Một con người mất đi, một thế giới mất đi
NGUYỄN HUY HOÀNG
Tôi dám chắc một điều, không một sinh viên, một nhà nghiên cứu, hay một giáo sư Việt Nam nào dù học trong nước, hay ngoài nước về ngành Ngôn ngữ, mà không đọc, không tham khảo sách của Thầy Nguyễn Tài Cẩn. Thầy là một pho Bách khoa Từ điển của nước Đại Việt. Có thể nói không một điều gì tự cổ, chí kim trong lịch sử dân tộc, đạo học và tri thức Việt Nam mà Thầy không am tường.
Không kể chúng tôi, lớp hậu sinh chỉ võ vẽ viết dăm ba quyển sách giáo trình, chuyên luận, mà ngay đến những bậc cao minh như Giáo sư Đinh Văn Đức, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Cao Đàm, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Hàm Dương, Hoàng Trọng Phiến... lên lớp cho sinh viên, mỗi khi khẳng định một vấn đề, đều nói: "Như Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã viết"; "hoặc điều này Ông Nguyễn Tài Cẩn đã kết luận"...để coi như đó là chuyện không còn bàn cãi và tranh luận nữa!
Âý thế mà cả cuộc đời viết sách, nghiên cứu của mình, chưa bao giờ, Thầy đề trên bìa sách, hoặc tự viết chức danh của mình là Giáo sư, Tiến sỹ, Giải thưởng Hồ Chí Minh, mà chỉ đơn thuần tên họ là Nguyễn Tài Cẩn!
Không kể chúng tôi, lớp hậu sinh chỉ võ vẽ viết dăm ba quyển sách giáo trình, chuyên luận, mà ngay đến những bậc cao minh như Giáo sư Đinh Văn Đức, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Cao Đàm, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Hàm Dương, Hoàng Trọng Phiến... lên lớp cho sinh viên, mỗi khi khẳng định một vấn đề, đều nói: "Như Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã viết"; "hoặc điều này Ông Nguyễn Tài Cẩn đã kết luận"...để coi như đó là chuyện không còn bàn cãi và tranh luận nữa!
Âý thế mà cả cuộc đời viết sách, nghiên cứu của mình, chưa bao giờ, Thầy đề trên bìa sách, hoặc tự viết chức danh của mình là Giáo sư, Tiến sỹ, Giải thưởng Hồ Chí Minh, mà chỉ đơn thuần tên họ là Nguyễn Tài Cẩn!
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tài Cẩn (2.5.1926- 25.2.2011)
Những quyển sách mang tính kinh điển bao nhiêu năm nay của ngành ngôn ngữ do Thầy viết, tên của nó đều giản dị là "Sơ thảo". Sơ thảo là khởi đầu, là chưa chính thức, là mới vỡ vạc, ấy thế mà hơn nửa thế kỷ qua, những quyển "Sơ thảo" về Ngữ pháp tiếng Việt, Ngữ pháp Hán Việt, Phát âm tiếng Hán... đó lại là những tài liệu nghiên cứu giảng dạy chính thống trong hệ thống các Trường Đại học Việt Nam.
Sinh ra trong một nhà nho nổi tiếng Xứ Nghệ, Thầy sang học ở Liên Xô đầu những năm 50, là thế hệ sinh viên Việt Nam đầu tiên được đào tạo một cách quy phạm, làm nòng cốt cho nền khoa học Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Là một nhà Tây học, nhưng Thầy cũng là một nhà Phương Đông học bởi cốt cách, học vấn uyên bác và tư tưởng nho gia.
Ai đã từng đến thăm nhà Thầy ở Hà Nội đều thấy trước bàn làm việc ngoài sách vở ngút trời còn có một chiếc chổi. Đó là một chiếc chổi tre bình thường, chổi loại lao công dùng quét đường phố, một đầu là cây sào tre dài buộc chặt vào cán bằng dây chun cao su. Xin thưa, đó là dụng cụ thể dục, một chiếc bút lông cách điệu. Giữa hai giờ làm việc, Thầy đưa chổi ra sân viết chữ Hán như một động tác thể dục và tu luyện. Có người bảo, vốn kiến thức chữ Hán ở Việt Nam có hai bồ, một bồ là của Thầy Nguyễn Tài Cẩn và một bồ là của tất cả những người khác cộng lại, nói như thế chắc cũng không ngoa!
