Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Dành cho K17: Người thi cùng phòng ngày ấy

XUÂN BA
Vác cái điếu đến dự cuộc họp lớp nhân 40 năm tựu trường của K.17 Khoa Văn Đại học Tổng hợp (ĐHTH) thì đã thấy các hắn mọi vùng miền đến đủ. Quân xứ Thanh ra có anh Khánh, chị Xuân...

Rượu nhạt lẫn đồ mặn giăng đầy. Cánh ở xa, ban tổ chức chu đáo lo chỗ ngủ. Đã khuya, thấy tôi rinh cái điếu về, chị Xuân bảo mày để điếu lại...

Ôi giời, chị Xuân...

K.17 nhiều vị, nhiều chị, phận đời số má suôn sẻ hanh cùng là thành đạt! Nhưng chị Xuân thì có vẻ không được chuẩn? Chuyện chị thì dài, chỉ xin trích vài khúc thôi. Hồi học cấp 3, chị học giỏi các môn tự nhiên, xã hội. Nhưng thi Đại học Dược lần đầu không đậu. Lần hai đậu vào Đại học Văn hóa nhưng xã giữ lại vì nhà chưa có ai đi bộ đội.

Đi khám tuyển bộ đội thì trúng nhưng khi nhận quân thì người ta cho về vì thấp bé nhẹ cân. Liên tù tì các đợt dân công gần, xa chị Xuân đều có mặt. Lần xa và lâu nhất là đi làm đường Bái Biên (đoạn từ Bái Thượng đến biên giới Việt Lào). Hơn sáu tháng mới được về, người đã gầy lại càng quắt queo.


Về quê, chị Xuân lại tiếp tục cái giấc mơ vào Đại học. Nhưng mấy khi được cầm đến cuốn vở! Ban ngày thì đi thủy lợi. Tối mải miết làm gạo phát xay để kiếm tí trấu với cám. Quá nửa đêm mới được nghỉ. Nhưng có được trọn đêm. Hầu như các đêm liên tục tiếng kẻng tập trung dân quân gióng giả. Năm, sáu phút là phải có mặt. Chậm, muộn bị phạt đào hào. Nhẹ thì chạy vòng quanh sân kho hợp tác vài chục vòng đứt hơi.

Tiếng là huyện khác, nhưng làng chị cách cầu Hàm Rồng gần 10 km, cách biển 2 km. Gần như không có trận bom nào xuống Hàm Rồng là làng chị không bị thương vong vì bom lạc, vì trước khi tháo chạy, máy bay Mỹ trút bom thừa xuống. 22 người bị chết. Hàng trăm người bị thương. Riêng xóm chị có 9 người chết. Đêm nào dân quân xã trong đó có chị phải đi cấp cứu người bị thương, mai táng người chết. Những cỗ hậu sự giành cho các cụ già phải mang dùng cho người trẻ. Rồi san lấp hố bom. Xe tên lửa qua làng, phải lấy tàu dừa quét xóa dấu vết.

Tháng 5-1972, chị phải lên xã Thạch Bình, Thạch Thành cách làng hơn 80 km thi đại học. Mải miết đạp xe từ 3 giờ sáng đêm mới đến nơi. Địa điểm thi là nơi sơ tán của trường cấp 1, 2. Thạch Bình là địa điểm thi khối C của một khu vực gồm nhiều huyện của Thanh Hóa. Thời gian thi từ 4 giờ sáng nên mỗi thí sinh phải mang theo một cái đèn Hoa Kỳ.

Thi xong về Quảng Xương thì lại dự khám tuyển đợt nghĩa vụ quân sự. Tháng 10-1972, chị Xuân được gọi nhập ngũ. Nơi giao quân lại gần địa điểm tuyển sinh của huyện. Trong khi chờ phát đủ quân trang, một bữa, mấy chị em tân binh ghé vào ban tuyển sinh khi đó đang sơ tán trong nhà dân chơi. May mắn chị Xuân được người ta cho coi qua danh sách các thí sinh trúng tuyển. Chị có tên!

