Nhớ lại ca khúc của một thời, những năm chống Mỹ, nhất là thời kỳ 67-69 mà không nhắc đến nhạc sĩ Huy Thục thì quả là sai lầm lớn. Mỗi nhạc sĩ cách mạng- kháng chiến đều để lại dấu ấn đặc biệt trong từng chặng đường đất nước với bài hát của mình. Nếu được bầu chọn người tiêu biểu nhất thời kỳ trên, mình chả phân vân gì mà không bỏ phiếu cho bác Huy Thục.
Hồi 67-69 mình mới hơn chục tuổi, quàng khăn đỏ, học cấp 2. Mặt trận Khe Sanh- đường 9- Nam Lào ngày ngày dội về tin chiến thắng làm hậu phương cứ sôi sùng sục. Người nhớn trẻ con đều bị cuốn hút vào không khí “vui mùa chiến thắng”. Mới bảnh mắt, hệ thống loa truyền thanh đã rộn rã “Ai đã tới miền quê em Quảng Trị- Thừa Thiên, qua đường 9 tình Gio Linh lắng nghe giọng hò…”. Đến trường, mở đầu buổi học mỗi ngày, quản ca lại “hai ba, Ai đã tới miền quê em Quảng Trị- Thừa Thiên…”, cứ như mình đang đi đánh nhau ở Quảng Trị hay Nam Lào không bằng. Phải công nhận, những năm đánh Mỹ, âm nhạc là loại vũ khí tuyên truyền cực kỳ lợi hại, tiếp thêm sức mạnh cho hàng triệu con người, cả ở tiền tuyến lẫn hậu phương.
Nhạc sĩ Huy Thục sinh năm 1935, đại tá quân đội, quê Hà Nam. Người ta nhắc nhiều đến ông, tác giả của ca khúc nổi tiếng Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, hoặc bài nhạc không lời cho độc tấu đàn bầu Vì miền Nam. Riêng mình, có lẽ biết đến ông lần đầu tiên khi còn bé, hát bài Kèn xuất trận, vẫn còn nhớ chút lời: “Ôi miền Nam yêu thương/vang tiếng kèn xuất trận/máu sôi lòng uất hận/thúc giục ta lên đường…”. Hầu như những bài hay nhất, được nhiều người hát nhất về mặt trận Quảng Trị- Khe Sanh là của Huy Thục, như Tiếng hát trên đường quê hương, Tiếng đàn Ta lư, Dòng suối La La, Chào đường 9 anh hùng, Cô gái Pa Kô… Mình cứ phân vân mãi khi chọn một bài trong giai đoạn này của ông, nhưng cuối cùng chọn Tiếng hát trên đường quê hương (lúc ấy ông lấy bút danh Lê Anh Chiến, tên con trai ông). Lời ca rộn rã tươi vui, tràn đầy niềm lạc quan dường như không thể nói bằng lời. Một lý do khác mà mình chọn là khá nhiều người hát bài này, cả tốp ca, đơn ca, thời bấy giờ nghe trên sóng phát thanh là do tốp nữ đoàn ca múa Quân khu 3 hát, tuy vậy bản do NSND Lê Dung trình bày có lẽ hay nhất. Bài này Lê Dung hát ở thì kỳ đầu sự nghiệp ca hát của chị, giọng còn chân chất, trong sáng tuyệt vời.
Lạ là, với bao đóng góp đỉnh cao như thế cho nền văn nghệ, âm nhạc cách mạng, nhạc sĩ Huy Thục mới chỉ được tặng thưởng giải thưởng Nhà nước chứ chưa phải Hồ Chí Minh. Theo mình, với giải Hồ Chí Minh, ông cũng quá thừa tiêu chuẩn. Ông còn khỏe mạnh, hãy trao ngay cho ông, không cần phải đơn từ xin xỏ gì hết, đừng để khi người xứng đáng hết “khí thế” mới đến tận giường trao thì không có ý nghĩa gì cả.
Để có bài hát quý này, xin cám ơn nhà sưu tầm quocviet.
12.11.2011
Nguyễn Thông
Ai đã tới miền quê em Quảng Trị - Thừa Thiên
Qua đường 9, tình Gio Linh lắng nghe giọng hò.
Mừng vui bao tin thắng trận
sông Ba Lòng bay bổng lời ca
quê nhà ta nay đã đổi thay lớn lên từng ngày.
Theo nhịp bước đường em đi dồn dập tiền phương
xuyên rừng núi ngày đêm đi tiếp lương tải đạn.
Vượt qua bao nhiêu gian khổ
máu đã đổ trên đường quê hương
dù đạn bom vẫn thấy tự do bước đi nhịp nhàng.
Anh giải phóng quân miền Nam quê hương ta ơi
Bước chân reo vui trên đường
đây đường số 9 quê hương chiến thắng
kìa xác giặc Mỹ ngổn ngang trên đường
Hò lên quê hương ta ơi…
ơ ... câu hò chiến thắng.
Trăng rọi sáng đường em đi mở rộng thênh thang
Mang niềm tin vì quê hương bước chân muôn dặm đường
Bữa ni em đi tải đạn
qua dốc đèo qua núi qua khe
qua đường 9 phơi phới niềm tin thắng lợi ngày mai
Trên đường 9 giờ em đi giặc sợ giặc lo
trên đường đó, đường em đi chiến công từng ngày
Gùi trên vai đi chiến trường
qua Cam Lộ em về Phù Ninh
nơi miền quê chiến thắng còn nghe tiếng ca rộn ràng.
Anh giải phóng quân miền Nam quê hương ta ơi
Sớm nay ra đi chiến trường
lẫy lừng chiến thắng nở rộ như hoa
em cất lời ca đạp lên xác thù
Là hù hò khoan ơ ....
đây đường chiến thắng.
Tội nghiệp ba ông Tưởng giới Thạch, Lý thừa Vãng và Lý quang Diệu chẳng biết “chiến thắng” là cái quái quỉ gì. Ông Tưởng giới Thạch còn bị đánh thua chạy trối chết. Nhưng 3 ông đó suốt đời biết thương dân, mến nước, cho nên:
Trả lờiXóa- Đài loan. Năm 1950 Đài loan không có kinh tế. Năm 1960 lợi tức đầu người USD170 (thua Miền Nam lúc đó). Năm 2010 GDP per capita khoảng USD37.000/năm. Dự trũ ngoại tệ 400 tỉ USD.
- Nam Hàn (Hàn quốc). Năm 1954 kinh tế Nam Hàn thua xa Miền Nam lúc đó. Năm 2010 GDP per capita khoảng USD31.000/năm. Dự trữ ngoại tệ 311 tỉ USD.
- Sigapore. Năm 1959 Singapore được tự trị, một quốc gia nghèo, nhỏ bé, thiếu tài nguyên, lúc đó thua Miền Nam mọi lãnh vực. Năm 2010 GDP per capita $43.000/năm. Dự trữ ngoại tệ 300 tỉ USD.
- Riêng HCM và cái nôi “anh hùng” Hà nội của ông ấy lo đánh giết, ca tụng "chiến thắng" làm chết sơ sơ độ 4 triệu người. Tổng cộng có đến 10 triệu vừa chết vừa thương tật. Năm 2010, GDP per capita của VN khoảng USD1200. Dự trữ ngoại tệ 13 tỉ USD (nợ nước ngoài 32,5 tỉ USD).
Dân Việt "anh hùng" quá nên nửa nước này hùng hổ tàn sát nửa nước kia. Nửa dân tộc này thẳng tay giết hại, ăn cướp nửa dân tộc kia. Tội nghiệp thế giới mơ làm người Việt Nam, nhưng sau cơn mơ, tỉnh lại thì hỡi ơi, chính chúng nó giết anh em chúng nó. Hai "đứa" Bắc Nam con vua Hùng, có hai nhà nằm cạnh nhau, chỉ cách hàng rào vĩ tuyến. Nhưng lại không an phận làm ăn, cầu tiến, mà lại vác súng, đạn, mã tấu leo rào chém giết cho cả hai cùng chết. Từ đó thế giới thôi mơ làm người Việt nam.
Thà làm người vô danh hơn có danh “anh hùng” mà “ác với dân nhưng hèn với giặc Tàu xâm lăng”, đau thật!
Quân ngu và nô dịch mà cứ nghĩ là anh hùng. Chán thật. Mỹ nó chết bao nhiêu? Du kích, bộ đội, lính, dân đen chết mới nhiều. Giờ mà Cu Thông còn đem mấy bài này ra phổ biến coi chừng bị xem là phản động đó. Thông theo Đảng nào vậy?
Trả lờiXóaThà chửi chế độ hiện tại còn được.thế hệ trước anh hùng chiến đấu đòi tự do dù hi sinh nhiều nhưng rất đáng tự hào.tiếc là...
Trả lờiXóa