Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Làm gì có đăng cơ

Thế giới hai ngày qua nhiều sự kiện nóng. Nóng nhất là tình hình chính trị biến động ở xứ Venezuela tận Nam Mỹ khiến những ai quan tâm thời sự quốc tế phải theo dõi từng giờ từng phút. Và chuyện nữa ở nước Nhật Bản, dân ta quen gọi là xứ Phù Tang, hoặc xứ Mặt trời mọc, là nhà vua thoái vị, nhường ngôi cho con.

Đối với nước Nhật và dân Nhật, đó là sự kiện trọng đại, lễ trọng, mấy chục năm, thậm chí hơn nửa thế kỷ mới xảy ra một lần. Điều rất đáng lưu ý về sự kiện này ở chỗ hoàng gia, chính quyền và người Nhật tổ chức lễ trọng rất giản dị, gọn gàng mà vẫn nghiêm trang, gây ấn tượng mạnh về tính cách Nhật. Lễ thoái vị của cựu vương, Nhật hoàng Akihito rời ngôi báu, chỉ diễn ra trong 10 phút vào ngày 30.4, rất cảm động. Lễ đăng quang, lên ngôi vua của tân vương, Nhật hoàng Naruhito cũng rất ngắn gọn, chỉ 10 phút, ngày 1.5, mở đầu một triều đại mới có tên Lệnh Hòa (sự tươi đẹp).

Ở Việt Nam, hầu hết các tờ báo, trong mục thời sự đều thông tin về sự kiện Nhật Bản hiếm có này. Chỉ có điều, không biết xuất phát, xuất xứ từ đâu, mà rất nhiều báo, kể cả những tờ lớn có uy tín hoặc đông đảo bạn đọc như Thanh Niên, Zing, Thế Giới, Dân Trí, Ngôi Sao… đều tường thuật, miêu tả sự lên ngôi của thái tử Naruhito bằng từ “đăng cơ”, chẳng hạn lễ đăng cơ, tân vương đăng cơ, thái tử Naruhito đăng cơ, v.v..

Rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao lại có từ “đăng cơ” ấy. Ít người đọc quan tâm tới nghĩa của từ đó nên cứ vui vẻ chấp nhận. Chả nhẽ đây là một kiểu cách sáng tạo ngôn ngữ, bổ sung từ vựng vào kho tiếng Việt?

Lật giở các loại từ điển Hán Việt, không thấy từ “đăng cơ”. Tẩn mẩn tìm trong những từ điển thuần Việt, cũng không có “đăng cơ”. Vậy các nhà báo lấy nó từ đâu để dùng trong trường hợp này? Chịu.

Trong chế độ phong kiến, hoặc ở các nước còn chính thể quân chủ, mỗi khi có vua mới, người ta làm lễ, gọi là lễ “đăng cực”, lễ này còn được gọi theo cách phổ biến, trang trọng là “đăng quang”. Đối lập với đăng quang là thoái vị. Nếu vua cũ (cựu vương) rời ngôi để nhường cho con-cháu thì gọi là “thoái vị”. Thoái vị cũng có thể do tự nguyện hoặc bị ép buộc. Tháng 8.1946, cách mạng vô sản thành công, chấm dứt triều đại phong kiến từng tồn tại cả nghìn năm ở nước ta. Vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, và cũng là của chế độ phong kiến Việt Nam, đã bị buộc thoái vị (rời ngôi, rút lui khỏi ngôi vua), nộp ấn-kiếm tượng trưng quyền lực cho phe cách mạng và “trở thành công dân một nước độc lập, dân chủ, cộng hòa”.

“Đăng” theo từ điển Hán Việt là trèo lên, leo lên, bước lên. Đăng đài là bước lên đài, đăng sơn là leo lên núi. Cụ Hồ Chí Minh sau khi được thả ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch tháng 9.1943 đã viết bài thơ “Tân xuất ngục, học đăng sơn” (Mới ra tù, tập leo núi) gửi về cho các đồng chí ở nhà để báo tin mình còn sống và đã tự do. “Cực” là từ Hán Việt, có nghĩa chỗ cao nhất, ngôi vua. Trên đời, vua là cao nhất. Ngôi vua cao nhất trong xã hội, vì vậy gọi là “cực”. Hai đầu mỏm của trái đất, nơi cao nhất, xa nhất ở phía bắc và phía nam được gọi là Bắc cực, Nam cực. Cực đỉnh là đỉnh cao nhất. Cực lạc (từ dùng của nhà phật) là nơi đỉnh cao vui sướng nhất. Với những người leo núi, trèo lên tới đỉnh Chomolungma dãy Himalaya hoặc đỉnh Fanxipan dãy Hoàng Liên Sơn tức là đã tới cực.