Mắt chị Xuân hoa lên. Chị vùng chạy ra ngoài ngồi ôm mặt khóc tức tưởi. Đi bộ đội, vào chiến trường, chị không ngán ngại. Nhưng bây giờ, cơ sự đã như thế này thì ước mơ cháy bỏng là vào đại học đã không được thực hiện. Chị tủi thân nên khóc...

Chị Xuân đang thụp ven bờ rào nức nở thì có một tiếng quát rất đanh Đồng chí kia đứng dậy, làm sao mà khóc? Chị vùng đứng lên không nhận ra đó là ông Sanh, huyện đội trưởng. Ông theo chị Xuân về nơi đóng quân ở nhà dân. Tiếng khóc tức tưởi của cô tân binh như là triệu chứng của một sự dao động? Gặng mãi, ông cũng biết được cơ sự. Ông ngồi yên ắng một lúc...

Một đằng đi đại học một đằng vô bộ đội, o chọn đằng mô? Chị Xuân nín khóc trả lời luôn đi bộ đội là nhiệm vụ của thanh niên. Nhưng vào đại học là ước mơ của em từ hồi cấp 2 tê. Nhà em nghèo lắm nhưng bố mẹ cố cho em ăn học nên em cố học thật giỏi. Mấy lần em có giấy gọi trung cấp nhưng em có đi mô!

Vị huyện đội trưởng không nói gì quày quả bước đi vùn vụt.

Mấy o bạn lo lắng. Mi chết, ai lại nói rứa với cấp chỉ huy. Chị Xuân cũng ngại. Chiều hôm sau phát quân trang, chị Xuân không có tên trong danh sách. Mấy chị em càng lo tợn. Rồi chị Xuân được kêu lên nhà ban chỉ huy. Bốn anh bộ đội đứng tuổi đang ngồi. Một anh nói luôn Chỉ huy đơn vị đã bàn bạc nhất trí cho o viền để đi đại học!

Ngay đêm đó, chị Xuân cuốc bộ một mạch từ nơi đóng quân 12 cây số về nhà. Bố mẹ thấy chị đêm hôm hớt hải chạy về, thì bật khóc. Thôi con ơi đừng dại như rứa mà khổ bố khổ mẹ, mằn khổ các em. Con đào ngũ như ri thì bố mẹ còn dám nhìn mặt ai nữa... Rồi cả nhà cũng hiểu ra. Ai cũng mừng.

Nhưng khuya khoắt là thế mà đồng chí bí thư xã đoàn và xã đội trưởng cũng đã kịp thời có mặt Rứa giấy đồng ý của huyện đội và đơn vị mô? Chị Xuân ngớ ra... Trong lúc vội vàng chị đã quên khuấy mất. Các anh đều nhẹ nhàng động viên rằng thôi có trót đào ngũ thì mai các anh ấy trực tiếp đưa vô đơn vị!

Sáng mai, chị Xuân lên huyện cùng các đồng chí xã nhà. Chị Xuân khỏi mắc tiếng oan sau khi được xác minh kỹ càng.

Sau này vào học Khoa Văn ĐHTH, khi đó đương sơ tán ở thôn Sát Thượng, huyện Yên Phong, Hà Bắc chị Xuân mới biết có 4 người thi cùng phòng ngày ấy, trong đó có anh Đỗ Xuân Thanh (người Nga Sơn) và Nguyễn Thị Bé (Việt kiều Thái Lan về nước ở Ngọc Lặc) cũng vào khoa văn với mình. Trong đó có tác giả bài viết này!