Sinh ra trong một nhà nho nổi tiếng Xứ Nghệ, Thầy sang học ở Liên Xô đầu những năm 50, là thế hệ sinh viên Việt Nam đầu tiên được đào tạo một cách quy phạm, làm nòng cốt cho nền khoa học Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Là một nhà Tây học, nhưng Thầy cũng là một nhà Phương Đông học bởi cốt cách, học vấn uyên bác và tư tưởng nho gia.
Ai đã từng đến thăm nhà Thầy ở Hà Nội đều thấy trước bàn làm việc ngoài sách vở ngút trời còn có một chiếc chổi. Đó là một chiếc chổi tre bình thường, chổi loại lao công dùng quét đường phố, một đầu là cây sào tre dài buộc chặt vào cán bằng dây chun cao su. Xin thưa, đó là dụng cụ thể dục, một chiếc bút lông cách điệu. Giữa hai giờ làm việc, Thầy đưa chổi ra sân viết chữ Hán như một động tác thể dục và tu luyện. Có người bảo, vốn kiến thức chữ Hán ở Việt Nam có hai bồ, một bồ là của Thầy Nguyễn Tài Cẩn và một bồ là của tất cả những người khác cộng lại, nói như thế chắc cũng không ngoa!
Thầy đã từng được mời giảng dạy ở hầu hết các Trường Đại học lớn trên thế giới, từ Berlin, Matxcơva, Leningrat, Paris, Tokio, Oasinh ton, Niu Yooc. Những chuyến đi của Thầy không một ai tháp tùng, không một người giúp việc, Thầy đi một mình, không làm phiền ai cả. Với một va ly nhỏ quần áo, một chiếc cặp, hành trang nhẹ nhàng, phục sức giản dị. Hầu như chưa bao giờ Thầy mang một bộ áo quần sang trọng, nhưng không vì thế mà các bậc trí thức, chính khách khắp thế giới giảm đi sự kính trọng đối với Thầy. Được gặp Thầy, được ngồi nghe Thầy giảng, đó là một niềm vinh hạnh đối với những thức giả nhiều thế hệ.
Chục năm trước, Giáo sư Phạm Xuân Hằng, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia cùng với Giáo sư Bùi Thanh Quất và tôi đến thăm Thầy ở Xanh Peterburg. Thầy sống trong một căn hộ hai buồng đơn sơ của khu nhà năm tầng kiểu Khrutsov. Trên bàn của Thầy đầy các loại phong bì thư gửi từ khắp các châu lục đến, ngoài những thư đề địa chỉ Trường Đại học Tổng hợp Xanh Peteburg ra, còn có rất nhiều bức thư ngoài phong bì chỉ đề vẻn vẹn: Roussia- Leningrat - Nguyen Tai Can. Thế mà tất cả những bức thư mang địa chỉ không cụ thể đến ngạc nhiên giữa một thành phố ngót nghét bảy triệu dân vẫn đều đến tận tay Thầy, một ông già ngoại quốc nhỏ bé sống lặng lẽ trên một khu phố bình thường!
Sự thật đó đã nói lên một điều rằng, Thầy vô cùng nổi tiếng trong trong giới trí thức Nga. Thầy nổi tiếng vì sự thông tuệ và đức khiêm nhường, không hề tô vẽ. Không ai thấy Thầy trong các lễ tiệc tùng, yến ẩm, đăng đàn, phỏng vấn. Nhưng người ta thấy Thầy hiển hiện trong các tập bản thảo, các báo cáo khoa học, các nghiên cứu, chuyên luận chỉ có các nhà khoa học hàng đầu về ngôn ngữ của thế giới quan tâm.
Dù rất bận, mỗi phút, mỗi giờ của Thầy đều hiếm hoi và quý báu, nhưng Thầy vẫn dành ra hàng giờ để tiếp khách, để mạn đàm, trao đổi. Khi tôi đến thăm Thầy, ngồi chừng mươi phút, giữ ý, tôi xin cáo ra về, thì Thầy giữ lại với một lý do: "Em ngồi thêm một lát nữa, lâu rồi mình không được nghe tiếng Nghệ". Xưng hô với ai, Thầy cũng dùng đại từ ngôi thứ nhất khiêm nhường nhất là "mình".
Khi về hưu, hưu theo nghĩa tuổi tác, chứ đối với một người lao động như Thầy, thì không bao giờ có khái niệm nghỉ ngơi, Thầy sang Nga làm việc. Các giáo sư, các học sinh cũ của Thầy qua Matxcơva, ai cũng muốn ghé thăm Thầy. Dạo tháng 6-2010, ông Vũ Đức Nghiệu, Hiệu phó Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội sang Matxcơva, coi chuyện ghé thăm tôi và làm việc là không có gì đáng nói, "mục đích chính là thăm Thầy Cẩn"!. Gặp được Thầy Cẩn tại nước Nga, đối với chuyến đi của ông là toại nguyện lắm rồi.
