mục truyền giáo tuyền đi làm gián điệp.
XóaHồi ở VN, mỗi lần Noel đúng là mình có cảm giác thiếu thiếu . Qua đây rồi mới thấy thiếu hình Bác Hồ ở các nhà thờ chính .
Trả lờiXóaTa nên có chính sách đưa hình Bác Hồ vào các nơi thờ cúng, kể cả những địa điểm lên đồng .
Đạo Kito có nhà thờ , thì đảng cộng sản có văn phòng đảng.Chủ nghĩa cộng sản cũng là một thứ đạo.Tà đạo hay chính đạo thì tùy mỗi người nghĩ.Ảnh ,tượng cụ Hồ cũng như tượng ảnh Jezus ở nơi cần phải có chứ râu ông nọ cắm cằm bà kia thế nào được.
XóaChùa chiền thi thoảng cũng có nhưng ít ảnh bác Hồ, chỉ có đền , phủ nhiều âm binh, nhiều cô cậu đồng...bóng thì có lập ban thờ để trấn âm binh và... dương binh.
XóaMí lại bây giờ hòm công đức hơi bị nhiều, các phường xã sở tại bầu ban quản lý ( như ban an ninh xã phường ) trông nom và mở hòm hàng tháng,% trích chỗ này chỗ kia rồi cũng liên hoan tổng kết xôm tụ.Chắc hình thức thu thuế đường cũng dựa vào địa phương ,giống như quản đền miếu ?
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaBai viet "hoi bi" hoanh trang.Thong tin da nghia, dich den nhieu noi. Xem bai nay goi nho den " Loi the thu chin". Con so chin viet bang chu so La Ma IX. Dung cach chiet tu con so IX tim thay " y tai ngon ngoai" cuc hay
Trả lờiXóaHay gì mà hay?
XóaVô thần ? có đạo ?đắng cay thế nào?