Tôi chỉ quan tâm tới chức thủ tướng, bởi đó là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Hành nghĩa là làm. Có làm thì mới có ăn. Chứ những chức khác, nhất là chuyên nghề chỉ tay 5 ngón, lý luận lý liếc, chả ai rỗi hơi để ý.
Mà sao xứ ta lắm chức tước thế, lắm ông to bà nhớn thế. Cơm không ngon, nhà đông con cũng hết. Nuôi chừng ấy ông bà lãnh đạo, gạo tám thơm ST25 lấy đâu cho đủ. Chả nước nào lắm phó thủ tướng như nước ta. Chả nơi nào đặt ra chức phó chủ tịch nước chủ yếu chỉ để làm long trọng viên, siêu lễ tân, đi trao bằng khen huân chương mệt nghỉ. Chả nơi nào chồng chéo bộ máy song trùng, tam trùng tứ trùng, đã có bộ trưởng thứ trưởng đủ mọi bề lại vẫn bắt dân cõng thêm trưởng ban phó ban vẫn làm cùng công việc ấy… Nói túm lại, quan nhiều hơn dân, lãnh đạo nhiều hơn đám lưng còng.
Tôi cứ giả dụ, bỏ quách chức phó chủ tịch nước, dẹp bớt mấy ông bà trưởng phó ban, thử hỏi xứ này được gì mất gì. Mất thì chưa biết, nhưng được là cái chắc. Bỏ cái bộ máy song trùng kia, cho nó nhất thể hóa gọn nhẹ, chẳng những đỡ tốn bao nhiêu tiền ngân sách nuôi các ông bà đoàn thể râu ria, mà còn thu lại cho quốc gia không biết bao nhiêu nhà cửa, công sở, đất đai, những toà nhà của ủy này ủy nọ. Nói thế thôi, chứ đời nào các ông bà ấy chịu nhả. Ăn trên ngồi trốc không mất tiền quen rồi.
Lâu nay có cái lệ, như một thứ hủ tục: cứ ông bà mới nào được đẩy lên, ngồi vào ghế nóng, là cả bộ máy hệ thống chính trị, truyền thông báo chí ca tụng ngất trời, đặt vào cả tỉ tỉ hy vọng, khen đẹp thứ này, khen tốt thứ kia. Lại còn lôi cả thời thò lò mũi ra khen, nào chăm chỉ, có hiếu, thầy yêu bạn mến, vượt lên chính mình, bắt đom đóm lấy ánh sáng học bài (còn quá cả cụ Đặng Trần Côn khi xưa) để bồi đắp cho hình tượng con người mới. Có cảm giác xã hội vừa xuất hiện thánh chứ không phải người. Thế rồi ngày lại ngày, tháng qua tháng, năm lại năm, hết nhiệm kỳ, nhiều thánh chả khác gì bụt đất, gặp cơn nước lớn rã hết. Nhiều thánh để lại cho dân cho nước bao nhiêu là hậu quả khốn nạn. Cứ coi cuộc chống tham nhũng dai dẳng thì đủ biết, tinh dững thánh ra vành móng ngựa, nghỉ mát trong đề lao. Có những thánh ngồi hết ghế trọng này tới ghế trọng khác, mà các vị ấy gọi là “luân chuyển cán bộ”, cuối cùng chỉ gặt được sự bỉ bôi chê cười của người đời. Người xưa dạy “không thành công cũng thành nhân”, các thánh bi giờ, công chẳng ra gì, còn nhân như bóng ma vật vờ.
Các thánh qua những nhiệm kỳ của mình còn nợ dân nhiều lắm. Thánh bự nợ lớn, thánh to nợ to, thánh vừa nợ vừa, cứ đùn đẩy cho kẻ kế tiếp trả. Để từ từ nhà cháu kể cho mà nghe. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Bác Thông có biết lý lịch các quan nhà ta là: bần cố nông hay nghèo thành thị không vậy???
Trả lờiXóaPhải cố gắng hạn chế nợ xấu
Trả lờiXóa