Anh hùng đâu hết cả
Hào kiệt vắng sân "đình"
Cuối cùng chỉ còn lại
Bà Tưng và Ngọc Trinh.
31.7.2013
Nguyễn Thông
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Bạn bè
Tổng số lượt xem trang
Tìm kiếm Blog này
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
Không có gì lạ
BÁ TÂN
Bốn anh em họ Đoàn vẫn bị tù giam, phúc thẩm vẫn y án như sơ thẩm. Người nhà họ Đoàn, bà con Tiên Lãng cũng như nhiều người dân thêm một phen hy vọng hụt.
Tác giả của phương châm định hướng đời này, không phải ai khác, chính là Đoàn Văn Vươn (ảnh chụp lối vào nhà Vươn trong đầm, tháng 2.2012)
Bốn anh em họ Đoàn vẫn bị tù giam, phúc thẩm vẫn y án như sơ thẩm. Người nhà họ Đoàn, bà con Tiên Lãng cũng như nhiều người dân thêm một phen hy vọng hụt.
Hy vọng vì
tình cảm với anh em họ Đoàn, nhất là Đoàn Văn Vươn. Thực ra, về lý trí theo
logic thông thường, phán quyết của tòa phúc thẩm không có gì lạ. Với loại án
như thế, làm gì có chuyện tòa phúc thẩm quay lưng với tòa sơ thẩm, nếu vậy khác
nào xảy ra động đất.
Anh em nhà họ
Đoàn được trả tự do ngay tại phiên tòa phúc thẩm ư? Nếu có việc đó mới là chuyện
lạ. Chuyện lạ (cái lạ ) với chuyện cũ (cái cũ ) vẫn cứ tồn tại trong xã hội.
Nếu được lựa chọn, thời nào cũng vậy, nhiều người vẫn thích cái lạ. Cái lạ hôm
nay sẽ trở thành cái cũ của ngày mai. Thôi thì cứ chờ đợi, thế nào rồi cũng đến
ngày cái lạ không còn là lạ.
Một cách dạy văn không có ở VN
Lời giới thiệu:
Bữa trước, bậc đàn anh của tôi, anh Nguyễn Khắc Nhượng- cựu Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên bảo rằng nếu anh còn làm, anh sẽ mở mục "Nhìn ra nước ngoài" trên trang giáo dục để thường xuyên giới thiệu những cái hay cái đẹp của bạn bè. Tôi xin phép anh được thực hiện điều đó trên blog này. Thiết nghĩ các nhà làm giáo dục, nhất là thầy cô giáo có thể rút được ít nhiều bài học thiết thực, bổ ích từ những câu chuyện như chuyện sau đây.
Xin cám ơn anh Nguyễn Khắc Nhượng.
Một buổi học chuyện cổ tích Cô bé Lọ lem (Cinderella)
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm !
Bữa trước, bậc đàn anh của tôi, anh Nguyễn Khắc Nhượng- cựu Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên bảo rằng nếu anh còn làm, anh sẽ mở mục "Nhìn ra nước ngoài" trên trang giáo dục để thường xuyên giới thiệu những cái hay cái đẹp của bạn bè. Tôi xin phép anh được thực hiện điều đó trên blog này. Thiết nghĩ các nhà làm giáo dục, nhất là thầy cô giáo có thể rút được ít nhiều bài học thiết thực, bổ ích từ những câu chuyện như chuyện sau đây.
Xin cám ơn anh Nguyễn Khắc Nhượng.
Một buổi học chuyện cổ tích Cô bé Lọ lem (Cinderella)
Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài chuyện Cô bé Lọ lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm !
Tan vỡ
Hôm nay đã cuối tháng bảy. Suốt tháng bao nhiêu sự ồn ào náo nhiệt.
Sắp sang tháng tám, sau đó là tháng chín. Lại bao nhiêu sự náo nhiệt ồn ào nữa tiếp theo.
Rồi đến một lúc nào đó xứ mình cứ mỗi ngày là một ngày lễ, ngày kỷ niệm nọ kia, đủ 365 ngày, tha hồ mà cờ đèn kèn trống, quên tiệt mọi chuyện, chỉ có vui thôi. Tôi chợt an ủi vậy khi bất giác nghĩ về gia đình ông anh vợ dưới quê (An Giang) từng là vựa lúa, 5 người đang tha phương 5 nơi trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn tàn nhẫn. May không có cháu nào phải lăn lóc chốn Hàn Quốc, Đài Loan theo dạng Thúy Kiều bán mình.
ĐBSCL giờ có hàng vạn gia đình như anh vợ tôi.
Hôm qua, khi làm việc với Trung ương MTTQ VN, ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề "Phải trả lời được vì sao nông dân lại bỏ ruộng".
Muốn trả lời, hãy dũng cảm nhìn vào thực tế.
Riêng tôi, tôi còn nợ chính tôi một bài phóng sự viết về chốn này.
31.7.2013
Nguyễn Thông
Sắp sang tháng tám, sau đó là tháng chín. Lại bao nhiêu sự náo nhiệt ồn ào nữa tiếp theo.
Rồi đến một lúc nào đó xứ mình cứ mỗi ngày là một ngày lễ, ngày kỷ niệm nọ kia, đủ 365 ngày, tha hồ mà cờ đèn kèn trống, quên tiệt mọi chuyện, chỉ có vui thôi. Tôi chợt an ủi vậy khi bất giác nghĩ về gia đình ông anh vợ dưới quê (An Giang) từng là vựa lúa, 5 người đang tha phương 5 nơi trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn tàn nhẫn. May không có cháu nào phải lăn lóc chốn Hàn Quốc, Đài Loan theo dạng Thúy Kiều bán mình.
ĐBSCL giờ có hàng vạn gia đình như anh vợ tôi.
Hôm qua, khi làm việc với Trung ương MTTQ VN, ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề "Phải trả lời được vì sao nông dân lại bỏ ruộng".
Muốn trả lời, hãy dũng cảm nhìn vào thực tế.
Riêng tôi, tôi còn nợ chính tôi một bài phóng sự viết về chốn này.
31.7.2013
Nguyễn Thông
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
Mưa quê nhà
Chả cần tòa kết thúc tôi cũng biết anh hùng Vươn sẽ thụ án đề lao thế nào.
Chả cần tòa khai mở tôi cũng biết bọn sâu Tiên Lãng ngày mốt sẽ án treo lơ lửng ra sao.
Bởi thần công lý đang bị giam cầm nên cuộc đời đen bạc thế
Tự hỏi, vậy thì xét xử làm gì cho tốn tiền dân đóng thuế
Hải Phòng trong mưa hay nước mắt người dân thương xót anh hùng.
Chiều 30.7.2013
Nguyễn Thông
Chả cần tòa khai mở tôi cũng biết bọn sâu Tiên Lãng ngày mốt sẽ án treo lơ lửng ra sao.
Bởi thần công lý đang bị giam cầm nên cuộc đời đen bạc thế
Tự hỏi, vậy thì xét xử làm gì cho tốn tiền dân đóng thuế
Hải Phòng trong mưa hay nước mắt người dân thương xót anh hùng.
Lá cờ tổ quốc cô độc bay giữa đầm Vươn sau cuộc cưỡng chế
Chiều 30.7.2013
Nguyễn Thông
Những người có lương tri biết các anh vô tội
NGUYỄN QUANG VINH
Thứ hai là, khi Viện Kiểm sát nói rằng không phải triệu tập những người như Chủ tịch huyện, Phó chủ tịch huyện... (những người đại diện Nhà nước ra lệnh cưỡng chế) vì cho rằng vụ án xét xử anh Vươn không liên quan thì không còn gì để nói chuyện pháp lý với mấy ông Tòa phúc thẩm này.
Thứ 3 là, nếu xử để làm xấu thêm bộ mặt Luật pháp nước nhà thì cứ xử thôi. Không bàn thêm.
Thứ 4, tôi chẳng hy vọng gì phiên tòa này, chỉ hy vọng rằng, anh em nhà họ Đoàn cố gắng cải tạo, đừng vi phạm điều gì hết, chí ít, gắng 2 năm nữa là được xét ân xá thôi.
Những người có lương tri biết các anh vô tội là được rồi.
Thứ nhất là, nhìn ảnh, thấy anh Vươn ra tòa trông béo, khỏe ra, thế là
mừng cái đã. Vì anh cần có sức khỏe để ngày tự do, tiếp tục công việc của
một người nông dân chân chính, như anh đã từng là một nông dân chân
chính và một cựu chiến binh chân chính.
Thứ hai là, khi Viện Kiểm sát nói rằng không phải triệu tập những người như Chủ tịch huyện, Phó chủ tịch huyện... (những người đại diện Nhà nước ra lệnh cưỡng chế) vì cho rằng vụ án xét xử anh Vươn không liên quan thì không còn gì để nói chuyện pháp lý với mấy ông Tòa phúc thẩm này.
Hóa ra, tự dưng anh Vươn vào một ngày đẹp trời, nổi cơn điên, chế tạo
vật nổ, rào nhà, bắn súng hoa cải vào lực lượng cưỡng chế? Ôi trời ơi,
các ông không ra lệnh cưỡng chế thì làm sao có hành động của anh em nhà
họ Đoàn? Sao bây giờ các ông bảo không liên quan?
Thứ 3 là, nếu xử để làm xấu thêm bộ mặt Luật pháp nước nhà thì cứ xử thôi. Không bàn thêm.
Thứ 4, tôi chẳng hy vọng gì phiên tòa này, chỉ hy vọng rằng, anh em nhà họ Đoàn cố gắng cải tạo, đừng vi phạm điều gì hết, chí ít, gắng 2 năm nữa là được xét ân xá thôi.
Những người có lương tri biết các anh vô tội là được rồi.
(theo blog Nguyễn Quang Vinh)
HÃY TRẢ TỰ DO CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN.
Nguyễn Thông
Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013
Quê lúa
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
Đã làm thân phận lúa
thì mọc trên đồng, ăn ngủ trên đồng
yêu thương sinh nở trên đồng
rồi bơ vơ tàn lụi trên đồng
theo khói rơm khói rạ
ta hỏi quê lúa ở đâu
chỉ thấy lúa thở dài
bò non gặm cỏ trên đồng sương mai
người đi chợ sớm đêm còn trĩu vai
ta còn một cánh đồng cũ
một khúc sông cũ một mùa sen cũ
một tuổi thơ cũ trong lành
ta còn một bờ tre cũ một mùi rơm cũ
thì mọc trên đồng, ăn ngủ trên đồng
yêu thương sinh nở trên đồng
rồi bơ vơ tàn lụi trên đồng
theo khói rơm khói rạ
ta hỏi quê lúa ở đâu
chỉ thấy lúa thở dài
bò non gặm cỏ trên đồng sương mai
người đi chợ sớm đêm còn trĩu vai
ta còn một cánh đồng cũ
một khúc sông cũ một mùa sen cũ
một tuổi thơ cũ trong lành
ta còn một bờ tre cũ một mùi rơm cũ
Toàn dân là... con nợ
BÁ TÂN
Không ít người nghĩ rằng mình chẳng nợ nần tiền bạc ai cả. Không vay thì làm gì có nợ. Hoặc có vay nhưng đã thanh toán sòng phẳng thì đào đâu ra nợ. Nhưng hoàn toàn chả phải thế. Nghĩ vậy là sai. Mọi người, từ bé đến lớn, toàn dân đang là… con nợ.
Không ít người nghĩ rằng mình chẳng nợ nần tiền bạc ai cả. Không vay thì làm gì có nợ. Hoặc có vay nhưng đã thanh toán sòng phẳng thì đào đâu ra nợ. Nhưng hoàn toàn chả phải thế. Nghĩ vậy là sai. Mọi người, từ bé đến lớn, toàn dân đang là… con nợ.
Cá nhân không vay
nhưng gánh nặng nợ nần lại đè lên vai từng người. Tưởng rằng vu oan nhưng là sự
thật. Tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam hiện đã lên đến 1.052.416 tỉ đồng.
Chia đều bình quân cho dân số, vị chi mỗi người được nhận khoản nợ hơn 13 triệu đồng.
Quốc gia vay nợ
nước ngoài thì đương nhiên người dân phải chịu nợ. Chẳng lẽ bắt dân nước khác
gánh thay cho mình. Vay để xây dựng đất nước chứ đâu phải nợ nần vì chơi đề hoặc
chơi chứng khoán. Chia bình quân mỗi người mắc nợ hơn 13 triệu đồng. Với một bộ
phận không nhỏ, khoản tiền ấy chỉ là cái đinh rỉ, chưa bằng một bữa nhậu có các
em chân dài hầu hạ.
Cũng là dạng vô công rỗi nghề, vô tích sự
Báo Tuổi Trẻ bữa ni có cái nửa tin nửa bài như thế này, đọc mà cười ra nước mắt:
Hơn 1.000 người thi công 700 mét đường
Hơn 1.000 người thi công 700 mét đường
Sự việc diễn ra vào sáng 13/7 tại địa bàn xã Phùng Xá
(huyện Thạch Thất, Hà Nội). Quy cách đoạn “đường thanh niên” dài 700m,
rộng 5m, tổng giá trị công trình 1,5 tỷ đồng. Trong lễ khởi công, ban tổ
chức cho biết dự kiến đoạn đường được hoàn thành trong 3 ngày (13 -
15/7).
Mật độ người tham gia thi công ken đặc, ảnh hưởng xấu tới năng suất thi công.
|
Theo Thành đoàn Hà Nội, lực lượng huy động
gồm thanh niên tình nguyện và các chiến sĩ Bộ tư lệnh Thủ đô. Công việc
chủ yếu của lực lượng tình nguyện là xúc cát, sỏi, ximăng đổ vào máy
trộn, sau đó chuyển bêtông đã trộn đến điểm để san phẳng tráng bề mặt.
Trước đó chủ đầu tư (UBND huyện Thạch Thất) đã hoàn thiện các công đoạn
quan trọng với khối lượng công việc khá lớn gồm thi công cốt đường (nền) và hệ thống thoát nước. Công trình có chi phí đầu tư 3 tỉ đồng.
Với đoạn đường ngắn như vậy nên 1.000 người chen nhau
ken đặc. Ông Chu Văn Bảy - chủ tịch UBND xã Phùng Xá - phân trần: “Ở đây
là vấn đề tinh thần”.
Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013
Vắc xin và mạng người
Bài này tôi xin tặng anh Bùi Chiến- PV báo Thanh Niên chuyên mảng y tế. Trưa nay anh Chiến bảo sao dạo ni ít viết thế, ngày nào cũng đợi bài mới mà chả thấy.
Thực ra cái chuyện tiêm chích mấy con vi rút vào người không có gì mới lạ, thậm chí có thể ví nó xưa như cổ tích. Hồi cụ thể thì tôi chả rõ nhưng lứa chúng tôi sinh giữa thập niên 50 thế kỷ trước, lúc cởi trần tắm kênh hoặc đi đánh dậm nhìn cánh tay đứa nào cũng có vết sẹo nhỏ bằng hạt đỗ, dấu tích của chủng ngừa bệnh đậu mùa, gọi nôm na là chủng đậu. Về nhà hỏi kỹ anh chị lớn hơn, sinh vào thập niên 40, té ra ai cũng có vết chủng đậu ấy. Vậy ít nhất từ thời mồ ma thực dân Pháp dân An Nam đã được chích ngừa. Không phải là tiêm vắc xin hiện đại như bây giờ đâu, chỉ thấy cô y tá lấy miếng sắt nhọn nhọn giống cái ngòi bút lá tre, thấm con vi trùng đậu mùa, bảo mình quay mặt đi, cô ấy rạch nhéo một phát vào cánh tay. Xong, bôi tí cồn. Chỉ để lại vết sẹo. Nghe người nhớn dọa rằng họ cấy con vi trùng đậu mùa vào cơ thể chúng mày đấy, đứa nào cũng trợn tròn mắt lắc đầu lè lưỡi sợ. Về nhà lo lắng hỏi, thày mẹ trấn an giải thích rằng mấy con vi trùng đó yếu rồi, vào cơ thể không quậy phá gì được đâu, chỉ có tác dụng để con người mình tập luyện cho quen, sau này con đậu mùa nào mạnh hơn xâm nhập vào thì hệ miễn dịch đánh sẽ quen tay, đỡ bị bỡ ngỡ. Đại loại thế, giống bọn trẻ con tập đánh trận giả, lúc nhớn đi bộ đội đánh Mỹ Diệm sẽ hăng lắm.
