Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Điều không thể quên

NGÔ ANH THƠ (nguyên giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học quốc gia Hà Nội)


Hôm nay ngày 17 tháng Hai năm 2013 tức ngày 8 Âm lịch năm Quý Tỵ là một ngày dân tộc Việt Nam đời đời không thể quên - Đó là ngày ông bạn láng giềng láng tỏi phương Bắc đã đưa quân xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ Quốc chúng ta. Tôi không thể nào quên buổi sáng hôm ấy qua đài truyền hình tôi đã lặng đi khi nghe cô phát thanh viên đọc lời kêu gọi cả nước đứng lên đấu tranh chống lại quân xâm lược bành trướng Trung Quốc, xót xa nghĩ đời mình vừa mới trải qua cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ, nay lại chống Tàu, rồi đời các con mình sẽ ra sao, lại dấn thân vào cuộc chiến tranh tàn khốc phi nghĩa này chăng. Tôi càng không thể quên bởi trong cuộc chiến này đứa em trai tuy đã 20 tuổi nhưng bé bỏng yếu ớt nhất nhà cũng lên đường lên biên giới. Nhớ hôm hành quân qua Hà Nội em tranh thủ tạt vào nhà chào anh chị và các cháu, anh rể dúi vội vào tay em cân đường hộp sữa, tôi chỉ biết rưng rưng nước mắt thương em.

Chiến tranh mà, bao giờ cũng khủng khiếp. Bạn tôi kể cả nhà em ở Sa Pa đã lôi thôi lốc thốc gánh gồng bồng bế nhau đi chạy loạn gian nan khổ sở như thế nào và khi về không còn một chút tài sản ra sao bởi quân xâm lược đi tới đâu tàn sát cướp của giết người tới đó vô cùng dã man ghê sợ. Cũng may quân dân ta đã anh dũng đánh trả một cách ngoan cường quyết liệt buộc chúng phải rút quân trả lại bình yên cho đất nước chúng ta. Em trai tôi may mắn thoát chết trên con đường rút chạy theo đơn vị, chỉ bị ngã xuống một hố địa chất sâu 17 mét và bị chấn thương đốt sống vĩnh viễn mang thương tật suốt đời. Em mãi mãi là mối quan tâm lo lắng về sức khỏe của cả nhà.

Trong cuộc chiến này để giành thắng lợi, hàng chục ngàn chiến sĩ khác đã không may hy sinh anh dũng nơi biên cương. Tôi còn nhớ rất rõ cùng với một em sinh viên tên Diễn, khoa Triết đưa các con tôi đến Giảng Võ xem triển lãm về cuộc chiến tranh biên giới với những hình ảnh quân xâm lược cướp bóc giết hại dân lành và những hình ảnh chiến sĩ ta vô cùng gan dạ kiên cường đánh Tàu. Tôi đã vô cùng tự hào chỉ cho các con tấm hình lớn em Đăng người quê tôi là dũng sĩ diệt Tàu thời đó.

Vậy mà lâu nay dường như người ta đã để cho cuộc chiến trên biên giới và những chiến sĩ hy sinh ấy đi vào quên lãng. Ai có thể quên, nhưng dân tộc Việt Nam không thể quên. Học tập em Nguyễn Thông, một học sinh cũ của tôi, sáng nay tôi đã thành kính thắp lên ba nén hương trên bàn thờ Tổ tiên để tưởng nhớ tới các chiến sĩ - những người con ưu tú của Tổ Quốc đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến ở biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây Nam và Trường Sa, Hoàng Sa. Các chiến sĩ đời đời sống mãi trong tâm khảm những người con Việt Nam và Tổ Quốc ta không thể quên cuộc chiến phi nghĩa mà ông bạn láng giềng láng tỏi đã gây ra.
Ngày 17.2.2013
Ngô Anh Thơ
(theo Facebook Anh Tho Ngo)

10 nhận xét:





  1. Hàng vạn Tượng Đài Chiến binh Việt Nam trên Biên giới Bắc .. ..
    =======================



    "Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết"
    Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa (1946-1979)


    Thành kính thắp Nén Nhang Hương tưởng niệm Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa cùng chia buồn với Đại gia tộc của Liệt sĩ .. ..



    Tình nguyện lên bảo vệ Biên cương

    Tàu Khựa biển người tràn chiến trường

    Dũng cảm mưu trí chỉ huy chống giặc

    Đánh tan nhiều đợt tấn công gây tổn thương

    Địch vừa gọi đầu hàng vừa ào lên xông phá

    Anh mặt đầy máu mắt căm thù rực lửa giương

    Hy sinh anh dũng nằm xuống Biên giới Bắc

    Cả đơn vị ngoan cường chiến đấu noi Gương

    Ngày này năm ấy hàng chục vạn Dân Quân ngã xuống

    Xin kính cẩn nghiêng mình Tưởng nhớ Tiếc thương .. ..



    TRIỆU DÂN LÀNH

    Trả lờiXóa
  2. Bỏ điều 4 Hiến Pháp thì đảng tự sát, còn không bỏ điều 4 HP thì con cháu nhiều đời sau này của các ông sẽ tự sát.

    Trả lờiXóa
  3. Hồi đó Đài truyền hình làm gì có phát vào buổi sáng. Tuần có phát 3 buổi tối thôi. Chú ý nên nói đúng sự thật!!! Đài phát thanh thì có!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể bạn đúng nhưng hồi đó tôi thường xem ké TV của nhà lưu học sinh ở gần. Dù gì thì lời tuyên bố ấy vẫn là một sự thật không thể chối bỏ, phải không bạn?

      Xóa
  4. Thưa cô Anh Thơ.
    Em là sinh viên Bách Khoa, 2 lần tham gia quân đội:lần đầu là đợt tuyển năm 1974, lần hai :đợt tổng động viên 1979.Hiện nay em mở doanh nghiệp.Em muốn kể với cô một chuyện rất buồn sau khi đọc những dòng tâm sự của cô.Ngày 18\2 thứ hai vừa rồi,em cho họp công ty liên hoan ngày làm việc đầu năm.Cán bộ của em tốt nghiệp ngoại thương, thương mại , bách khoa, giao thông, xây dựng,...tuổi từ 33. 34 đổ xuống.Các cháu giỏi ngoại ngữ , thạo vi tính, chuyên môn vững.Em hỏi:các cháu có biết ngày chủ nhật ,17\2,là ngày gì không?
    Không một cháu nào biết.Một cô thạc sĩ Ngoại thương cười, nói: lễ , hội gì hả chú?Công ty mình đi chứ chú?Ở đâu , chú.?
    Em tức mình nói giọng đanh lại:17/2/1979 60 vạn quân Trung quốc tấn công toàn bộ các tỉnh biên giới phía Bắc, giết dân mình, phá hủy cơ sở vật chắt của nước mình vô số.Sao lại không biết gì cả à?
    Im lặng .Một cậu tốt nghiệp Bách khoa 3 năm rồi rụt rè:Thế trước kia Trung quốc nó đánh mình thật hả chú?
    Đau lòng quá.Ai làm cho thế hệ trẻ đến nông nỗi này , thưa cô?


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe chuyện của bạn tôi thấy buồn quá, với tư cách một giáo viên tôi càng thêm buồn.

      Xóa
  5. 900 dư luận viên của ông cục trưởng văn hóa thông tin biến đâu hết rồi ! hảy làm 1 tua quảng bá đội quân của mình đi ?trung khựa đánh ta ra làm sao ?vì sao nó đánh ? ta dạy cho bọn tàu chệt bài học ra sao ?hay lại nói theo ông Hx phúc sáng cấp ô đi chiều cấp về , thiên hạ phải nai lưng ra làm mà nuôi lủ báo cô nầy hay sao ,hay lại 16 chử vàng ,là làm gì có ta và địch ,xin lổi ta và ba tàu đánh nhau chết hàng ngàn người ,vậy chớ các ông hỏi justin berbe là ai ,ai đóng vai chính trong phim hàn quốc ,ai hát oral b hay ,.quần áo nào hot ,thuốc nào phe nhất ,lắc nhất ,em nào hot nhất ,ai có xế khủng ,thì tôi dám chắc đồng thanh trả lời đúng đến 95% ,giáo dục 1 thế hệ như thế có mất nước từ gốc hay không?quả là giáo dục ưu việt "Chán Ngán Xả Hội".ngay từ khi con biết nhận thức vào lớp 6 tôi đả phải dạt ,dạt mải cho đến khi chúng nằm lòng ,không dùng đồ tàu sản xuất ,không chơi game tàu ,không xem phim tàu ,
    trong khi nhà nước không cho tưởng niệm các anh hùng liệt sỉ ngả xuống trong cuộc chiến 79 với trung khựa thì sctv đang ra sức quảng cáo phim" tùy đường anh hùng " ,mồ mả cha chúng nó ,chẳng biết nhận được bao nhiêu tiền mà ngu thế ,tẩy chay thằng chiếu phim nầy luôn ,chuyển sang thuê bao mạng khác

    Trả lờiXóa
  6. Các cụ ta có câu: " miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời "!
    Cả 1 dân tộc bị Trung quốc đem 60 vạn quân đánh ta suốt tuyến biên giới ròng rã 2 tháng trời. Hàng vạn chiến sĩ và nhân dân ta đã hi sinh trong cuộc chiến chính nghĩa này. Vậy mà giới lãnh đạo việt nam cố tình quên đi, thực chất họ không quên mà bắt cả dân tộc VN phải sớm quên đi cuộc chiến anh hùng và bi thương này.
    Vậy họ là ai? họ đang âm mưu gì? họ đang cúi đầu hèn nhát như hiện nay nhằm mục đích riêng của cá nhân họ ra sao?
    Không 1 ai, không 1 cá nhân hay tổ chức nào được phép nhân danh dân tộc Việt nam bán rẻ từng tấc đất của ông cha ta ngàn đời truyền lại.Kẻ nào bán đất, bán biển cho Trung quốc chính là kẻ thù của dân tộc VN !

    Trả lờiXóa
  7. Chào cô Ngô Anh Thơ
    Xin được gọi cô là Cô và xưng Em. Vì em cũng là một học sinh chuyên ngành Văn của Đại Học tổng hợp(cũ)nơi cô giảng dậy. Em vẫn là người trong độ tuổi dưới 40 thôi. Em sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà giang anh dũng.Cuộc chiến năm 1979 em vẫn còn bé quá không biết gì cả, chỉ nhớ cùng mẹ và mấy anh em sơ tán về Nam định còn bố ở lại tham gia đội dân quân của Xí nghiệp chiến đấu chống lại bọn Tàu. Nhưng cuộc chiến chống Tàu không chỉ năm 1979 đâu nhé. Năm 1984 tiếp tục và đặc biệt năm 1986. Nhà em chỉ cách biên giới Thanh thủy có 21km nên mỗi khi pháo Tàu bắn sang nhìn thấy cả lửa đỏ rực. Tất cả mọi người lại chui vào hang đá sống trong đó suốt cả tháng trời. Mặc dù còn nhỏ nhưng em cũng cảm nhận được mức độ tàn khốc của chiến tranh. Có hai đơn vị quân đội đóng quân ở địa phương. Các chú ấy ở lẫn cùng dân. Một đơn vị là đặc công, một đơn vị là đặc nhiệm. Các chú có nhiệm vụ luồn sâu vào đất Tàu để trinh sát. Cứ mỗi buổi chiều chập choạng tối một tiểu đội tập hợp chuẩn bị lên đường...Và sau mỗi chuyến đi những người chú thân yêu ở nhiều vùng quê, những người luôn giúp đỡ bọn em học tập và hướng dẫn giải những bài toán khó lại không trở về. Chúng em chưa cảm nhận được nhiều về nhứng nỗi đau đó chỉ được chứng kiến những đoàn người đưa tiễn những người con ưu tú đó về với đất mẹ. Rồi một ngày năm 1986(em không nhớ ngày) cả Hà giang tang thương khi Sư đoàn 356 của Việt nam bị xóa sổ, sư đoàn 313 cũng tổn thất nặng nề. Xác người được tập kết tại sân vận động tỉnh và học sinh cấp 3, cán bộ CNV các cơ quan trên địa bàn tỉnh được huy động san đất, đào huyệt. Trong số tử sỹ đó có một người chú họ của em. Những nỗi đau đó không bao giờ em quên được cùng niềm tự hào dân tộc đó luôn cháy trong con người em và mỗi lần đọc những trang sử về những ngày đó nước mắt em lại rưng rưng. Căm thù bọn Tàu bao nhiêu lại thấy bản thân mình bất lực bấy nhiêu, buồn bấy nhiêu khi mõi thứ lẽ ra phải được khắc cốt ghi tâm thì lại đang dần dần bị quên lãng. Chẳng ai dám nghĩ đến nữa. Tâm địa lang sói của bọn Tàu từ bao đời vẫn thế. Mất cảnh giác là mất nước.
    Kính chúc cô mạnh khỏe và cảm ơn những dòng viết của cô

    Trả lờiXóa