Chị Xuân tính vui vẻ, hài hước. Thi thoảng chị góp vui bằng cách phát âm tiếng Pháp đặc giọng xứ Thanh làm ai cũng cười. Ra trường, chị lấy anh Vũ Duy Trịnh (anh Trịnh bị thương ở Cai Lậy, Tiền Giang) học khoa sử rồi cả hai về Thanh Hóa công tác. Chị Xuân công tác Tuyên giáo ở Hội Phụ nữ tỉnh. Chị nhắn với các bạn trong lớp K.17 nếu rẽ vào thăm thì hỏi Xuân hố xí hai ngăn hoặc Xuân mại dâm ma túy thì ai cũng biết (suốt 30 năm chị làm công việc tuyên truyền cho chị em phụ nữ về phong trào văn hóa mới, vệ sinh môi trường và cả về lĩnh vực phòng chống mại dâm ma túy). Chị nói rằng đó là thương hiệu mà chị rất tự hào!

Con trai thứ 2 của chị mới sinh bụ bẫm, trắng trẻo nhưng càng lớn lên thì càng đờ đẫn có dấu hiệu thần kinh. Chạy chữa khắp nơi rất tốn kém nhưng vô phương. Cháu bị nhiễm chất độc da cam từ bố. Gần 30 năm qua, anh chị đã, đang và chắc sẽ còn gánh chịu nỗi đau da cam ngay chính tại nhà mình. Lần vào thăm chị Xuân, ai cũng ngậm ngùi ngó cháu Vũ Thanh Tùng ngây ngô, tay chân sứt sẹo vì quậy phá. Ngủ cùng con, đêm nào chị Xuân cũng phải nằm vỗ về bóp tay chân cho cháu. Chị bảo đêm chỉ được ngủ khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ. Vất vả là thế nhưng mỗi lần gặp đều thấy chị vui vẻ. Dường như tố chất hài hước là thứ tài sản quý giá để giúp chị khỏa khuây bao thứ?

Bữa chị bảo để lại cái điếu, tôi hiểu ngay. Không phải chị nghiện thuốc lào (phụ nữ Quảng Xương có nhiều người biết hút) mà chỉ biên biết sơ qua. Nhớ con và từ lâu đã quen với thói ít ngủ. Giờ ra Hà Nội họp lớp, chị bảo có cái điếu cho đỡ buồn. Cho mau hết đêm...

Trên đây, tôi có nhắc đến anh Đỗ Xuân Thanh thi cùng phòng với chị Xuân. Anh Thanh người Nga Sơn đẹp trai. Tốt nghiệp Khoa Văn ĐHTH, anh Thanh về làm ở Nhà Xuất bản Thanh Hóa. Những năm bao cấp khốn khó, mỗi khi ghé qua anh Thanh, chúng tôi thì hoàn cảnh mức sống cũng rưa rứa nhưng thấy anh Thanh vẻ như cơ cực hơn. Vợ anh ở quê Nga Sơn một mình nuôi 4 con nhỏ. Chị Lan, vợ anh dệt chiếu. Đồng lương của một cán bộ xuất bản chắp nối hai đầu tháng của một gia đình 6 người quả là gian nan. Nhưng cấm thấy anh kêu ca phàn nàn. Mỗi lần gặp lại say mê chuyện thơ. Hồi ở khoa văn, có thấy anh ỏ ê chi chuyện thơ phú? Nhưng về Thanh càng tất tả, anh như càng phát về thơ. Những tập thơ in ở Nhà Xuất bản Kim Đồng và Thanh Hóa của tác giả Đỗ Xuân Thanh cứ lần lượt nối nhau trình làng trong thời khốn khó ấy. Lần ghé Hà Nội lĩnh giải thơ của một tờ báo, anh Thanh bế thằng cu nhớn nhà tôi khi đó đang bi bô. Thấy ánh chớp vì trời sắp mưa, thằng cu ngọng nghẹo bật kêu ông trời bật lửa (chả là hắn thấy tôi hay bật lửa hút thuốc lào). Về Thanh, anh viết một chùm thơ trong đó có bài Ông trời bật lửa đọc rất được! Nhớ nhiều không phải là tài thơ mà cái tình người của anh Thanh...

Đột nhiên anh ốm nặng rồi đột ngột mất vì bệnh gan ở tuổi 49!

Gần 5 năm đại học, quỹ thời gian ấy chả là cái chi với một đời người? Nhưng nó đằm và hằn sâu hơn vì là những kỷ niệm với những con người cụ thể khi mắt còn sáng lòng còn rất trong (vậy nên không ngạc nhiên thời ấy chúng tôi có thể thuộc cả một bài xã luận!). Mỗi đận qua Thanh lại đậm hơn cái nhớ về những anh Phạm Văn Sĩ, Lê Xuân Sang (hai anh đã mất). Rồi các anh Lê Quốc Lập (dạy ở Đại học Hồng Đức), anh Đặng Quốc Khánh (Đài Phát thanh Hoằng Hóa) và chị Xuân quý mến tất tả của lớp văn chúng tôi thuở ấy...    

Cuối năm lạnh
Xuân Ba 
(theo báo Thanh Hóa)


24 nhận xét:

  1. Thông ơi!
    Giúp mình tí.Mình cần số phone và địa chỉ của chương trình kết nối những tấm lòng tại TP/HCM.
    Trước mắt,Thông khái quát cho mình những nội dung
    chủ yếu của chương trình này.Chiếm chỗ của K.17,mình thấy có lỗi.Nhưng đành vậy.Cám ơn Thông.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết này đúng là lấy nhiều thông tin trong bài của chị Xuân, bài của Sánh viết về chị Xuân, anh Đỗ Xuân Thanh trong kỷ yếu của K17.

    Trả lờiXóa
  3. Chết là bỏ lại tất cả, quan trọng là khi trở về cát bụi thì chúng ta đã bỏ lại điều tốt đẹp gì cho đời. Con cháu trong nhà đánh giá gì về chúng ta, hay chỉ xem chúng ta là một người tham ăn hốt uống đã chết.

    Trả lờiXóa
  4. Nhưng ông Xuân Ba cũng đã biết điều khi trả nhuận bút cho chị Xuân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đứa nào mà phát ngôn bừa bãi thế này. Sao lại biết điều trả? Tao nghe nói là XB nhận nhuận bút nhưng biếu chị Xuân hết mà. Chị Xuân chưa lên tiếng mà mi cứ nhanh nhảu làm thày cãi, hi hi.

      Xóa
    2. Nhà báo có tiếng thế mà cũng xào xáo bài của người khác siêu quá. Trả nhuận bút cho người ta là đúng rồi vì không trả người ta sẽ biết ngay.

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái thằng Nguyễn hữu Viện mặt trơ trán bóng này không còn biết thế nào là liêm sỉ nữa rồi.

      Xóa
  6. Cảm ơn Xuân Ba!

    Trả lờiXóa
  7. Vô phước cho gia đình nào sinh ra đứa con Lú. Ông bà mà Lú thì vô phước cho con cháu họ, chẳng lẻ sống chỉ biết tham ăn hốt uống mà không biết " miếng ăn là miếng nhục".

    Trả lờiXóa
  8. Hay và cảm động! Cảm ơn Thông vì nhờ blog của Thông mà bạn bè được kết nối với nhau. TQT

    Trả lờiXóa
  9. Gửi bác Triệu Dân Lành (Tỷ Dân Lành, Triệu Lương Dân or Nguyễn Khắc Viện):
    Trước đây tôi đã góp ý với bác bên BS là nếu bác còn chút lòng tự trọng thì nên tự mình rút lui khỏi những blog như thế này khi chủ nhà và các khách thăm không muốn đọc những comments của bác. Bác có blog riêng và ở đó bác muốn viết gì cũng được. Ai muốn đọc thì vào, ai không muốn đọc (chẳng hạn như tôi) thì sẽ chẳng quan tâm đến nó làm gì. Đi đến đâu cũng bị chủ nhà đóng sập cửa trước mặt thì bác cũng phải tự hiểu lý do của nó.