“Quang” là ánh sáng, sáng suốt, vẻ vang. Theo quan niệm xưa, vua chính là ánh sáng, là sáng suốt nhất thiên hạ. Vì vậy, quang cũng có nghĩa là vua.

Đăng cực là lên (đăng) ngôi vua (cực). Đăng quang cũng có nghĩa như thế, lên (đăng) ngôi vua (quang). Để nói về trường hợp vị vua mới nào đó lên ngôi, người ta dùng từ đăng quang cho trang trọng.

Không ai dùng từ “đăng cơ” để nói về vua lên ngôi, trừ mấy tờ báo thời nay. “Cơ” là từ Hán Việt, có nghĩa nền nhà, cái gốc, cái then cài, bộ phận trọng yếu của thứ gì đó… Không hề có nghĩa nào liên quan tới nhà vua, ngôi vua. Khi viết “thái tử Naruhito đăng cơ” chỉ thời nay mới ít nhiều hiểu đó là sự lên ngôi vua, nhưng về mặt ngôn ngữ thì sự sáng tạo đó đã góp phần đưa tiếng Việt vào ngõ cụt.

Nguyễn Thông

4 nhận xét:

  1. Có lẽ lúc đầu, có tay nhà báo nào đó phang đại " đăng cơ ", các tay báo khác bắt chước theo...Đây là truyền thống của báo đảng. Bao năm rồi, viết báo dựa trên mớm lời, giờ đã thành quán tính rồi chăng?

    Trả lờiXóa
  2. Nhân dịp 30/4 Hà nội đang “hồ hỡi phấn khởi” ăn mừng “chiến thắng” và trang chủ Nguyễn Thông nhắc đến Nhựt, Dân Nam xin gởi lại comment cũ, đăng dưới bài chủ Chỉ giỏi cãi của Nguyễn Thông năm 2013 để chia vui với ”đỉnh cao trí tuệ Hà nội” thời “bác” đảng.

    Đề tài: So Sánh Nhựt và Việt Nam

    1) Nhựt: Năm 1945 Nhựt bại trận, Nhựt hoàng đầu hàng, bị Mỹ cai trị. Đó là cái nhục lớn nhứt cho Nhựt. Nhưng vua và dân Nhựt chấp nhận cúi đầu, nuốt nhục để Mỹ cai trị mà không làm anh hùng, không kêu gọi các bà mẹ, ông cha anh hùng mù mắt chạy theo phong trào trường kháng chiến chống Mỹ đến người Nhựt cuối cùng. Lợi dụng bản chất “hèn hạ” của vua và thần dân Nhựt, tên “đế quốc đầu sỏ” Mỹ viết Hiến pháp mới cho Nhựt. Bắt Nhựt phải theo thể chế Quân chủ Lập hiến đa đảng, đa nguyên, tam quyền phân lập như Anh quốc, Thái Lan,... “Đế quốc Mỹ” còn “ác ôn” cấm Nhựt có quân đội riêng. Mỹ giành quyền bỏ tiền ra chi phí quốc phòng, lo giữ gìn an ninh để Nhựt an tâm làm ăn, sản xuất. “Đế quốc Mỹ độc đoán” bỏ tiền ra trợ giá cho hàng hoá Nhựt được rẻ, tự do xuất cảng bán cho Mỹ và Âu châu, v.v. để Nhựt làm giàu. Chỉ 7 năm sau (1952) Mỹ “ác ôn” trao trả độc lập cho Nhựt, hoàn tất chương trình cai trị “dã man” phục hưng nước Nhựt, để cho Nhựt trở thành cường quốc số một Á châu! Chương trình “xâm lăng và kềm kẹp” Nhựt của tên “đế quốc Mỹ” cũng giống như chương trình “kềm kẹp” gọi là Kế hoạch Marshall của Mỹ đã giúp phục hưng Tây Âu sau đệ nhị thế chiến.