Tôi về Hà Nội, gặp ai, câu đầu tiên là lời hỏi thăm Thầy Cẩn. Tôi đến Giáo sư Đinh Thanh Huệ, ông đang ốm liệt giường, nhưng lại quan tâm tới sức khoẻ của Thầy, hơn là kể về hiện trạng của chính mình. Tết vừa rồi, tôi gọi điện cho các Giáo sư Nguyễn kim Đính, Hoàng Trọng Phiến, Đinh Văn Đức, trước khi đặt ống nghe, các ông đều nhắn vọng: "cho mình gửi lời thăm Thầy và cô Nonna nhé!"
Nói đến Thầy, không thể không nói đến cô Nonna Xtankevits. Là một nữ sinh dòng dõi Xtankievits cao quý ở Nga, bà gắn bó với anh sinh viên, nhà khoa học Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn. Khi nên gia thất, bà theo chồng về Việt Nam và trở thành Giáo viên Ngôn ngữ Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Chục năm trước, Giáo sư Phạm Xuân Hằng, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia cùng với Giáo sư Bùi Thanh Quất và tôi đến thăm Thầy ở Xanh Peterburg. Thầy sống trong một căn hộ hai buồng đơn sơ của khu nhà năm tầng kiểu Khrutsov. Trên bàn của Thầy đầy các loại phong bì thư gửi từ khắp các châu lục đến, ngoài những thư đề địa chỉ Trường Đại học Tổng hợp Xanh Peteburg ra, còn có rất nhiều bức thư ngoài phong bì chỉ đề vẻn vẹn: Roussia- Leningrat - Nguyen Tai Can. Thế mà tất cả những bức thư mang địa chỉ không cụ thể đến ngạc nhiên giữa một thành phố ngót nghét bảy triệu dân vẫn đều đến tận tay Thầy, một ông già ngoại quốc nhỏ bé sống lặng lẽ trên một khu phố bình thường!
Sự thật đó đã nói lên một điều rằng, Thầy vô cùng nổi tiếng trong trong giới trí thức Nga. Thầy nổi tiếng vì sự thông tuệ và đức khiêm nhường, không hề tô vẽ. Không ai thấy Thầy trong các lễ tiệc tùng, yến ẩm, đăng đàn, phỏng vấn. Nhưng người ta thấy Thầy hiển hiện trong các tập bản thảo, các báo cáo khoa học, các nghiên cứu, chuyên luận chỉ có các nhà khoa học hàng đầu về ngôn ngữ của thế giới quan tâm.
Dù rất bận, mỗi phút, mỗi giờ của Thầy đều hiếm hoi và quý báu, nhưng Thầy vẫn dành ra hàng giờ để tiếp khách, để mạn đàm, trao đổi. Khi tôi đến thăm Thầy, ngồi chừng mươi phút, giữ ý, tôi xin cáo ra về, thì Thầy giữ lại với một lý do: "Em ngồi thêm một lát nữa, lâu rồi mình không được nghe tiếng Nghệ". Xưng hô với ai, Thầy cũng dùng đại từ ngôi thứ nhất khiêm nhường nhất là "mình".
Khi về hưu, hưu theo nghĩa tuổi tác, chứ đối với một người lao động như Thầy, thì không bao giờ có khái niệm nghỉ ngơi, Thầy sang Nga làm việc. Các giáo sư, các học sinh cũ của Thầy qua Matxcơva, ai cũng muốn ghé thăm Thầy. Dạo tháng 6-2010, ông Vũ Đức Nghiệu, Hiệu phó Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội sang Matxcơva, coi chuyện ghé thăm tôi và làm việc là không có gì đáng nói, "mục đích chính là thăm Thầy Cẩn"!. Gặp được Thầy Cẩn tại nước Nga, đối với chuyến đi của ông là toại nguyện lắm rồi.
Tôi về Hà Nội, gặp ai, câu đầu tiên là lời hỏi thăm Thầy Cẩn. Tôi đến Giáo sư Đinh Thanh Huệ, ông đang ốm liệt giường, nhưng lại quan tâm tới sức khoẻ của Thầy, hơn là kể về hiện trạng của chính mình. Tết vừa rồi, tôi gọi điện cho các Giáo sư Nguyễn kim Đính, Hoàng Trọng Phiến, Đinh Văn Đức, trước khi đặt ống nghe, các ông đều nhắn vọng: "cho mình gửi lời thăm Thầy và cô Nonna nhé!"