Thực ra cái chuyện tiêm chích mấy con vi rút vào người không có gì mới lạ, thậm chí có thể ví nó xưa như cổ tích. Hồi cụ thể thì tôi chả rõ nhưng lứa chúng tôi sinh giữa thập niên 50 thế kỷ trước, lúc cởi trần tắm kênh hoặc đi đánh dậm nhìn cánh tay đứa nào cũng có vết sẹo nhỏ bằng hạt đỗ, dấu tích của chủng ngừa bệnh đậu mùa, gọi nôm na là chủng đậu. Về nhà hỏi kỹ anh chị lớn hơn, sinh vào thập niên 40, té ra ai cũng có vết chủng đậu ấy. Vậy ít nhất từ thời mồ ma thực dân Pháp dân An Nam đã được chích ngừa. Không phải là tiêm vắc xin hiện đại như bây giờ đâu, chỉ thấy cô y tá lấy miếng sắt nhọn nhọn giống cái ngòi bút lá tre, thấm con vi trùng đậu mùa, bảo mình quay mặt đi, cô ấy rạch nhéo một phát vào cánh tay. Xong, bôi tí cồn. Chỉ để lại vết sẹo. Nghe người nhớn dọa rằng họ cấy con vi trùng đậu mùa vào cơ thể chúng mày đấy, đứa nào cũng trợn tròn mắt lắc đầu lè lưỡi sợ. Về nhà lo lắng hỏi, thày mẹ trấn an giải thích rằng mấy con vi trùng đó yếu rồi, vào cơ thể không quậy phá gì được đâu, chỉ có tác dụng để con người mình tập luyện cho quen, sau này con đậu mùa nào mạnh hơn xâm nhập vào thì hệ miễn dịch đánh sẽ quen tay, đỡ bị bỡ ngỡ. Đại loại thế, giống bọn trẻ con tập đánh trận giả, lúc nhớn đi bộ đội đánh Mỹ Diệm sẽ hăng lắm.
Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, cách chủng ngừa càng tối
tân và nhẹ nhàng hơn so với trước. Không cần phải nhắm mắt, quay mặt, còn cô y
tá vừa cười vừa dí mũi tiêm vào tay đứa bé, chớp mắt đã xong. Chả lưu vết sẹo
nào. Nhà nước gọi đó là tiêm chúng mở rộng, ngừa bằng vắc xin. Nhưng khổ nỗi,
theo đà đời sống phát triển thì bệnh cũng phát sinh nhiều hơn. Hồi xưa chỉ chủng
đậu (mùa) để khỏi bị rỗ mặt, nay thì lao, uốn ván, ho gà, bạch hầu, sởi, bại liệt,
rubella, quai bị, viêm gan, hết siêu vi A lại đến siêu vi B, C, loạn cả lên. Trẻ
con mới chào đời chưa kịp cất tiếng khóc đã bị lôi ra tiêm tiêm chích chích.
Nhà nước khuyến cáo đó là vì tương lai giống nòi. Dạo ban đầu, các cháu cứ đến
độ tuổi, đến ngày hẹn là đưa tới phường tới xã, tới phòng y tế chích vắc xin,
miễn phí hoàn toàn. Hai đứa con tôi, một đứa sinh thập niên 80, một đầu thập
niên 90 được chích đủ thứ mà chẳng mất đồng nào. Sau này tự dưng họ thu tiền,
có những mũi mấy trăm ngàn đồng, tôi chả hiểu ra làm sao.
Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013
Đừng nói suông
Ngày mai là ngày kỷ niệm Thương binh-liệt sĩ 27.7. Ở một nước trong vòng vài chục năm trải qua mấy cuộc chiến tranh thì việc tưởng nhớ, biết ơn những người đã ngã xuống là điều phải đạo. Mỗi hòn đất xứ này đã thấm bao nhiêu máu, và có thể sẽ còn thấm bao nhiêu máu nữa. Đừng tệ bạc với người hy sinh vì đất nước.
Nhiều năm qua, chính quyền và nhân dân đã luôn ghi công các anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh. Tôi còn nhớ hồi làng tôi còn cái nghĩa trang liệt sĩ nho nhỏ bên chùa Trà Phương, ngay cổng vào có câu đối: Liệt sĩ hy sinh vì chính nghĩa/ Toàn dân ghi tạc nhớ công ơn. Câu đối không được chuẩn về từ ngữ cho lắm nhưng là cái lòng chân thực của người dân quê tôi. Trong nghĩa trang ấy có cả mộ chú ruột tôi, liệt sĩ Nguyễn Văn Liễn hy sinh thời chống Pháp, hài cốt được đưa từ đồn điền của bà Nguyễn Thị Năm trên Thái Nguyên về; có mộ liệt sĩ Trần Phúc Cán, sĩ quan tên lửa trận địa Mả Đò, quê Bình Định, hy sinh trong trận bộ đội tên lửa lần đầu ra quân đánh tàu bay Mỹ... Nay nghĩa trang đã dời đi chỗ khác, nhưng mỗi lần về quê có dịp qua đó tôi vẫn nghe thoang thoảng hương hoa đại ngày xưa.
Nhắc thế để một lần nữa khẳng định rằng "ăn quả nhớ người trồng cây" là đạo lý, tự nguyện, không cần kêu gọi. Và giờ đây, trong khi chúng ta được ăn uống, sinh hoạt, yêu nhau, hít thở không khí hòa bình thì còn rất nhiều người lính đang trần thân giữ biển đảo. Đành rằng họ làm nhiệm vụ của một công dân nhưng so với người khác thì đó là sự hy sinh. Hằng ngày bưng bát cơm ăn mà không nghĩ đến những người vì ta mà đứng nơi sinh tử gánh vác nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, quả là lỗi đạo.
Nhiều năm qua, chính quyền và nhân dân đã luôn ghi công các anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh. Tôi còn nhớ hồi làng tôi còn cái nghĩa trang liệt sĩ nho nhỏ bên chùa Trà Phương, ngay cổng vào có câu đối: Liệt sĩ hy sinh vì chính nghĩa/ Toàn dân ghi tạc nhớ công ơn. Câu đối không được chuẩn về từ ngữ cho lắm nhưng là cái lòng chân thực của người dân quê tôi. Trong nghĩa trang ấy có cả mộ chú ruột tôi, liệt sĩ Nguyễn Văn Liễn hy sinh thời chống Pháp, hài cốt được đưa từ đồn điền của bà Nguyễn Thị Năm trên Thái Nguyên về; có mộ liệt sĩ Trần Phúc Cán, sĩ quan tên lửa trận địa Mả Đò, quê Bình Định, hy sinh trong trận bộ đội tên lửa lần đầu ra quân đánh tàu bay Mỹ... Nay nghĩa trang đã dời đi chỗ khác, nhưng mỗi lần về quê có dịp qua đó tôi vẫn nghe thoang thoảng hương hoa đại ngày xưa.
Nhắc thế để một lần nữa khẳng định rằng "ăn quả nhớ người trồng cây" là đạo lý, tự nguyện, không cần kêu gọi. Và giờ đây, trong khi chúng ta được ăn uống, sinh hoạt, yêu nhau, hít thở không khí hòa bình thì còn rất nhiều người lính đang trần thân giữ biển đảo. Đành rằng họ làm nhiệm vụ của một công dân nhưng so với người khác thì đó là sự hy sinh. Hằng ngày bưng bát cơm ăn mà không nghĩ đến những người vì ta mà đứng nơi sinh tử gánh vác nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, quả là lỗi đạo.
Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013
Đề nghị Bộ LĐ-TB-XH cho về vườn ngay ông quan hủ lậu này
(Bài đang viết dở, sẽ đưa lên trong ngày 19.7, nhưng tức quá phải cho cái tít lên trước, mời các cụ đón đọc)
Tôi phải chỉ ra ngay cái người hủ lậu ấy, đó là ông cán bộ có cỡ của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, đang đóng chức Trưởng phòng chính sách 1, Cục Người có công. Ông tên Đỗ Đăng Khoa, giả nhời phỏng vấn trên báo Thanh Niên (Thanh Niên ngày 19.7.2013, xem nguyên vẹn ở đây). Tôi chưa gặp ông Khoa bao giờ, tất nhiên không có thành kiến thù hằn gì, nhưng qua những gì ông ấy nói thì thực sự thất vọng về một cán bộ nhà nước cỡ cơ quan bộ ngồi ở ghế lãnh đạo, giữ vai trò cầm cân nảy mực về chính sách, đề ra những chế độ chính sách, những quy định có liên quan đến cuộc sống, số phận hàng chục triệu dân. Không thể hiểu nổi tại sao trong bộ máy nhà nước trung ương lại có thứ người như vậy. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân từng là bộ trưởng Lao động-Thương binh-Xã hội, người kế nhiệm là bà Phạm Thị Hải Chuyền, không biết hai bà có biết dưới trướng mình đang tồn tại một bộ máy đầy những người như thế không.
Chả là sau khi dư luận xôn xao một cách rất chính đáng việc lãnh đạo Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành thông tư số 24 tặng điểm ưu tiên cho bà mẹ VN anh hùng nếu các cụ đi thi đại học, bộ này đã biết lắng nghe và sửa sai, cụ thể hủy bỏ ngay điều vô lý, phi thực tế. Vậy mà có người lên tiếng phản bác sự cầu thị, tiếp thu của Bộ GD-ĐT. Người đó là ông Khoa. Tôi lấy làm lạ ở chỗ, nếu như ai đó không thông hiểu chính sách quy định cho lắm lên tiếng kiểu ấy thì còn dễ thông cảm, đằng này từ miệng ông cán bộ sống bằng nghề ban phát chính sách, làm đến chức Trưởng phòng chính sách chứ đâu có xoàng. Nghĩa là thông hiểu đầy mình. Ông ta rằng: "Để công nhận liệt sĩ, không nhất thiết phải trong ngành quân đội, công an, có trường hợp dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân cũng sẽ được phong tặng liệt sĩ. Con độc nhất của một bà mẹ nhảy xuống cứu bạn chết đuối. Đó là hành động dũng cảm hy sinh cứu người, bà mẹ đó có thể được phong tặng Bà mẹ VN anh hùng".
Tôi phải chỉ ra ngay cái người hủ lậu ấy, đó là ông cán bộ có cỡ của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, đang đóng chức Trưởng phòng chính sách 1, Cục Người có công. Ông tên Đỗ Đăng Khoa, giả nhời phỏng vấn trên báo Thanh Niên (Thanh Niên ngày 19.7.2013, xem nguyên vẹn ở đây). Tôi chưa gặp ông Khoa bao giờ, tất nhiên không có thành kiến thù hằn gì, nhưng qua những gì ông ấy nói thì thực sự thất vọng về một cán bộ nhà nước cỡ cơ quan bộ ngồi ở ghế lãnh đạo, giữ vai trò cầm cân nảy mực về chính sách, đề ra những chế độ chính sách, những quy định có liên quan đến cuộc sống, số phận hàng chục triệu dân. Không thể hiểu nổi tại sao trong bộ máy nhà nước trung ương lại có thứ người như vậy. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân từng là bộ trưởng Lao động-Thương binh-Xã hội, người kế nhiệm là bà Phạm Thị Hải Chuyền, không biết hai bà có biết dưới trướng mình đang tồn tại một bộ máy đầy những người như thế không.
Chả là sau khi dư luận xôn xao một cách rất chính đáng việc lãnh đạo Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành thông tư số 24 tặng điểm ưu tiên cho bà mẹ VN anh hùng nếu các cụ đi thi đại học, bộ này đã biết lắng nghe và sửa sai, cụ thể hủy bỏ ngay điều vô lý, phi thực tế. Vậy mà có người lên tiếng phản bác sự cầu thị, tiếp thu của Bộ GD-ĐT. Người đó là ông Khoa. Tôi lấy làm lạ ở chỗ, nếu như ai đó không thông hiểu chính sách quy định cho lắm lên tiếng kiểu ấy thì còn dễ thông cảm, đằng này từ miệng ông cán bộ sống bằng nghề ban phát chính sách, làm đến chức Trưởng phòng chính sách chứ đâu có xoàng. Nghĩa là thông hiểu đầy mình. Ông ta rằng: "Để công nhận liệt sĩ, không nhất thiết phải trong ngành quân đội, công an, có trường hợp dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân cũng sẽ được phong tặng liệt sĩ. Con độc nhất của một bà mẹ nhảy xuống cứu bạn chết đuối. Đó là hành động dũng cảm hy sinh cứu người, bà mẹ đó có thể được phong tặng Bà mẹ VN anh hùng".
Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013
Chỉ giỏi cãi
Đúng ra thì không cần nhắc lại cái vụ cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng nữa, chôn sâu vào quá khứ vết nhơ của những người chức việc ngu xuẩn được rồi, nhưng thấy họ cứ cãi chày cãi cối mãi, đâm tức.
Và càng tức hơn sau khi đọc mấy dòng tin tường thuật chuyện bà tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đứng ra xin lỗi quốc dân về tai nạn máy bay Boeing 777 của hàng Asiana Airlines ở sân bay San Francisco (Mỹ) làm 3 người thiệt mạng, dù rằng chính phủ của bà chẳng có lỗi gì. Bà Park nhận lỗi bởi theo bà vụ việc đó làm giảm thanh danh và uy tín của Hàn Quốc trên thế giới. Xin lưu ý rằng Asiana Airlines chỉ là hãng hàng không tư nhân thuộc tập đoàn Kumho Asiana (nhà tư bản này có tòa nhà hoành tráng cao ngất ngưởng ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng-Lê Duẩn, Q.1, Sài Gòn), và trên chuyến bay đó có hơn hai trăm mấy chục hành khách nhưng chỉ chết 3 người bởi đội lái và các tiếp viên đã cực kỳ mau lẹ, dũng cảm tổ chức cứu người trong thời gian vô cùng ngắn ngủi, đáng ra phải tuyên dương họ. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo đừng so sánh người Hàn người Nhật với cán bộ quan chức nhà mình làm gì, họ luôn biết cúi đầu trước dân và xin lỗi khi cần thiết.
Cũng không hẳn tất cả những ai đọc cái thông tư số 24 của Bộ GD-ĐT do ông thứ trưởng Bùi Văn Ga ký đó đều phản đối. Điều ấy cũng dễ hiểu bởi nó đụng đến những phần nhạy cảm của đời sống tinh thần: sự quan tâm đến các bà mẹ VN anh hùng, đến các vị lão thành đã tham gia cách mạng từ trước năm 1945, rộng ra là với những người có công với dân với nước; vấn đề học tập suốt đời, động viên mọi người học tập. Cộng thêm 2 điểm cho các bà mẹ anh hùng đi thi chứ 20 điểm hoặc đặc cách tuyển thẳng, chả ai thắc mắc làm chi. Con dứt ruột đẻ ra các mẹ còn chả tiếc, nhẽ nào người thụ hưởng sự hy sinh lại so đo tính toán với mẹ. Đạo lý ở đời là vậy.
Và càng tức hơn sau khi đọc mấy dòng tin tường thuật chuyện bà tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đứng ra xin lỗi quốc dân về tai nạn máy bay Boeing 777 của hàng Asiana Airlines ở sân bay San Francisco (Mỹ) làm 3 người thiệt mạng, dù rằng chính phủ của bà chẳng có lỗi gì. Bà Park nhận lỗi bởi theo bà vụ việc đó làm giảm thanh danh và uy tín của Hàn Quốc trên thế giới. Xin lưu ý rằng Asiana Airlines chỉ là hãng hàng không tư nhân thuộc tập đoàn Kumho Asiana (nhà tư bản này có tòa nhà hoành tráng cao ngất ngưởng ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng-Lê Duẩn, Q.1, Sài Gòn), và trên chuyến bay đó có hơn hai trăm mấy chục hành khách nhưng chỉ chết 3 người bởi đội lái và các tiếp viên đã cực kỳ mau lẹ, dũng cảm tổ chức cứu người trong thời gian vô cùng ngắn ngủi, đáng ra phải tuyên dương họ. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo đừng so sánh người Hàn người Nhật với cán bộ quan chức nhà mình làm gì, họ luôn biết cúi đầu trước dân và xin lỗi khi cần thiết.
Cũng không hẳn tất cả những ai đọc cái thông tư số 24 của Bộ GD-ĐT do ông thứ trưởng Bùi Văn Ga ký đó đều phản đối. Điều ấy cũng dễ hiểu bởi nó đụng đến những phần nhạy cảm của đời sống tinh thần: sự quan tâm đến các bà mẹ VN anh hùng, đến các vị lão thành đã tham gia cách mạng từ trước năm 1945, rộng ra là với những người có công với dân với nước; vấn đề học tập suốt đời, động viên mọi người học tập. Cộng thêm 2 điểm cho các bà mẹ anh hùng đi thi chứ 20 điểm hoặc đặc cách tuyển thẳng, chả ai thắc mắc làm chi. Con dứt ruột đẻ ra các mẹ còn chả tiếc, nhẽ nào người thụ hưởng sự hy sinh lại so đo tính toán với mẹ. Đạo lý ở đời là vậy.
Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013
Lời hay ý đẹp: Thi cử kiểu đao to búa lớn làm gì
Ông Đào Trọng Thi - viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ, đương kim Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-giáo dục-thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, cựu Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội là người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, sự từng trải về nền giáo dục nước nhà. Khi PV báo Lao Động đặt câu hỏi xoay quanh chuyện thi cử đang diễn ra rầm rộ, tốn kém, mệt mỏi sức dân, gây nhiều bức xúc trong xã hội, ông Thi khẳng định "việc thi cử không cần phải đao to búa lớn". Ví dụ, dù Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua đã có hiệu lực từ ngày 1.1.2013, trong đó cho phép các trường đại học được hoàn toàn tự chủ về tuyển sinh thì nay Bộ GD-ĐT vẫn cứ bảo thủ, ôm đồm, bám lấy quy định 3 chung do họ ban ra một cách cứng nhắc. Liên quan đến vấn đề này, ông Đào Trọng Thi nhấn mạnh:
"Tôi cho rằng phải đổi mới căn bản việc thi cử, với phương châm tiến hành nhẹ nhàng, chất lượng, chứ kiểu "thi đánh đố" làm căng thẳng để làm gì? Nhân đây tôi muốn nói là ngành giáo dục cần phải nhanh chóng triển khai Luật Giáo dục. Luật chưa được thực thi, như vậy đã chậm hơn nửa năm rồi, và không thể cứ chậm mãi được".
(theo báo Lao Động ngày 8.7.2013)
"Tôi cho rằng phải đổi mới căn bản việc thi cử, với phương châm tiến hành nhẹ nhàng, chất lượng, chứ kiểu "thi đánh đố" làm căng thẳng để làm gì? Nhân đây tôi muốn nói là ngành giáo dục cần phải nhanh chóng triển khai Luật Giáo dục. Luật chưa được thực thi, như vậy đã chậm hơn nửa năm rồi, và không thể cứ chậm mãi được".
(theo báo Lao Động ngày 8.7.2013)
Là một công dân đã trải qua lối học hành thi cử cũ, từng thi đại học hồi đầu thập niên 70 (chính xác là năm 1972) ở miền Bắc, tôi tán thành với ý kiến của ông Thi. Tôi cho rằng lãnh đạo Bộ giáo dục xứ ta, kể từ sau các bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu đến nay không có vị nào đủ tầm để gánh vác sự nghiệp giáo dục nước nhà, thậm chí dư luận còn nhận xét thẳng thừng rằng bộ máy của bộ chỉ là "xôi thịt". Một sự nghiệp giáo dục được coi là quốc sách nhưng còn rất nhiều điều cải tiến cải lùi. Một người bạn tôi bảo rằng nếu làm bộ trưởng giáo dục một ngày, ông ấy sẽ lập tức lý một số quyết định: Giải tán tức thời 2 đại học quốc
gia; đổi lại tên bộ là Giáo dục (ông ấy bảo đào tạo thì cũng là GD chứ lòng thòng làm cái
đếch gì); bỏ ngay sự độc quyền in sách giáo khoa béo bở của NXB GD (cứ cho đấu thầu,
anh nào giá thấp nhất thì in để hạ giá thành, giám chi phí, gánh nặng cho dân); bỏ ngay kỳ thi tốt nghiệp phổ thông; chỉ một vài
trường ĐH trọng điểm tổ chức thi, còn lại
ghi danh hết (dạy tốt thì thu hút người học, dở thì chết); sửa lại tên cấp học
là cấp 1, 2, 3 (chả cần lằng nhằng dây điện như hiện tại); trả lại tên các trường
ĐH tổng hợp; cho ngay bộ trưởng cũ và một nửa cán bộ trực thuộc bộ về đuổi gà. Ông ấy cười khà khà, bảo chừng ấy việc cũng đủ 1 ngày, rồi rũ áo từ quan.
8.7.2013
Nguyễn Thông
Chùm thơ Vũ Duy Chu
KHÔNG ĐỀ
Chim nhảy nhót trong lồng
Hót từng hồi lanh lảnh
Ôi mê hoặc giam cầm
Chim quên mình có cánh.
PHÙNG QUÁN
Ông bị treo bút mấy chục năm
Nỗi sợ hãi bị liên lụy mấy chục năm
Người đến thăm ông ban đêm
Người qua ngõ liếc vào nhà ông, bước vội…
Người ta không nói ông vô tội
Rồi đột nhiên thấy ông được tặng thưởng danh hiệu cao quý.
Rồi đột nhiên thấy ông được tặng thưởng danh hiệu cao quý.
Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013
Mẹ nó chứ
Ông hàng xóm cựu binh hải quân đánh tàu Maddox là người
nóng tính. Và mỗi lần không chịu được thì chửi thề. Ông hỏi tôi: XH tư bản có hơn XH mà
xứ ta đang theo đuổi không? Tôi bảo hơn thế nào được, thậm chí phe ta còn đang đào
mồ chôn nó đấy thây. Maddox hỏi: Thế chúng có chiến tranh, bóc lột, xung đột,
trộm cướp, đĩ điếm, tham nhũng, độc tài, phản dân chủ, khiếu kiện... không? Tôi
nói: Đầy, chả khác gì ta. Lão hỏi: Thế người dân ở đâu sướng hơn? Tôi đành thú
nhận: Nó hiện tạm thời hơn. Lão tiếp: Thế người của nó phải sang ta học hay
người của ta sang nó học? Tôi ngập ngừng: Người nó sang ta không đáng kể so
với... Lão hỏi thêm: Người nó đi làm có đủ ăn không, về hưu có sống được thoải
mái không? Tôi rằng: không chỉ đủ ăn mà còn có tiền đi du lịch nữa. Lão chửi:
Mẹ nó chứ, đ. mẹ thằng tư bản.
8.7.2013
Nguyễn Thông
Đất sét
VÕ TRUNG HIẾU
Có thể rồi đây mưa bão sẽ ào qua
Quét sạch những FB, Twitter, Google, Blog
Không còn những Yahoo, Wordpress, Gmail
Chỉ còn khắp nơi những chiếc loa phường khô khốc
Lúc ấy chúng ta làm gì ?
Lúc ấy chúng ta là gì ?
Tạm thời thôi đừng tự huyễn hoặc
Chúng ta sẽ chỉ là những cục đất sét biết đi
Trời thì tròn, đất thì vuông
Những cục đất sét trơ trọi sẽ bị lạnh lùng lôi lên khuôn nhào nặn
Đau và tàn nhẫn
Lúc trơ như phỗng
Lúc ngố như bình vôi
Có thể rồi đây mưa bão sẽ ào qua
Quét sạch những FB, Twitter, Google, Blog
Không còn những Yahoo, Wordpress, Gmail
Chỉ còn khắp nơi những chiếc loa phường khô khốc
Lúc ấy chúng ta làm gì ?
Lúc ấy chúng ta là gì ?
Tạm thời thôi đừng tự huyễn hoặc
Chúng ta sẽ chỉ là những cục đất sét biết đi
Trời thì tròn, đất thì vuông
Những cục đất sét trơ trọi sẽ bị lạnh lùng lôi lên khuôn nhào nặn
Đau và tàn nhẫn
Lúc trơ như phỗng
Lúc ngố như bình vôi
Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013
Dẹp thi
Mấy bữa rồi nhà cháu bận sửa nhà (cái căn nhà cấp 5 nó xuống cấp quá rồi, sợ không chịu nổi mùa mưa bão năm nay) nên gác bàn phím. Nhưng thấy sĩ tử ùn ùn đổ về thành phố thi đại học thì bức xúc lắm, viết vội mấy dòng sau:
Với tư cách một công dân đã từng thi đại học hồi đầu thập niên 70 thế kỷ trước, tôi đề nghị: Không lôi thôi, từ sang năm 2014 nhà nước dẹp ngay chuyện tổ chức thi cử bày vẽ, tốn kém như hiện thời. Bàn tới bàn lui mãi, rách việc. Cho một nửa cán bộ sĩ quan bộ Học (GD-ĐT) về vườn. Trả quyền tổ chức thi cho các trường đại học (tự ra đề, coi thi, chấm thi, tuyển sinh...), thậm chí muốn xét tuyển cũng được. Thí sinh nơi nào thi ngay ở nơi đó, không phải kéo đàn kéo lũ về các thành phố, vừa tốn kém, vất vả, nguy hiểm (tai nạn giao thông). Thậm chí không cần phải làm những việc tốt như Tiếp sức mùa thi, chỗ trọ miễn phí... Cứ bấy nhiêu đã, còn gì tính tiếp. Ký tên: Thông.
Với tư cách một công dân đã từng thi đại học hồi đầu thập niên 70 thế kỷ trước, tôi đề nghị: Không lôi thôi, từ sang năm 2014 nhà nước dẹp ngay chuyện tổ chức thi cử bày vẽ, tốn kém như hiện thời. Bàn tới bàn lui mãi, rách việc. Cho một nửa cán bộ sĩ quan bộ Học (GD-ĐT) về vườn. Trả quyền tổ chức thi cho các trường đại học (tự ra đề, coi thi, chấm thi, tuyển sinh...), thậm chí muốn xét tuyển cũng được. Thí sinh nơi nào thi ngay ở nơi đó, không phải kéo đàn kéo lũ về các thành phố, vừa tốn kém, vất vả, nguy hiểm (tai nạn giao thông). Thậm chí không cần phải làm những việc tốt như Tiếp sức mùa thi, chỗ trọ miễn phí... Cứ bấy nhiêu đã, còn gì tính tiếp. Ký tên: Thông.
4.7.2013
Nguyễn Thông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)