Một nghị sĩ Miến Điện nói quốc hội nước này vừa thông qua dự luật cho phép công dân biểu tình trong hòa bình - bước mới nhất trong tiến trình cải tổ ở Miến Điện.
Ông Aye Maung nói với hãng tin AFP rằng luật này sẽ còn chờ Tổng thống Thein Sein ký để chính thức thành luật.
Nó đòi người biểu tình phải "thông báo cho giới chức trước năm ngày".
Người biểu tình sẽ được phép cầm cờ và biểu tượng của đảng nhưng phải tránh các tòa nhà chính phủ, trường học, bệnh viện và sứ quán, theo lời vị nghị sĩ.
Dự luật được đưa ra quốc hội tuần này, bốn năm sau ngày xảy ra đợt biểu tình lớn do các nhà sư phát động mà đã bị đàn áp nặng nề.
Khi đó ít nhất 31 người chết và hàng trăm nhà sư bị bắt - nhiều người vẫn còn bị giam.
Quốc hội mới của Miến Điện khai mạc hồi tháng Giêng sau gần năm thập niên bị quân đội cai trị.
Cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái là cuộc bỏ phiếu lần đầu sau 20 năm.
Giới quan sát đã ngạc nhiên khi giới lãnh đạo đã có một loạt bước cải tổ mà có vẻ nhằm chấm dứt sự cô lập quốc tế.
Tuần rồi, Asean đồng ý để Miến Điện nắm chức chủ tịch luân phiên của tổ chức vào năm 2014.
Tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm Miến Điện - chuyến đi đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 50 năm.
Tuy vậy, chính phủ Mỹ nói vẫn còn quá sớm để bàn về việc dỡ bỏ cấm vận.
Trong khi đó, hôm nay Nhật Bản nói sẽ gửi phái đoàn đến Miến Điện thảo luận việc nối lại viện trợ, đã bị ngừng từ năm 2003.
Đảng của bà Aung San Suu Kyi cũng nói sẽ quay lại chính trường sau khi tẩy chay cuộc bầu cử năm ngoái.
(Theo BBC Việt ngữ ngày 24.11.2011, lúc 20:00)
Chào bạn Thông và độc giả,
Trả lờiXóaMiến điện bắt đầu tránh xa Trung quốc, theo phe tự do. Hoa kỳ trở lại Á châu Thái bình dương. Tôi gởi đoạn sau vào Blog Nguyễn xuân Diện nhưng không được đăng. Nay nhờ đăng ở đây.
“Nhiều quốc gia Hồi giáo Trung đông, Phi châu có trình độ dân trí không cao hơn Việt nam, nhưng dân của họ được tự do biểu tình mà chúng ta đã thấy họ đã và đang biểu tình trong phong trào cách mạng Hoa lài. Không nước nào cấm dân xuống đường biểu tình.
Trước năm 1975 dân miền Nam tự do biểu tình. Nhớ lại năm 1974 khi Tàu xâm lăng Hoàng sa, Sài gòn biểu tinh rầm rộ chống Tàu, báo chí truyền thông đưa tin ủng hộ hết mình. Cảnh sát và quân cảnh đứng ra giữ gìn trật tự, bảo vệ cho dân được biểu tình, thiệt là đã.
Chuyện tức cười là sau 1963, Tướng Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lý, lật bỏ tướng Dương văn Minh, lên nắm quyền, ban hành Hiến chương Vũng tàu. Giới sinh viên bất mãn, rầm rộ kéo nhau xuống đường biểu tình đả đảo tướng Khánh, đòi ông Khánh phải từ chức. Tướng Khánh từ lầu cao đi xuống, tiến vào giữa đoàn sinh viên đang biểu tình, ông giơ nắm tay lên hô “Đả đảo Nguyễn Khánh”. Sinh viên hoan hô tướng khánh tự đả đảo ông ấy. Sau đó tướng Khánh từ chức, bay qua Pháp sống”.
Để rộng đường thông tin xin kèm theo mấy cái links này “Thơ ông giáo gởi cho trò Hoàng Hữu Phước” và ý kiến độc giả về chiến lược Hoa kỳ từ lúc cuối thập niên 1960 thế kỷ trước.
Nhân tiện gửi học trò cũ tên Phước
http://www.rfavietnam.com/node/914
Việc trò Phước trật đường rầy
http://www.rfavietnam.com/node/914#comment-4070
Rõ ràng, ánh sáng của Đảng chưa soi rọi tới vùng xa xôi này. Tiếc thay...
Trả lờiXóaMai lớp em tổ chức họp mặt có mời cô. Em có ra được không? Cố gắng nhé. Hẹn gặp.
Trả lờiXóaCô ơi, cuối năm em hơi bận, sau tết trước rằm em ra, em lên thăm cô.
Trả lờiXóa