1-Nếu còn tại thế, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã tròn bách niên (ông sinh ngày 22.10.1912), thiên hạ quen gọi rằng "sống lâu trăm tuổi". Chỉ tiếc ông vắn số, ở với đời được có 27 năm. Nhưng những gì ông để lại cho đời thì cứ đem gộp một trăm nhà văn cho sống liên tục 2.700 năm cũng không làm ra bằng Vũ. Bây giờ người ta, dù vẫn cái học thuyết quan điểm chủ kiến như hồi những năm 60, 70, 80 thế kỷ trước, lại ca ngợi, đưa ông lên tận mây xanh. Thành tựu văn chương của Vũ Trọng Phụng được ca tụng là đúng, là chính xác rồi, không cần bàn cãi, tuy nhiên những vị ngày xưa kết tội, lên án, vùi dập ông thì được người ta được lờ đi. Chẳng nói đâu xa, thế hệ chúng tôi hồi học phổ thông không được học tí gì về Vũ Trọng Phụng, nếu có đọc có nghe ai đó nói, viết về Vũ thì rặt thấy họ mắng ông, nào suy đồi, đồi trụy, khiêu dâm, tự nhiên chủ nghĩa, cổ động cho lối sống bản năng, xác thịt, thậm chí còn vu ông là phần tử Troskist... Mấy thế hệ không được tiếp cận văn chương của Vũ Trọng Phụng một cách công khai, đàng hoàng, ai chịu trách nhiệm về điều này? Một người bạn tôi, nhà báo Đoàn Xuân Hải bảo rằng ở ngoài ấy các anh không được học Vũ Hoàng Chương, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Đinh Hùng, Nguyễn Vỹ, Nhất Linh, Khái Hưng, thơ mới, văn xuôi lãng mạn... chứ chúng tôi trong Nam vẫn được học tuốt cả Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Huy Cận, Nguyễn Huy Tưởng..., học ngay trong trường học, chả ai cấm, cứ cái gì hay, tốt là học. Nghe bạn nói thế, tôi thầm hiểu tại sao những người đồng thế hệ ở Sài Gòn phần lớn có kiến thức phong phú, tư tưởng phóng khoáng, nhìn nhận vấn đề thường cởi mở hơn những người được học hành ở miền Bắc như tôi.
2-Bác cựu hải quân đánh tàu Maddox mặt mũi giận dữ lắm thò cổ sang nói vọng: nghe bọn hắn khua môi múa mép trốn tránh trách nhiệm cá nhân chỉ muốn đá phăng vào cái tivi. Không biết tự trọng là gì. Tìm được lòng tự trọng của bọn hắn còn khó hơn xuất hiện kỳ rụng trứng của người đàn bà mãn kinh, ông ạ. Nhìn chúng nhơn nhơn trên các diễn đàn quốc gia mà lộn cả ruột.
23.10.2012
Nguyễn Thông
Tôi thích cái điều ngắn, làm kẻ "giảng đạo" ngày xưa thườn bị gọi là "Thầy tu"; còn bây giờ thì biết gọi là gì chứ, "tự trọng" còn đâu mà biết giữ?!
Trả lờiXóaTMĐ:
Trả lờiXóaBấy giờ,mọi tư tưởng,chính kiến,văn học đa chiều
đều được rao giảng,tự do lựa chọn.Một bài thơ
đấy chất CS được công khai trên một tạp chí có tiếng ở Sài Gòn:
Qua đồn giặc,chị len từng bước nhẹ.
Trong yếm hồng đã giấu sẵn mật thư.
Ai biết được,trong gánh hàng của mẹ.
Có đầu con trai,máu thắm màu cờ.(Đối Diện)
Hoặc,sâu cay về đường Tự Do(Catina trước,Công Lý
sau 4/75):
Cũng con đường ấy.
Bao nhiêu đoàn người biểu tình đi qua.
Cũng con đường ấy.
Bao nhiêu hàng rào kẽm gai giăng qua.
Và cũng con đường ấy.
Bây giờ không cho ai đi qua.(Tiếng Nói Trí Thức)
Và không hiểu ma đưa quỉ dẫn thế nào,anh em chúng tôi vẫn thích CM.Tiếp tay,ủng hộ,góp tạo
nên chế độ,để giờ này,lúc nhúc những đ/c X gian hùng.
Hối cho những ngu xuẩn một thời của mình:
"Tưởng nước giếng sâu,cố nối sợi gàu dài.
Nào ngờ giếng cạn.Tiếc hoài cái sợi dây!"
Buồn.Chiếm đất của bà con và Bác Thông cũng nhiều.Xin thứ cho.Đa tạ.
TMĐ:Xin chỉnh lại:Catina trước,Đồng Khởi sau 4/1975.
Xóa1. Cực đoan như Tố Hữu, khi nhận xét về Vũ Trọng Phụng, còn phải buông một câu: "Vũ Trọng Phụng không phải là cách mạng, nhưng cách mạng biết ơn Vũ Trọng Phụng rất nhiều".
Trả lờiXóaCòn tôi,trước di ảnh của ông, bắt chước nhân vật Raxconicop của văn hào Đôxtôiepxki, tôi chỉ muốn thốt lên: Tôi quỳ trước ông như quỳ trước nỗi thống khổ của loài người.
2. Khổng Tử dạy học trò: "Danh chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì việc mới thành". Lòng tự trọng mà đồng chí X giáo huấn sinh viên là cái chi chi ấy nhỉ?
Lòng tự trọng mà đồng chí X giáo huấn cho sinh viên,cũng như lời nhận lỗi nghiêm túc của X đồng chí là cái dây đeo cổ mầu hồng phấn đồng chí vẫn mang khi rao bán lòng tự trọng .Cò thấy giống điếm đực ko ?
XóaTấm thân X đã nhúng chàm
Trả lờiXóaThôi thôi còn biết tính làm sao đây ?
Nghĩ ... thêm:
Trả lờiXóa"Quốc gia" thì mặt "nhơn nhơn",
Còn "đi quốc tế" cũng chẳng (hay) hơn chút nào;
Tán nhăng ba chuyện tầm phào,
Cho người (Ba Tây) phát ngán, phải rào cổng ngay.
Ngó ra: "đồng chí/phục" mà thôi!
Nói như bác Thông là chưa chính xác nha!năm 1968 tôi được dự một lớp BỒI DƯỠNG văn cấp 3(Phổ thông Ban đêm) của sở giáo dục thành phố H.P CHUẨN BỊ CHO KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN THÀNH năm đó...tôi nhớ là đã được nghe giảng về V.T.Phụng với những tác phẩm:VỠ ĐÊ,SỐ ĐỎ,LÀM ĐĨ...Nhất Linh,Khái Hưng với Hồn bướm mơ tiên...THƠ THƠ của Xuân Diệu,LỬA THIÊNG cùa bố anh CÙ HUY HÀ VŨ và đã được đoc lướt qua cuốn THI NHÂN V.N của H.T và H.C xuất bản từ thời Pháp thuộc...do thầy giáo cho mượn đọc tại chỗ...tôi nhớ là còn được thầy kể về bộ tiểu thuyết"HỒNG VÀ CÚC"và"NGÀY VỀ"(QUÊN TÊN TÁC GIẢ RỒI!)Tôi kể ra đây để bác Thông biết rằng ở ngoài Bắc lúc đó cũng có giảng dạy thơ,văn lãng mạn qua từng thời kì...chỉ là không đi sâu vào quá...mà thôi.
Trả lờiXóa