    Ngoài Nhựt và Tây Âu, đế quốc Mỹ còn “xâm lăng”, “chiếm đóng” Nam Hàn, Tây Đức, Miền Nam Việt Nam Cộng Hoà. Chúng ra sức dùng chánh sách “kềm kẹp” của Kế hoạch Marshall, giúp cho Nam Hàn, Tây Đức, Miền Nam VNCH giàu lên, tiến lên như Nhựt, mà Sài gòn thời đó là Hòn ngọc Viễn đông. Sau 30/4/75 cái “phồn vinh giả tạo” của Sài gòn đã trở thành hiện thực giúp cho Hà nội “anh hùng” đỡ chết đói!

    Câu hỏi đặt ra cho Hà nội là: Nhựt hoàng và toàn dân Nhựt đều hèn, đều ngu dốt, không có anh hùng và đỉnh cao trí tuệ như Việt Nam “ta”? Nhựt hoàng, thần dân Nhựt là loại bán nước cho “đế quốc” đáng giết bỏ, chửi rủa, đánh cho chúng chết, để thay bằng chế độ “anh hùng”, “quang vinh” làm osin cho Nhựt và thế giới như Việt Nam “ta” đã và đang làm ngày nay?

    Tương tự như vậy, “đế quốc Mỹ “chiếm đóng” Tây Đức, Nam Hàn, Miền Nam VNCH làm cho mấy nước đó được tiến lên tự do, ấm no, hạnh phúc mà thời đó Miền Nam bỏ xa Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, ... là loại ác ôn, đáng cho Hà nội chửi rủa, đánh giết, “giải phóng” cho chết cả lũ ngu khờ như Hà nội đã làm với Miền Nam VNCH? Còn nhiều câu hỏi phải nhờ trang chủ Nguyễn Thông tiếp nêu ra sao cho phe “anh hùng thắng cuộc” vén màng mây trong mắt kèm nhèm được sáng ra. (Còn tiếp phần 2)


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. So sánh Nhựt và Việt Nam (Tiếp theo phần 1)

      2) Việt Nam

      - Năm 1945: Nhận thấy lực lượng quân sự VN còn yếu kém, quân trang quân dụng nghèo nàn, vũ khí không được tối tân, vua Bảo Đại đã khéo léo dùng tài ngoại giao và thương thuyết để Nhựt trao trả độc lập cho VN mà không cần đổ máu kháng chiến. Chánh phủ Nhựt đồng ý trao trả độc lập và thống nhứt cho Việt Nam. Vua Bảo đại cho thành lập chánh phủ dân sự đầu tiên của VN với TT Trần trọng Kim cầm đầu nội các, dưới ô dù Đại Đông Á của Nhựt giúp phục hưng VN. Tiếc là, mấy tháng sau HCM và đảng Lao động (cs trá hình) nổi lên cướp chánh quyền TT Kim. Nếu HCM và đcs đặt quốc gia và dân tộc lên trên hết, huy động toàn lực hợp tác với vua Bảo Đại, quyết tâm bảo vệ độc lập và thống nhứt, thì TT Kim đã có cơ hội đưa ra Hiến pháp mới với thể chế Quân chủ Lập hiến như Nhựt, Thái lan, Anh quốc,... Việt Nam dựa vào Nhựt và phe đồng minh Mỹ giúp phục hưng đất nước thì VN đã tiến không thua Nhựt.

      Tiếc là dân Việt chạy đuổi theo cao trào bài phong, đả thực đã bị HCM lừa, xuôi tay theo HCM cướp chánh quyền TT Kim, dẹp bỏ Bảo Đại, thành lập VNDCCH năm 1946, là mốc khởi đầu cái chết thảm khốc cho VN.

      - Năm 1947: Một lần nữa vua Bảo Đại ra công thương thuyết, được Pháp trao trả độc lập, thống nhứt không cần đổ máu năm 1949. Chánh phủ Nguyễn văn Xuân/Trần văn Hữu ra đời để phục hưng quốc gia như thời kỳ Trần trọng Kim. Lần độc lập và thống nhứt này, VN được đứng trong Liên Hiệp Pháp; giống như LH Anh, LHQ hoặc LH Âu châu ngày nay. Đây là cơ hội tốt thứ hai, nhưng cũng bị tinh thần yêu nước sai lầm “bài phong, đả thực” dẫn đến việc HCM cấu kết với Pháp chia hai đất nước. VN rơi sâu vào thảm cảnh 9 năm kháng chiến và trận Điện biên phủ sai lầm, không cần thiết. Tại sao gọi là sai lầm và không cần thiết, bởi, sự thật là Pháp đã chánh thức trao trả độc lập thì cần gì kháng chiến cho đổ máu vô ích.

      - Năm1954, đất nước bị chia hai. Hàng triệu đồng bào Miền Bắc gạt nước mắt lìa quê vào Nam tìm tự do. Miền Bắc VNDCCH chánh thức theo chủ nghĩa cộng sản. Dân Bắc đối diện với tử thần CCRĐ, Nhân văn giai phẩm, vụ án xét lại, v.v. Từ đó Miền Bắc đói nghèo, chết thảm, trở lại thời kỳ đồ đá.

      Miền Nam theo chủ nghĩa Quốc gia với chế độ VNCH tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên và tam quyền phân lập. Dù còn non trẻ, nhưng nhờ người Mỹ giúp đỡ (như Mỹ đã giúp Nhựt) trong 20 năm dù bị chiến tranh Miền Nam đã tiến lên vượt bực. Dân chúng được tự do, ấm no, hạnh phúc, văn minh trên chân nhiều nước láng giềng. Sài gòn là hòn ngọc Viễn đông. Nếu không bị HCM và cộng sản Bắc Việt xâm lăng thì Miền Nam VNCH rất có thể đã bằng Nhựt .

      Câu hỏi cho những người Việt còn tự hào phe “thắng cuộc” ăn mừng mỗi dịp 30/4 là:

      HCM và đcs cướp chánh quyền TT Kim năm 1945, phá bỏ cơ hội độc lập năm 1949 là hành động khôn ngoan hay dạy dột? Ký với Pháp chia hai đất nước là công hay tội? Giết hại, tù đày, ăn cướp, bần cùng hoá Miền Bắc qua CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, Vụ án xét lại, trí phú địa hào đào tận gốc tróc tận rể,...là công hay tội? Nướng dân Bắc vào lửa đạn tiến đánh và cướp trắng Miền Nam làm cho hai miền cùng chết, cùng đói nghèo là công hay tội?

      Xuyên qua vài thực tế trên, những người theo cs có nên tiếp tục nhắm mắt, tự khoe là anh hùng cách mạng, là lão thành yêu nước? Hay họ và HCM đều là tội đồ của dân tộc? Đất nước đang lọt vào tay Tàu thì họ có dám nói lên sự thật, hô hào lớp trẻ đứng lên dẹp bỏ HCM, cờ đỏ, đảng và nhà nước cs, lấy tự do cho VN để sớm phục hưng nước Việt, đoàn kết chống Tàu lấy lại lãnh thổ lãnh hải đã mất và bảo vệ quê hương không? Còn hàng ngàn câu hỏi mà có lẽ phải nhờ trang chủ Nguyễn Thông tiếp hỏi giùm. Giúp cho phe “thắng cuộc”, đặc biệt là các vị các “lão thành cách mạng anh hùng” tỉnh trí để học tập, bình luận sao cho lớp trẻ cũng tỉnh trí theo và dẹp bỏ ngày lễ 30 tháng Tư. Thay vào đó là ngày sám hối của bên thắng cuộc, rồi dẹp bỏ cs ác ôn và lỗi thời để toàn dân Nam Bắc trong ngoài bắt tay nhau bảo vệ và xây dựng lại Việt Nam thời hậu cộng sản. (Còn tiếp phần 3)


      Xóa
    2. So sánh Nhựt và Việt Nam (Tiếp theo phần 2 và hết)

      Thêm điểm quan trọng Dân Nam mong các bạn trẻ sinh sau 30/4/1975 cần nghiên cứu thêm. Đó là sau khi bị Mỹ cai trị “dã man” giúp phục hưng nước Nhựt, dân Nhựt vẫn tiếp tục “mù quáng” đưa tên “đế quốc đầu xỏ” cai trị Nhựt, Thống Tướng Hoa kỳ Douglas MacArthur, vào danh sách "12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh!" Thế thì, có đúng là vua và dân Nhựt “tối tâm, mù quáng, hèn nhát” hết thuốc chữa so với “bác Hồ vĩ đại và đảng cộng sản “quang vinh”?

      Mời bạn đọc đọc thêm sự thật lịch sử tại đây.

      Cám ơn trang chủ Nguyễn Thông và bạn đọc.

      Dân Nam
      2019 mùa tang của dân Việt.

      Xóa