Hồi xưa, mỗi triều đại chỉ cần vài người có nhiệm vụ chép sử, gọi là thái sử công. Mọi điều xảy ra đều được biên ghi lại một cách trung thực. Không có thế lực nào, ngay cả vua, cấm được họ, bắt họ chép sai. Sử đã chép được coi là thứ thiêng liêng, vua cũng không được sửa, chứ nói gì đám cá cậy vây, cua cậy càng.
Thời Chiến Quốc, thái sử Bá chép việc Thôi Trữ giết vua, bị họ Thôi chém ngay. Hai em của Bá là thái sử Trọng, thái sử Thúc tiếp tục chép đúng như thế đều lần lượt bị chém. Người em út là thái sử Quý nối tiếp (bởi bắt buộc phải có người chép sử, không thề bỏ trống) lại biên y sì như vậy. Thôi Trữ quát ngươi không sợ chết à, Quý trả lời chép đúng sự thực là chức phận của người làm sử, nếu trái chức phận để mà sống thì chẳng thà chết còn hơn. Thôi Trữ đành chịu thua, không phải là thua Quý mà thua người chép sử, thua bản chất của lịch sử.
Xứ An Nam ta, dân đóng thuế nuôi đủ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới sử, đông không kể xiết. Nào là Hội Khoa học lịch sử, Hội Nghiên cứu lịch sử, Viện Sử học, Khoa Lịch sử; nào là những Dương Trung Quốc, Trần Đức Cường, Vũ Minh Giang, Phạm Hồng Tung, Lê Văn Lan, Nguyễn Quang Ngọc..., tinh những cây đa cây đề ăn tốn tiền dân nuôi lắm. Chả biết những vụ "Thôi Trữ giết dân" như vừa rồi, đám sử ấy, các quan sử ấy ghi chép như thế nào.
Liệu họ có nhớ lời khẳng khái của thái sử Quý không? Nếu đã chép được dòng nào, vào chiếc thẻ tre nào, hãy công bố cho thiên hạ biết, không phải chỉ để biết sự thực lịch sử đầy máu và nước mắt, mà còn biết được thực chất, bản chất của người mần sử thời cộng sản ở xứ này.
Nguyễn Thông
lịch sử thì sao sai được
Trả lờiXóa