    Đừng tra tấn mọi người bằng những cái comment của mình nữa Bác ạ. Một lời khuyên chân thành với bác.

    Trả lờiXóa
  10. KIẾN NGHỊ
    Về việc sửa đổi Hiến pháp 1992 của các Cựu sinh viên luật ở VN.
    http://hienphap.kiennghi.net/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Chúng ta không thể vượt lên phía trước với chiếc vòng kim cô ở quanh đầu và tấm mai rùa ở trên lưng. Sửa đổi Hiến pháp vì vậy là cơ hội rất quan trọng để thiết kế tương lai”, TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH nói về cơ hội vàng của năm 2013.“

      Xóa
  11. Hiến Pháp nào cho VN?
    http://zung.zetamu.net/Files/Constitution_VN.pdf

    Trả lờiXóa
  12. Nếu bạn muốn chúc mừng ngày sinh của ai đó, từ trẻ em cho tới các bậc quyền trọng, nhớ nhé, lịch Tây ạ!
    Nếu bạn muốn kỉ niệm ngày mất của ai, chỗ này, khác a, phải có triết học. Việc chết ở xứ Việt quan trọng hơn việc sống nhiều, rất nhiều, căn bản. Mình sống, thì làng nhàng thế thôi, mấy ai coi mình ra cái gì. Nhưng sau này, một khi mình đã được cúng giỗ ở trên bàn thờ, ai người ta cũng phải khiếp sợ khí thiêng của mình đấy nhé, một phép! Lúc ấy, thời của mình mới là thực sự là đã đến, dẫu có hơi muộn một tí.
    http://thichhoctoan.net/2013/02/13/tay-ta-voi-nhau/

    Trả lờiXóa
  13. Tôi hoàn toàn nhất trí với Phú Hoà nếu còn liêm sỉ thì Triệu hãy thôi ngay cái trò phá đám xấu xa của Triệu đi.Càng phá bĩnh thì mọi người càng coi khinh nhé

    Trả lờiXóa
  14. ÔNG NGHĨ GÌ LÚC ĐỨC GIÁO HOÀNG XIN THOÁI VỊ?
    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/02/24/ong-nghi-gi-luc-duc-giao-hoang-xin-thoai-vi/
    ôi năm nay đã 70 tuổi, lại vô danh tiểu tốt. Ước gì được ông ấy đoái hoài đến, kể cả bắt giam hay cho đầu gấu chém sau lưng thì đối với tôi, đó là một vinh dự lớn rồi. Tôi đã chán cảnh ngồi nhà thấy dân khổ, nước mất rồi bất lực kêu ca mà chẳng ai người ta thèm nghe, thà chết được hoặc vào tù cho khuất mắt có khi lại sướng hơn, anh ạ!
    Hà Nội, 22/2/2013

    Ts. Đặng Huy Văn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là “giận thì giận mà thương thì thương” anh ạ! Mà người đáng thương nhất là Nông Dân Việt Nam trong đó có cả bố mẹ của ông ấy ở Đông Anh Hà Nội, nay đã nằm dưới suối vàng mà đã ngậm cười được đâu!
      Ts. Đặng Huy Văn

      Xóa
  15. Câu chuyện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc ở báo Gia Đình & Xã Hội do anh ấy viết bài phản biện ông đảng trưởng đi ngược với quyền lợi quốc gia dân tộc hôm nay trở thành chuyện mẫu mực cho người Việt noi gương.
    Nhà báo Kiên bị mất việc vì đã chỉ ra cái sai của cụ Tổng, cha mẹ của cụ Tổng nếu mà ở dưới suối vàng có đọc được thì chắc "hãnh diện" về con mình lắm hahaha. Chỉ vì miếng ăn mà mất đi nhân cách làm người, mất đi nhân cách của một người con và đặc biệt mất đi nhân cách của một người cha người ông trong gia đình. Oan hồn của người Chăm hiện về để phá dân tộc này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa, khi Bố Mẹ sinh con ra trên cõi đời này, đặt kỳ vọng vào con rất nhiều nên mới đặt tên cho con là PHÚ TRỌNG ! Nghĩa là con phải giàu có ( chính đáng) và có trí tuệ để mọi người kính trọng. Nhưng càng ngày , kỳ vọng của Bố mẹ về con càng trôi xuống sông, biển.
      Hành động và tư duy của con sao mà nó mau cùn và trở thành LÚ LẪN , tuy tuổi con chưa phải là người …quá già cả ! Bố Mẹ không nghĩ là con bị thiểu năng trí tuệ do bẩm sinh , nhưng khẳng định chính xác rằng : con U MÊ , ÁM CHƯỚNG là do cái lý luận Mác-lê-mao khùng điên nó ám hại , và người đời họ đặt tên con là TRỌNG LÚ chẳng có sai ! ( Ba Mẹ rất nhục khi con mang cái danh này, con biết không ?)
      Con phải mau từ bỏ , vứt vào sọt rác cái băng đảng mà con đang là đảng trưởng. ‘Quay đầu là bờ’ _ Nhân dân sẵn sàn tha thứ và lịch sử sẽ ghi công , nếu con làm được điều mà ngài Gooc-Ba- Chop ở nước Nga đã làm hơn 20 năm nay. Đó là : GIẢI TÁN ngay cái băng đảng phản dân hại nước này. Còn ngược lại , Bố Mẹ sẽ ‘ đội mồ’ ngồi dậy , lúc đó con không còn cơ hội để chuộc lại lỗi lầm nữa.

      Xóa
  16. Đề nghị từ nay trở đi:
    - Đảng CSVN không được phép dùng tiền của và mồ hôi nước mắt của nhân dân (Ngân sách Nhà nước) để hoạt động;
    - Đảng CSVN không được phép sử dụng cơ quan, văn phòng được xây dựng bằng mồ hôi và nước mắt của nhân dân để chễm chuệ;
    - Đảng CSVN không được phép lấy tiền của, mồ hôi nước mắt của nhân dân để TRẢ LƯƠNG cho những người hoạt động chuyên về Đảng CS;
    - Đảng CSVN không được phép xưng danh là nhân dân Việt Nam;
    - Đảng CSVN không được phép áp đặc bất cứ điều gì đối với nhân dân Việt Nam ngoại trừ những đồng chí của Đảng...
    Tôi tha thiết mong TBT Trọng phải hiểu điều đó là đương nhiên, và đề nghị thực hiện ngay.
    Còn những điều đương nhiên khác nửa mời toàn thể nhân dân ta đề nghị.

    Trả lờiXóa




  17. BẤM VÀO XEM VIDEO dài HƠN 3 giờ ! !!
    NGUYỄN BÁ Thanh BÁC HỒ TỪNG LÔI XỀNH XỆCH MAO TRẠCH ĐÔNG QUA MÁT-XCƠ-VA GẶP XÍT-TA-LIN


    NGHE QUA RỒI BỎ nghe Lê Văn Tốm (siêu đại anh hùng tự biên tự diễn tự chế ĐỐT MÌNH LAO VÀO KHO XĂNG Nhà Bè NƯỚC CHẢY TÉ RE !.. .. )


    Cáo HỒ từng lôi xềnh xệch Cáo MAO qua MÚT-CU gặp Xì-ta-lin ! ! ! .. ..
    =================



    Bác HỒ từng lôi xềnh xệch MAO

    Qua MÚT CU gặp Xì-ta-lin cúi lạy chào  ! .. ..

    Dân lành nghe « thèng » Nguyễn Bá ThÁnh

    Bán cả lúa giống mà ăn....mày cho tao !

    Siêu mỵ dân mấy « thèng » vịt cộng

    « Thèng » ThÁnh tài « neng » lớn lao !

    Đồng chí X dè chừng nhà « hùng  bẸn » kiệt xuất

    Nói phét « phọt phẹt » văng nước bọt thôi !

    Trước 4.500 cán bộ lợn heo Đà nẵng

    Mại dzô mời bà con nghe qua xả xì-trét đỡ tức…xịt hơi !



    TRIỆU DÂN LÀNH


    MÚT-CU = Tiếng Pháp MOSCOU đọc âm Việt là Mút-Cu ...




    BẤM VÀO XEM VIDEO dài HƠN 3 giờ ! !!
    « Thèng » NGUYỄN BÁ THéNH: BÁC HỒ TỪNG LÔI XỀNH XỆCH MAO TRẠCH ĐÔNG QUA MÁT-XCƠ-VA GẶP XÍT-TA-LIN !.. ..
    Hay
    Mao Xếnh Xáng TỪNG LÔI XỀNH XỆCH Trần DâM Tiên QUA Mút-Cu GẶP XÍT-TA-LIN bưng bô !.. ..


    Trả lờiXóa


  18. « Các con ơi ! Kẻ thù duy nhất lại chỉ là chính các con ! .. .. tim đen mỏ đỏ của Mẹ »
    *********************************************************

    Thân tặng NHÀ BÁO trẻ NGUYỄN ĐẮC KIÊN với Lòng quý mến ... của Người viết

    NHV



    Trong một khoảng Thời gian

    Chưa đầy bảy Thập kỷ điêu tàn

    Đất Mẹ bao đổi thay Dâu bể

    Phong trào Đông du rồi Duy Tân

    Vịt cộng láu cá đội lót Việt Minh

    Cướp Chính quyền nhân danh Cách mạng

    Thả quả lừa vĩ đại trên Ba Đình

    Bước vào Toàn quốc kháng chiến

    Trường chinh gian khổ đến Điện Biên

    Rồi Cải cách ruộng đất

    Trăm hoa đua nở đến Nhân văn Giai phẩm

    Rồi Nội chiến Bắc – Nam trong Chiến tranh Lạnh

    Rồi gọi là Thống nhất ! .. ..

    Vãn chưa được tất Lòng người

    Rồi nhiễu nhương tụt hậu bẽ bàng ! .. ..

    « Các con ơi ! Kẻ thù duy nhất

    Các con không đánh ngã được

    Lại chỉ là chính các con ! .. ..

    Những đứa con tim đen mỏ đỏ của Mẹ »

    *

    Trong một khoảng Thời gian

    Chưa đầy bảy Thập kỷ điêu tàn

    Đất Mẹ bao đổi thay Dâu bể

    Phong trào Đông du rồi Duy Tân

    Vịt cộng láu cá đội lót Việt Minh

    Từ Việt Minh sang Cộng sản

    Từ Cộng hòa sang khuynh tả

    Từ khuynh tả sang bài ngoại

    Từ bài ngoại sang vọng ngoại

    Từ chống giặc truyền kiếp sang thân Khựa thân Tàu

    Từ bài phương Tây lại sang thân Tây phương

    Như con lúc lắc đồng hồ giao động

    Giữa hai biên cực cực Tả cực Hữu

    Mở mắt quanh ta toàn địch toàn phản động oán cừu

    Đàng sau luôn luôn có bóng dáng Búa tấn – Lưỡi liềm

    Đàng sau luôn luôn có bóng ma dáo MÁC

    Đàng sau luôn luôn có bóng quỷ đỏ lưỡi LÊ

    Não trạng đỏ lòm lưỡi gỗ tim đen mỏ đỏ

    Ngăn chận Con đường Dân chủ – Tự do ấm no

    « Các con ơi ! Kẻ thù duy nhất

    Các con không đánh ngã được

    Lại chỉ là chính các con ! .. ..

    Những đứa con tim đen mỏ đỏ của Mẹ »

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa