Các phương tiện truyền thông đưa tin: cuộc giao ban báo chí chiều qua các vị đại diện của ba bên (cơ quan tổ chức, huyện Đông Anh và Cảnh sát giao thông) đã không trả lời bất cứ câu hỏi nào của các nhà báo về chuyện nhà báo xô xát với CA ở cầu Nhật Tân đang nóng rẫy giới truyền thông và trong các hoạt động khác. Nói có sách: bà Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội yêu cầu phải làm rõ sai đúng ở đâu, cần minh bạch; ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói sẽ thanh tra vụ này; cử tri thành phố Hồ Chí Minh nêu vấn đề trực tiếp với Chủ tịch nước... Vậy mà các ông có trách nhiệm phải trả lời trong cuộc họp hôm qua đều kiên quyết không nói, hoặc tìm cách né tránh (lý do là không được giao phát ngôn, vì Công an đã điều tra và có kết luận rồi, vì hôm nay không nằm trong nội dung được dự kiến trao đổi, khi nào có thông tin mới sẽ cung cấp sau). Tan họp, các PV vẫn hỏi việc này chứ các nội dung nhà tổ chức chủ động thông tin, họ không quan tâm lắm nhưng các đồng chí đại diện cho ba bên vẫn không thay đổi).
Đọc thông tin trên, buồn quá.
Lạm bàn mấy ý sau:
- Thứ nhất, các nhà tổ chức đã thiếu năng động, thiếu chuẩn bị, không nhạy bén khi xử lý tình huống. Họ không đọc ra được nhu cầu thông tin của xã hội nên đã chọn những nội dung không phải được ưu tiên để thông tin. Khi đối diện với nhu cầu thì không xử lý được.
- Thứ hai: họ biết, nhận thức được nhu cầu xã hội và hiểu mình cần phải làm gì nhưng sợ sự thật, sợ trách nhiệm nên tìm cách né tránh. Nếu điều dự đoán của tôi là đúng thì cực tệ hại. Bởi vì nếu đúng như thế, họ đã làm sai tư tưởng nhất quán của Nhà nước là phục vụ nhân dân, nói thẳng, nói thật, giải đáp các yêu cầu, mong muốn của nhân dân mà không cần điều kiện gì. Báo chi là phương tiện, là kênh thông tin, là công cụ hỗ trợ cho sự lãnh đạo của chính quyền, sẽ chuyển tải chủ trương, ý chí, quan điểm lãnh đạo đến dân nhanh nhất, đúng nhất. Chả thế mà Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng... quan tâm nghe ngóng, xử lý, nghĩa là những người ở cấp cao nhất đã lo lắng, quan tâm giải quyết trong khi đó những người thừa hành, có trách nhiệm xử lý trực tiếp lại né tránh, thờ ơ. Họ thật thiếu ý thức trách nhiệm trước xã hội và non kém về nghiệp vụ. Họ coi đó không phải việc của họ. Ai lo mặc ai, ai nghĩ gì, mặc họ. Họ chỉ lo cho sự yên ổn của mình. Cán bộ như thế trách chi không hỏng việc?
-Thứ ba, họ luôn nói, tôi không phải là người phát ngôn cho việc này. Cái sự phân công cho rõ trách nhệm để xem ai làm việc được, ai dựa dẫm người khác chứ không phải khi dân có điều gì cần hỏi lại nói đó không phải việc của tôi, cái này có người đã nói rồi, tôi không nói lại... Khi đã thay mặt cho đơn vị đi đối thoại với dân ( báo chí cũng là dân) thì phải hỏi, đọc, suy nghĩ, cái gì không biết thì hỏi để giải đáp chứ đến đó mà ba không( không có trách nhiệm báo cáo, không nói những gì không được giao, không trả lời vì cái này không có trong chương trình) thì ngồi ở đó làm gì? Nói nặng ra là khinh người nghe quá.
- Thứ tư, các thông tin đang đưa nhiều chiều, trong đó có những thông tin bị lợi dụng, xuyên tạc, gây tâm lý ngờ vực, không có lợi. Xã hội cần thông tin chính thống để củng cố sự lành mạnh. Tổ chức thông tin cho báo chí theo con đường chính thống là cần thiết, thế mà lại im lặng thì quả là thật khó hiểu. Thiết nghĩ, phương thức làm việc này cần xem lại, vì nó không phù hợp, không hiệu quả.
Cứ bảo cần cải cách, sửa đổi lối làm việc. Đây là một trong những thứ cần thay đổi ngay. Nên bỏ cái "quy trình" tệ hại này đi. Nó là chỗ ẩn núp của những cái không lành mạnh.
Phạm Quang Long
(theo Facebook Phạm Quang Long, https://www.facebook.com/long.phamquang.35/posts/1483129251702865?pnref=story
"tư tưởng nhất quán của Nhà nước là phục vụ nhân dân, nói thẳng, nói thật, giải đáp các yêu cầu, mong muốn của nhân dân mà không cần điều kiện gì"
Trả lờiXóaHihihi, bác này cũng biết làm trò hề . Oh, nguyên Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội, hề chính hiệu đây rồi!
Nhà báo Quốc doanh họ đang tập nói tiếng của các loài vật, hót, hú, sủa. Tiếc là chữ viết của chúng thì chưa học được, nên còn giống tiếng người như "đấm vào mặt người ta" thì viết là "tay gạt vào má người ta".
Trả lờiXóaBác Thông à,tội ác đã len đến cửa chùa rồi. Nhưng tôi quí bác,tôi viết về chuyện :Văn hóa của kẻ con nợ",khác với :văn hóa khinh bỉ".
Trả lờiXóaCha già đi vay được số tiền,gọi các con lại, khóc mà nói rằng:tiền này là là tiền nhục tiền nhã,chẳng hay ho gì mà vênh váo,cha chia đều cho các con,hãy cố mà làm ăn.Cha chỉ mong các con làm được mấy điều sau:
1-Đối nội:Yêu thương,không thằng nào là thông minh hơn,giúp nhau,không kèn cựa,không thằng nào là quả đấm của cha.Hãy tiết kiệm,đừng mua hon đa,đi xe đạp điện cũng được,đừng thi hoa hậu,vì cha không biết nên cha tin các con biết nhiều hơn cha không bao nhiêu.
2-Đối ngoại: Hãy tự dán lên trán của mình 4 chữ "TÔI LÀ CON NỢ"để khỏi ngộ nhận đồng tiền vay của cha,cha sẽ thông báo với các hàng xóm rằng,nếu con tôi uống thì chỉ nên bán rượu gạo nhà nấu,nếu con tôi ngủ lại qua đêm thì ghế dài cũng được,nhà tôi còn nợ lút đầu mà....
3-Lộ trình trả nợ:Không thể vay mà không trả các con ơi,đừng tàn độc mà rằng con cháu sẽ trả,nên cha ra qui ước,hãy làm ra lãi 20%,trong đó 5% trả lãi cha vay,5% sinh sống trong nhà các con,5% đầu tư tái sản xuất,rồi 5% để tích cóp mà trả nợ.! Cha khóc không phải vì cha yếu đuối,mà vì cha lúc trẻ hơi bị giang hồ,nay hiểu ra thì...
4-Điều quan trọng nhất là đạo đức,có thể không lời 20%,nhưng hãy nói thật với cha,có thể 5% trả nợ không thể nhân lên 20 năm là hết nợ,bởi vì tai ương,vì kèn cựa,vì các con của con chưa chắc là cháu của cha...
5- Vợ của các con rất quan trọng,ở đây nghe cha nói,các con xúc động,quyết tâm,quyết tâm...nhưng rồi về nhà,vợ sẽ tĩ tê,khẩu hiệu dán đày nhà,các con sẽ xiêu lòng,"thây kệ,đời người có bao lăm,đi du lịch với vợ một chuyến rồi về tính tiếp".Các con ơi,ngoài vợ ra còn có quỉ nữa,mà quỉ thì cha rành tư xưa.
Bac Thông văn hay,túm lại gọn gọn rồi chuyển ra đại học gì đó,chọn ai đó làm luận án tiến sĩ với chuyên dề "Cách ứng xữ của những kẻ con nợ trong chế độ tuyệt vời".
Trả lờiXóa9h00 sáng thứ bảy.Ngày 8/102016.bác cho tôi gặp,quán gió bấc hồ con rùa,bác ngồi 1 mình,tôi ngồi 1 mình,có duyên sẽ nhìn ra nhau,ốm và như nhau.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaKhông nói??? Vào đồn công an sẽ biết nói! Ở trong đó nhiều ngôn ngữ được sử dụng! Chó, lợn, khỉ, rắn, hổ, sư tử..người. Ít nhất thì phải biết tiếng của một loài để nói với chúng chứ? Nghĩa là không nói dduwwocj tiếng người thì phải trả lời chúng bắng tiếng của lợn vậy.
Trả lờiXóa