Nói đến Thầy, không thể không nói đến cô Nonna Xtankevits. Là một nữ sinh dòng dõi Xtankievits cao quý ở Nga, bà gắn bó với anh sinh viên, nhà khoa học Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn. Khi nên gia thất, bà theo chồng về Việt Nam và trở thành Giáo viên Ngôn ngữ Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và vợ - Giáo sư tiến sĩ Nonna Stankievits
Bà nghiên cứu ngôn ngữ phương Đông, nghiên cứu tiếng Việt và giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Việt Nam. Những năm chiến tranh chống Mỹ, cũng như một giáo viên bình thường, bà sơ tán cùng Nhà trường lên Thái Nguyên, sau đó về Hà Bắc, cùng đồng cam, cộng khổ, ăn cơm độn sắn, bo bo và ở trong lều tranh, vách nứa. Hàng ngày, bà vẫn đến lớp đều đặn, giảng dạy trong những lán học tối om đầy muỗi và ẩm thấp.
Kết thúc chiến tranh, về Hà Nội, hàng ngày bà thường phải dậy thật sớm, đi tàu điện từ cuối phố Huế đến Bờ Hồ, sau đó chờ ôtô buýt vào Mễ Trì gần Hà Đông để dạy. Tính ra mỗi ngày, bà mất khoảng 5 giờ cho quãng đường đến lớp và ngược lại.
Về nhà, bà vừa là nhà khoa học, vừa là nội trợ, vừa làm lao công. Nhà Thầy giữa thành phố, tiện đường, khách Xứ Nghệ ra vào nườm nượp. Người ra chữa bệnh, người đưa con nhập học, có người tiện thể tham quan Lăng Bác, ở lại vài ngày! Cảnh nhà quê ra, chân đất, hút thuốc lào, thậm chí sử dụng bồn vệ sinh chưa biết, bao nhiêu hậu quả, cuối cùng chỉ một tay bà Giáo sư Liên Xô đảm nhận!
Bà về quê Nghệ Tĩnh, dân làng xúm xít đến xem, ai cũng ngạc nhiên về một bà đầm ăn mặc như phụ nữ Việt Nam bình thường, nói tiếng trọ trẹ như người Xứ Nghệ, cái gì cũng làm, việc gì cũng biết.
Toàn bộ những năm tháng tốt đẹp nhất của bà, thời thanh niên sôi nổi, thời sung sức và tràn trề năng lực sáng tạo nhất, bà đã gắn mình với nước Việt gian lao. Những cống hiến của bà trong bao năm tháng giảng dạy, với bao công trình nghiên cứu, các thế hệ sinh viên, giới khoa học và nhà nước Việt Nam ghi nhận. Bà để lại một dấu ấn sâu sắc nhất về hình ảnh một người con dâu Việt Nam tài năng, chung thuỷ vẹn toàn.
Kết thúc chiến tranh, về Hà Nội, hàng ngày bà thường phải dậy thật sớm, đi tàu điện từ cuối phố Huế đến Bờ Hồ, sau đó chờ ôtô buýt vào Mễ Trì gần Hà Đông để dạy. Tính ra mỗi ngày, bà mất khoảng 5 giờ cho quãng đường đến lớp và ngược lại.
Về nhà, bà vừa là nhà khoa học, vừa là nội trợ, vừa làm lao công. Nhà Thầy giữa thành phố, tiện đường, khách Xứ Nghệ ra vào nườm nượp. Người ra chữa bệnh, người đưa con nhập học, có người tiện thể tham quan Lăng Bác, ở lại vài ngày! Cảnh nhà quê ra, chân đất, hút thuốc lào, thậm chí sử dụng bồn vệ sinh chưa biết, bao nhiêu hậu quả, cuối cùng chỉ một tay bà Giáo sư Liên Xô đảm nhận!
Bà về quê Nghệ Tĩnh, dân làng xúm xít đến xem, ai cũng ngạc nhiên về một bà đầm ăn mặc như phụ nữ Việt Nam bình thường, nói tiếng trọ trẹ như người Xứ Nghệ, cái gì cũng làm, việc gì cũng biết.
Toàn bộ những năm tháng tốt đẹp nhất của bà, thời thanh niên sôi nổi, thời sung sức và tràn trề năng lực sáng tạo nhất, bà đã gắn mình với nước Việt gian lao. Những cống hiến của bà trong bao năm tháng giảng dạy, với bao công trình nghiên cứu, các thế hệ sinh viên, giới khoa học và nhà nước Việt Nam ghi nhận. Bà để lại một dấu ấn sâu sắc nhất về hình ảnh một người con dâu Việt Nam tài năng, chung thuỷ vẹn toàn.
Trở lại Nga, bà cùng Thầy sống ở Xanh Peterburg, và sáu năm qua, bà lại theo Thầy về Matxcơva. Cuộc đời của bà là cuộc đời một con người lao động âm thầm, tận tuỵ vì chồng con, là chỗ dựa tinh thần cho một bậc Thầy lớn nhất Việt Nam. Tin chắc rằng, mọi người sẽ đồng ý với tôi, khi nói rằng, những gì Thầy Nguyễn Tài Cẩn làm được một phần chính là nhờ bà Nonna Xtankievits.
Đêm qua, tối thứ bảy ngày 25-2-2011, trái tim của Thầy ngừng đập giữa thành phố Matxcơva, cách Tổ quốc Việt Nam gần 10 ngàn km.
Trong phút giây này, tôi không biết nói gì hơn với Cô giáo Nonna Xtankievits, với các bạn, tôi chỉ biết rằng sự ra đi của Thầy là một mất mát rất lớn đối với gia đình, là sự đau xót của cộng đồng người Việt tại nước Nga, là sự tổn thất rất lớn của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam.
Tôi xin muốn lấy mấy dòng thơ của nhà thơ Nga vĩ đại Evtusenko để trang trải nỗi lòng:
Đêm qua, tối thứ bảy ngày 25-2-2011, trái tim của Thầy ngừng đập giữa thành phố Matxcơva, cách Tổ quốc Việt Nam gần 10 ngàn km.
Trong phút giây này, tôi không biết nói gì hơn với Cô giáo Nonna Xtankievits, với các bạn, tôi chỉ biết rằng sự ra đi của Thầy là một mất mát rất lớn đối với gia đình, là sự đau xót của cộng đồng người Việt tại nước Nga, là sự tổn thất rất lớn của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam.
Tôi xin muốn lấy mấy dòng thơ của nhà thơ Nga vĩ đại Evtusenko để trang trải nỗi lòng:
Mỗi con người mất đi, một thế giới mất đi
Một thế giới mất đi, không thể gì tái tạo
Tôi muốn kêu lên, kêu to lên điều ấy
Trước đời người lần lượt tựa thoi đưa
Một thế giới mất đi, không thể gì tái tạo
Tôi muốn kêu lên, kêu to lên điều ấy
Trước đời người lần lượt tựa thoi đưa
Matxcơva
Nguyễn Huy Hoàng
Hoàng viết bài về thầy Cẩn rất hay và cảm động. Qua đó mình hiểu hơn về thầy. Cảm ơn bạn.
Trả lờiXóaMới đây thầy Hà Minh Đức được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và giao lưu trực tuyến với báo Đất Việt. Mình tham dự, càng ngưỡng mộ và tự hào là học trò của các thầy. Sánh
Báo ĐV có trả tiền cho thầy Đức không, chắc lại quên rồi.
XóaBáo trả tiền, còn Sánh mua hoa tặng thầy và mời thầy đi ăn trưa. Hôm đó trả lời xong thầy còn gọi điện cho tớ mấy lần vì bức xúc sao lại chọn một ông nói về Bác Hồ, còn bà kia lại nói về cây trinh nữ toàn chuyện u xơ tử cung và chuyện chị em. Xem ra ko môn đăng hậu đối...
Trả lờiXóaTớ đang viết bài đây, nhưng sửa nhà nên bận quá chưa xong. Tớ nói mấy lần Cào gửi ảnh để tớ rửa cho anh Năng, Thúy, Cúc nhưng Cào ko quan tâm. Mọi người cứ nhè tớ hỏi, Cào vô tâm quá đấy. Sánh
Tao bận bỏ mẹ, từ từ đã, gạo không ăn thì còn đó, hihi. Mày thì cứ hễ hơi một tí là quy kết, sợ bỏ mẹ.
XóaKhông trả tiền mà được với thầy, thằng Thông nói láo nhé.
Trả lờiXóaẤy, tao cứ sợ nó không hiểu kinh tế thị trường, lại chỉ trà nước suông thì thầy bái bai.
XóaGiao su thoi nay khong ai di noi chuyen suong dau.Tuoc vi cang cao phong bi cang phai nang.Dao duc xuong cap the nen doi moi chan lam sao
Xóa3333
Trả lờiXóa