Đây là một trong khá nhiều bài hát về Hà Nội thời ấy, tuy nhiên số phận chúng khác nhau. Khi nhà cai trị thích tác giả nào thì bài của những người đó được phổ biến, lưu hành bằng đủ mọi cách, ví dụ: Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, Du kích sông Thao của Đỗ Nhuận, Sẽ về thủ đô của Huy Du... Nhưng những anh "có vấn đề", như Văn Cao (tham gia Nhân văn Giai phẩm), Lương Ngọc Trác (quá lãng mạn, không chịu phục vụ chính trị)... thì ca khúc của họ, dù hay đến mấy cũng bị xếp xó. Thế hệ chúng tôi trưởng thành những năm 60-70 hầu như không được hát những bài của Văn Cao thời kháng chiến 9 năm chứ nói gì những bài như Thiên thai, Buồn tàn thu hồi trước 1945; ngay cả những bài như Làng tôi, Ngày mùa cũng chả ai phổ biến, họa chăng chỉ biết mỗi bài Tiến quân ca (quốc ca).
Nói vậy để thấy rằng, một khi văn nghệ bị chính trị đè đầu cưỡi cổ thì nó hoặc trở thành thứ công cụ thô thiển, hoặc phải biến đi khỏi đời sống. Suốt bao nhiêu năm, một nền văn nghệ bị chính trị hóa đã đối xử bất công với bao nhiêu văn nghệ sĩ chân chính và giá trị nghệ thuật.
Nguyễn Thông
Tớ họa nhạc bằng bài "Tiến Về Sài Gòn" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, aka Huỳnh Minh Siêng .
Trả lờiXóaNơi thành đô trong ánh điện quang
Tiếng nấc nghẹn câu cười
Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày
Quê nhà ta đau đớn lầm than
Sao bóp nghẹt tim người?
Sài Gòn ơi! Ta đã về đây, ta đã về đây.
Lướt qua nắng mưa súng bom nhịp chân đi
Quê hương kêu gọi tiến lên diệt quân Mỹ.
Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù
Hướng về đồng bằng, ta tiến về thành đô
Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này
Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô.
Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời
Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời
Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ
Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng thành đô
Tặng các bác, và riêng kính tặng những người thuộc thế hệ bác TMĐ như Huỳnh Tấn Mẫm ... đã có công trong công cuộc đánh đuổi nền dân chủ tư bẩn phôi thai, xóa bỏ phồn vinh giả tạo để lập nên chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa độc đảng, đói nghèo thật sự cho cả nước . Và trong tương lai, có thể dẫn tới 2 đảng Cộng Sản sáp nhập . Các bác lúc nào cũng được những người như tớ ngưỡng mộ & kinh trọng .
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaBao nhiêu văn nghệ sỹ sống ở miền bắc trước 1975 đều bị thiêu chột. Hãy nghe Dư âm so sánh với Người chăn nuôi giỏi của Nguyễn Văn Tý, những bài thơ của Xuân Diệu trước 1954 và sau đó... để thấy tài năng vẫn bị thiêu chộtdưới một xã hội thiếu dân chủ.
Trả lờiXóaTớ thấy những tài năng như Xuân Diệu sau năm 45 càng rực rỡ hơn bao giờ hết
XóaBài thơ có tựa đề "Thơ Dâng Bác Hồ" của nhà thơ tài danh Xuân Diệu
Mỗi lần tranh đấu gay go,
Chúng con đã được Bác Hồ đến thăm.
Chúng con dưới vực sai lầm,
Đang vươn mình, được Bác cầm tay lên,
Lời Cha rất mực dịu hiền,
Như là thấm nhẹ, mà xuyên vào lòng,
Con ngồi trước Bác mênh mông,
Tội nhiều, chưa dám thẳng trông Cha già.
Bác cười, vẫn đỏ nước da,
Nhưng trên trán rộng tóc đà bạc hơn.
Bác lo nghìn việc giang sơn,
Lo từng tấm áo bát cơm đồng bào;
Nghĩ từ khẩu súng, con dao,
Lại thêm Bác phải nghĩ vào chúng con.
Riêng con lầm lạc tâm hồn,
Người tuy trong Đảng, hồn còn ở xa.
Mỗi người, một lỗi xót xa,
Bốn trăm người, lỗi bao la nặng nề.
Trên đầu tóc Bác sương ghi,
Chắc đôi sợi đã bạc vì chúng con.
- Nghĩ thêm hối hận bồn chồn,
Nhưng lời Bác dạy sắt son vững bền:
"Thoát bùn, nở đoá hoa sen,
Bùn tanh mà vẫn lọc nên hương trời".
Mắt Cha nghìn thuở sáng tươi
Dìu cho con vượt qua đời tối tăm.
Hôm nay 19 tháng 5,
Lòng con vui sướng như trăm tiếng cười.
Lỗi lầm đã nói được vơi,
Hồn như nở lại dưới trời Chí Minh.
Ngày sinh nhật Bác quang vinh,
Là ngày sinh nhật hồn xanh muôn người.
19-5-1953
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa