Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Dành cho K17: Mai

XUÂN BA 
Mồng 2 buồn khoe mai với Nguyễn Thông.
Thông ơi hôm 27 tết tao với cháu Công Khanh ngồi chuyện lâu lâu, trong đó bàn định cả việc sau tết mày ra các cánh quân sẽ hội tại nhà mày ở Phòng. Rồi cái em DPV vớ lấy điện thoại liến thoắng gì đó với mày...
Bữa nay mồng 2, ngồi nhà ngắm ngó lại mấy gốc mai.
Mai, tên đẹp đấy chứ nhưng lạ, đàn ông đàn bà tên Mai tao chỉ quen mỗi 2 người. Mà cả hai đều là ... đàn ông?!
Lẩu lâu, có lẽ từ bé, tao rất khoái mai. Bờ rào nhà tao có mấy cây mơ cứ sắp tết lại trắng xóa những hoa. Vạt đồi sau nhà có hẳn mấy vạt mơ. Mơ với mai có lẽ na ná?
Mày chắc còn nhớ thầy Bùi Duy Tân hồi dạy bọn mình, thầy hay nhắc đến Cao Bá Quát. Thi thoảng lên chỗ thầy (sinh thời), GS cứ tấm tắc cái câu tiết tháo cương cường của Cao Bá Quát nhất sinh đê thủ bái mai hoa (cả đời ta chỉ quỳ trước hoa mai mà thôi).
Mình là hạng tiểu nhân nhưng lại khoái mai. Cũng tiết lộ với mi là cũng kha khá năm, cứ quãng tháng mười tháng mười một là mò lên lối Nhật Tân Quảng Bá. Một ông bạn già mách cho đến vườn mai của cụ M. cụ K. làm cái việc mót... mai! Mót? Tại sao không!  Thời ngian gần tết nhiều nhà vườn làm cái việc đảo mai, lặt lá mai. Những gốc thế đẹp, người ta cất giữ. Còn những nhánh những gộc những mấu... tóm lại thứ đầu thừa đuôi thẹo người ta sẵn lòng cho. Nếu có gạ mua cũng chả tốn mấy hột tiền, chỉ vài trăm bạc!
Thứ gộc mấu ấy tha về chất ở xó nhà. Tất nhiên có dặn trước bà vợ vốn sạch sẽ ngăn nắp là đừng vứt đi hoặc làm củi đun. Tỉ mẩn kiếm mấy chậu sành be bé ấn nó vào. Ba bốn bữa lại tưới cho đẫm nước.
Kỳ diệu của tạo hóa là thứ củi cành khô khẳng ấy, cữ gần tết đột nhiện bật mầm nảy nụ (gõ đến đây chợt nhớ thơ Trần Mạnh Hảo thoáng một cành khô toan chụm lửa/ mấy hôm chồi rỉ giọt đào hoa/ mùa xuân không phụ lòng cây củi/ cành dứt khỏi thân nụ mới òa) thứ máu gốc ấy không nảy mầm nụ thì thôi chứ đã bật ra được thì hoa bèn lắm kéo hết cả tháng giêng. Cha chả, tốn chả mấy hột tiền và công sức mà có thứ để trong nhà hơi bị oách xà lách.
Không tin mày thử ngó qua mà coi!
Thường ba bốn năm mới phải bỏ những gộc mấu ấy đi thay bằng lứa khác.
Chắc chắn sau tết này ra Phòng lên Hà thành ghé tao, sẽ mục sở thị. Quý vật ấy sẽ phải gặp được... quái nhân!
Ra nhé.

Tao gửi kèm ảnh mai là bức thư pháp của cụ Lê Xuân Hòa (thơ Trần Tử Ngang): tiền bất kiến cổ nhân
hậu bất kiến lại giả
niệm thiên địa chi du du
độc thương nhiên nhi thế hạ

(tao thích bản dịch không biết của ai là: Ngàn năm trước ta chẳng có/ Ngàn năm sau cũng chả có ta/ Nghĩ trời đất vô cùng/ Một mình rưng rưng lệ?).
Xuân Ba
(sáng mai lão Thông mới post ảnh lên được vì máy bị trục trặc)

17 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mẹ cái tay dư luận viên này chỉ giỏi phá đám. Nội dung comment của tay này chả ăn nhập gì với chủ đề của chủ blog ,thế mà cũng ra vẻ ta đây lắm chữ.Có thừa thời gian thì hãy nhận xét và góp ý cho các báo lề phải ấy

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  2. Máy cũ trặc trục à cụ Thông, cho nó tý luyn,go to run ngay...khe khe...

    Trả lờiXóa
  3. Năm mới chúc Xuân Ba,Nguyễn Thông mạnh giỏi,đủ sức ngắm mai nuôi khí phách người quân tử như Cao Bá Quát

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác, chúng em chỉ mong được vậy thôi. Chúc bác khỏe.

      Xóa
  4. Bài viết cho K17 nhưng xin phép hai bác (bác Thông và bác Bá Tân) cho ké vài dòng. Chả là cũng cây Mơ (hay Mai?) đã in đậm trong tâm trí thuở ấu thơ của tôi. Phía sau hông nhà, trước của sổ nhà tôi có 2 cây mai to và cao lắm được trồng ở hai bên bậc thang ra sân. Nghe mẹ tôi nói đó là cây song mai rất quí. Bất kỳ ai đi qua phố tôi ở cũng ngước nhìn, ngắm và khen cây mai đẹp. Cứ mỗi khi có người đứng nhìn trầm trồ là tôi tự hào lắm, cứ như chính tay mình trồng cây. Hoa mai trắng muốt, trổ đều, bông hoa to và cánh hoa cũng to lắm. Điều đặc biệt có rất nhiều bông mai kép, dính liền nhau như hai bông sinh đôi. Khi đậu quả, cũng có rất nhiều quả dính nhau từng đôi một. Chính vì vậy cây mới có tên song mai. Rất tiếc nay cây không còn nữa. Tôi đã đi nhiều nơi, đã để ý tìm kiếm nhưng chưa thấy có cây như trong trí nhớ. Ngày Tết nhân đọc “Mai” của bác, viết vài dòng cũng là để thỏa nỗi nhớ. Xin lỗi nếu làm phiền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Toán ơi, cám ơn bác nhé. Mấy gốc mai đẹp lắm, mình sẽ đưa lên cho mọi người cùng xem.
      Mà thú thực, phải là mai trong "lan mai cúc trúc" cơ, chứ không phải mai vàng phương nam, bác nhỉ.

      Xóa
    2. Quả thực mai đẹp lắm, cả thế mai lẫn hoa mai. Dưng mà, bác Xuân Ba mót tài thật.
      Cám ơn bác Thông nhé.

      Xóa
  5. Thương gởi Hà Nội dấu yêu
    ========================





    Yêu biết bao Hà Nội dấu yêu

    Chỉ bằng ngôn ngữ Mẹ diễm kiều

    Hà Nội Phố thần tiên thương nhớ

    Hương châu thân thoát yếm mỹ miều

    Mầu quyến rũ trinh nguyên tà áo

    Vâng nước mắt hàng ngày phì nhiêu

    Thăng trầm cơm canh em nếm mặn

    Phương ngữ Tràng An vọng ráng chiều



    * * *



    Nhớ em bật khóc Hà Nội ơi !

    Đêm giã từ Việt sử xa rồi

    Leng keng xe điện mùi hương cốm

    Phố Cổ còn vương đêm xanh tươi

    Chốn cũ chôn nhau thành mộ huyệt

    Hào hùng bi kịch mãi không thôi

    Nịnh đầm nâng niu cưng Hà Nội

    Đêm xanh Phố Cổ bóng trăng chơi



    * * *



    Đoạn trường lỡ hẹn kẻ lưu đày

    Hà Nội Ngàn năm sang năm đây

    Lưu vong chính trị đành lỗi hẹn !

    Thương nhớ em hàng đêm hàng ngày

    Thủ đô kiêu hùng thách thức lửa

    Biển Đông - Biên giới Bắc chân mây

    Hà Nội muôn đời sáng muôn thuở

    Vinh quang chuyện Nhân loại còn đây .. ..




    Nguyễn Hữu Viện

    Trả lờiXóa
  6. Xin lỗi bác Xuân Ba nhé, và xin lỗi cả bác Bá Tân nữa vì sự nhầm lẫn vô ý. Vẫn trân trọng các bác.

    Trả lờiXóa
  7. Xuân Ba ơi! Thông cào ơi!Bá Tân ơi! Chúc 3 cụ năm mới luôn mạnh giỏi và có sức bật như những gốc mai già tưởng là đã bỏ đi rồi nhưng xuân đến lại bật chồi nở hoa dâng cho đời nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ có nhời chúc cảm động quá. Mới tìm được tung tích của Nguyễn Huy Tưởng (Ý Yên) đó, mừng quá mất thôi, cụ ạ.

      Xóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa

  9. Ngày xuân nhẩn nha với mai là phải lắm!
    Nhưng bụng dạ đâu để mà thưởng mai nữa?
    Vía Thông Cào kinh thật?
    Nguyễn Huy Tưởng đã tái thế bằng chính sự tử tế lẫn sự thờ ơ quan liêu của toàn thể anh chị em K.17?
    Hỡi các mụ các lão! Một chuyến thăm Nguyễn Huy Tưởng sớm nhất nên tiến hành đi!
    Tại sao không?

    Trả lờiXóa