Dư luận đang eo sèo về vụ một anh chàng bán hàng rong ở khu Chợ Lớn, Sài Gòn bị công an tẩn, suýt mất mạng. Rồi chuyện cũng qua đi, chỉ mong cho anh ta mau lành, có sức khỏe mà tiếp tục đi bán, nuôi vợ nuôi con.
Chuyện tôi kể ở đây là về một anh hàng rong khác, mắt thấy tai nghe lòng cảm. Đã lâu lắm tôi không gặp nó, chả biết nó về quê hay lưu lạc đâu rồi. Biết đâu cũng đã có vợ có con, rồi tiếp tục bán hàng rong để nuôi vợ nuôi con. Nghề như cái anh bị tẩn kia, nhưng không bị tẩn.
Nhà tôi ở khu dân cư Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Sài Gòn. Từ nhà ra chợ xã Bình Hưng hoặc ra chợ Nhị Thiên Đường bên quận 8 cũng chả xa lắm, nhưng cái thói người thời nay, lười, ít chịu vận động. Muốn món ngon thì phóng xe máy đi siêu thị, còn không thì cứ dựa vào đám hàng rong. Đủ cả bách hóa. Lão Maddox hàng xóm nhà tôi bảo: mình sống thì cũng phải cho người ta sống với chứ. Ai cũng như mấy ông bà thượng lưu thì người nghèo chết hết. Nghĩ cũng phải.
Hồi mấy năm trước, ngày nào cũng có cậu trai tầm mười tám đôi mươi đạp chiếc xe ba gác lần mò hết mọi con đường khu nhà tôi. Hôm thì bán chuối, hôm bí đao, hôm khoai, hôm cả trái cây lẫn củ quả. Mà giá cả cũng phải chăng. Lúc đầu tôi chả quan tâm, có hôm còn mua bí đao ở siêu thị, đắt hơn cả bí của nó. Bà xã tôi bảo những thứ ấy thì mua của nó, đừng mua siêu thị nữa. Thế là nhà tôi và một số nhà nữa thành khách hàng quen của cu cậu. Hỏi quê ở đâu? Nhà cháu ở Trà Vinh. Sao không ở nhà làm mà mò lên thành phố để vất vả dãi nắng dầm mưa thế này? Làm ăn khó quá, trồng lúa chả nuôi nổi người nên mấy anh em cháu lên thành phố mưu sinh, dành dụm tiền gửi về nuôi ba má, chú ạ. Sao không kiếm việc gì khác, làm thợ chẳng hạn? Chúng cháu đã mỏi miệng xin việc khắp nơi rồi, chả đâu nhận, đành thuê trọ và đi bán rong.
Tôi mời nó điếu thuốc, nó không hút, bảo cháu sợ nghiện, tốn tiền. Thấy tôi rủ rỉ, nó tâm sự, chúng cháu mà không đi bán rong thế này, có khi cùng quẫn chỉ đi ăn cướp. Có đứa cùng lên với cháu đã đi cướp rồi đấy, bị công an bắt rồi. Nhưng cháu không muốn đi ăn cướp, cháu muốn sống đàng hoàng, sau này còn lấy vợ. Tôi bảo, mày là đứa tử tế, giời phật sẽ phù hộ cho mày.
Nó cao to, đẹp trai. Nó thú nhận cháu ăn khỏe lắm, lúc nào cũng sợ ăn hết tiền dành dụm gửi về cho ba má. Cháu lấy chuối, lấy khoai, bí, trái cây… ở chợ sỉ, bán lẻ thế này cả ngày cũng chỉ lời vài chục ngàn, ngót trăm ngàn thôi. Tôi đùa, mày cứ lấy đắt hơn một tí cũng được chứ sao. Nó lắc đầu, cháu làm thế rồi còn ai mua, rồi chết đói. Cháu chỉ sợ nhất công an, dân phòng, mấy anh trật tự. Cháu bán rong, ai mua thì phải tạm dừng xe trên đường, có lần bị công an giữ xe hết mấy ngày, năn nỉ mãi mới được thả.
Bẵng đi hơn nửa năm nay không thấy nó. Chắc cũng đã ngoài 20. Hay là nó về quê. Mà về rồi có sống được không. Hay là nó lại bị bắt mất xe, xin không được, đành kiếm nghề khác. Thoáng vu vơ, chỉ sợ nó đi ăn cướp. Nhưng bặt đi ngay ý nghĩ ấy, người như nó chả thể nào đi ăn cướp được. Nếu hoàn cảnh không đẩy nó vào bước đường cùng.
Hỡi ôi, phải tìm mọi cách mà giữ lấy người lương thiện. Đừng đẩy họ vào bước đường cùng.
Nguyễn Thông
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa"Nhưng bặt đi ngay ý nghĩ ấy, người như nó chả thể nào đi ăn cướp được"
Trả lờiXóaGiời ạ, ngày xưa các bác í phải đi làm giặc mới được vô Đảng . Bây giờ họ được bác Thông tôn lên làm trí thức kính trọng như điên . Ngày nay khác rồi . Sao bác Thông không bảo anh chàng phấn đấu vô Đảng ? Sau khi gia nhập, Đảng sẽ tạo cơ hội làm giặc cướp, chẳng mấy chốc mà giàu to .
Chúng đang thực hiện chiến lược bần cùng hóa người dân trong làm ăn kinh tế,đang thực hiện chính sách ngu dân bằng cải cách giáo dục liên tục và cấm mở mang dân trí bằng cách cấm báo chí tư nhân.Mục đích là để dễ cai trị dân và làm vua đời này sang đời khác.Thật là nham hiểm đểu cáng hết chỗ nói!
Trả lờiXóaPhải nham hiểm & đểu cáng thế mới trị được những tên không tử tế cũng không nhân văn vì nghĩ tất cả những gì thuộc về chế độ nham hiểm & đểu cáng này đều xấu xa .
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa