Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Đường sắt

Thời Pháp cai trị, người Pháp đã có công mở đường sắt xuyên Việt. Dù người cộng sản bảo rằng nó (Pháp) chả tốt đẹp gì, chỉ cốt để vận chuyển tài nguyên khai thác thuộc địa và vũ khí đàn áp phong trào cách mạng) nhưng rõ ràng lợi ích xã hôi dân sinh cực kỳ to lớn. Đường sắt ấy đã kéo dài đến Đà Lạt (cao nguyên), vào tận Mỹ Tho (Nam Bộ) và còn có thể dài hơn nữa nếu...

Sau năm 1955, bởi lý do chiến tranh, chính quyền Sài Gòn đã dẹp, ngưng sử dụng 2 tuyến đường sắt ấy, thật đáng tiếc. Tuy nhiên, họ vẫn có ý thức để lại đường ray chứ không bóc đi. Năm 1977, tôi vẫn đi dọc đường ray chạy từ ga Sài Gòn tới ngang chợ An Đông quận 5 (chỗ tôi ở), thầm nghĩ nếu chính quyền mới mà tái sử dụng tuyến hỏa xa này thì thật tuyệt vời.

Cả một vùng Nam Bộ mênh mông trù phú, đòn bẩy kinh tế như thế mà không mở đường sắt nối đến để phục vụ giao thương, đi lại, thuận tiện cho đời sống hằng ngày, quả thật tôi không hiểu nổi chính quyền này suốt mấy chục năm họ làm cái gì. Bạn cứ tưởng tượng nếu có tuyến đường sắt nối đến thủ phủ ĐBSCL là Cần Thơ (qua TP.Tân An - Long An, TP.Mỹ Tho - Tiền Giang, TP.Vĩnh Long - tỉnh VL) thì giá cả chi phí vận chuyển, đi lại sẽ rẻ biết bao nhiêu, thuận tiện biết bao nhiêu, nhanh hơn hẳn ô tô, tiết kiệm rất nhiều thời gian, dân sẽ vui sướng như thế nào.

Nhưng nhà cai trị chỉ mải trị dân chứ không lo cho dân nên đừng mong họ làm điều ích lợi ấy. Có điều, chính quyền trung ương, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường sắt (nay là tập đoàn) phải hổ thẹn với người Pháp chứ.

Nhân có ông tổng thống Pháp đang kinh lý ở xứ ta, giá ai đó đề nghị ông ấy làm nốt công việc của tiền nhân Phú Lãng Sa, giúp cho tuyến đường sắt được nối dài xuống phía nam thì tốt biết bao.

Nguyễn Thông

6 nhận xét:

  1. Tầm nhìn của đa số người dân đa phần hạn hẹp,cộng thêm với thành kiến không hay về thực dân đế quốc mà không phân biệt được vấn đề . Thực tế là nếu người Pháp không mở đường,cả về đường lộ và đường xe hoả thì có lẽ đến ngày nay ta cũng vẫn chưa có được .
    Ngay cả sự xâm lược của Pháp và sau này của đế quốc,về mặt tốt cũng để lại những lợi ích rõ rệt cho công việc mở mang dân trí và văn hoá .
    Cho đến những năm 1970,phần lớn những công trình đô thị,đường xá và công ngệ mà ta có được đều là thừa hưởng từ họ .

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Trước năm 1980, không có đường sắt thì lính chúng tôi không bao giờ có cơ hội thăm gia đình được, dân các tỉnh thành Rô bin xơn hết thảy? Ngày nay đường sắt chỉ vướng chân dân thôi! Toàn bọn ngu và tham làm quy hoạch? Tại cái thể chế chó chết này thôi, Đ m

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Bài mới về học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đã cho ý để phản biện câu "Nhưng nhà cai trị chỉ mải trị dân chứ không lo cho dân nên đừng mong họ làm điều ích lợi ấy" của bác Thông .

    Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo phương châm “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”

    Cậu đánh máy thiếu chữ "ăn".

    Trong điều kiện nước nhà vẫn còn thiếu thốn nên "trên" & "trong" ăn trước vì "học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" thôi . "dưới" & "ngoài" phải chờ thêm cho tới khi mình đạt được chủ nghĩa xã hội -theo lời Tổng bí thư, có lẽ khoảng sau thế kỷ này, hy vọng- vậy .

    Trả lờiXóa